Ai sẽ nắm những chức vụ chủ chốt sau Đại hội Đảng lần thứ 11?
Việt Hà, phóng viên RFA
2011-01-09
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11 sắp diễn ra từ ngày 12 đến 19 tháng 1 sắp tới.
Trước đại hội, dư luận trong và ngoài nước đều rất quan tâm đến những nhân sự sắp tới của Đảng v́ điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường lối chính sách của Việt Nam trong 5 đến 10 năm tới.
Việt Hà phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer về vấn đề này. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện quốc pḥng Úc và là một chuyên gia về Việt Nam. Trước hết, giáo sư Carl Thayer nói về các thay đổi trong các vị trí chủ chốt của Đảng trong đại hội lần này như sau. TBT Nguyễn Phú Trọng, TT Nguyễn Tấn Dũng, CT nước Trương Tấn Sang?
GS Carl Thayer: Bộ chính trị vẫn có sự thay đổi người khá thường xuyên kể từ đại hội đảng lần thứ 5 năm 1982, sau đó họ có đưa ra giới hạn về tuổi, hiện có 5 đến 6 người trong bộ chính trị sẽ về hưu là tổng bí thư Nông Đức Mạnh, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Đây là những chỗ cần người thay thế.
Tại đại hội, các đại biểu sẽ bầu nhân sự vào Ban chấp hành Trung ương, rồi BCHTƯ sẽ chọn người cho bộ chính trị. Trong hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 14 th́ dường như BCHTƯ đă chọn ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư. Đảng đă làm rơ là ai sẽ giữ chức vụ nào, tức là ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ vẫn giữ chức vụ thủ tướng. Người muốn nắm chức vụ này là ông Trương Tấn Sang sẽ là chủ tịch nước. C̣n lại các vị trí khác như chủ tịch quốc hội th́ đến giờ này vẫn chưa rơ ai sẽ nắm. Ông Phạm Quang Nghị, Bí thư thành ủy Hà Nội là một ứng cử viên sáng giá v́ ông đă làm bí thư hai nhiệm kỳ, và như vậy là đă hết thời hạn. Nhưng ngoài ra c̣n có các tên khác. Ai là thường trực ban bí thư, một ví trí quan trọng cũng là một câu hỏi c̣n được bỏ ngỏ. Tô Huy Rứa là một cái tên sáng giá cho chức vụ này.
Việt Hà:Nh́n vào nhân sự lần này có thể thấy ông Nguyễn Phú Trọng đă đến tuổi 66 tức là quá mức giới hạn tuổi trong Bộ Chính Trị. Theo ông v́ sao Đảng có sự lựa chọn này?
GS Carl Thayer: B́nh luận chung mà tôi có đó là do cách Việt Nam như vậy. Trong bộ chính trị bao gồm 15 người, nếu có từ 6 đến 7 người về hưu th́ cái danh sách người để chọn ra người lănh đạo khá nhỏ, cho nên họ phải chọn trong số nhỏ những người mà họ c̣n cho các vị trí này.
Điểm thứ hai tôi muốn nói là có những người th́ muốn có một ông tổng bí thư mạnh mẽ hơn đặc biệt là để đối trọng đối với ông thủ tướng, nhưng không ai muốn có một tổng bí thư quá mạnh như Lê Duẩn từ những năm 60 đến 86. Như vậy là phải chọn người nào đó yếu vừa phải, hoặc ít quyền lực hơn. Nếu thủ tướng là người miền Nam th́ phải chọn người miền Bắc hoặc Bắc Trung bộ làm tổng bí thư.
Ngoài ra Việt Nam c̣n có yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài là Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc không thể chọn tổng bí thư cho Việt Nam nhưng có ảnh hưởng nhất định. Ông Nguyễn Phú Trọng về mặt lư luận tư tưởng th́ đáp ứng đủ cả ba yếu tố này.
Những ngoại lệ cũng có thể xảy ra, một người 66 tuổi vẫn có thể làm tổng bí thư. Nếu chúng ta quay lại thời Đỗ Mười làm tổng bí thư, ông ấy ra ứng cử lần hai và lúc đó có những sự không nhất trí trong đảng. Và cuối cùng họ đồng ư bầu ông ta làm tổng bí thư lần hai nhưng sau đó thay ông ta giữa kỳ, tức là 2 năm. Cho nên kịch bản thứ hai là chọn ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư và mọi người sẽ thử ông ta trong hai năm và có thể ông ta chỉ làm 2 năm, nhưng theo tôi ông ta sẽ làm hết 5 năm, và cái khả năng thay giữa nhiệm kỳ là rất khó xảy ra nhưng một số người vẫn đang nói về khả năng này v́ lư do tuổi tác.
Việt Hà: Nếu so với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh được các chuyên gia và các nhà ngoại giao nước ngoài đánh giá là khá mờ nhạt, th́ ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư có thể mang lại ǵ khác biệt lớn hơn không thưa ông?
GS Carl Thayer: Cả hai người đều từng làm chủ tịch quốc hội. Ông Nông Đức Mạnh có bằng cử nhân lâm nghiệp, tức là một chuyên gia về kỹ thuật, c̣n ông Nguyễn Phú Trọng th́ trước đó là người đứng đầu Học viện chính trị quốc gia, là Tổng biên tập của tạp chí cộng sản, và phụ trách các vấn đề về tư tưởng, cho nên ông là một ứng cử viên sáng giá về mặt tư tưởng.
Nhưng nếu so sánh hai người khi họ làm chủ tịch quốc hội th́ chúng ta không nghe thấy ǵ mới cả. Nhưng điều đó có lẽ là tốt, v́ quốc hội th́ rất sôi nổi, càng ngày càng vậy, đặc biệt là gần đây. Cho nên nhiệm vụ của người chủ tịch quốc hội phải là người trung gian ḥa giải giữa các đại biểu và đây là một vai tṛ không ích kỷ, cho nên theo tôi Nguyễn Phú Trọng được bầu lên là người có thể nói chuyện với Trung Quốc về mặt tư tưởng, đảm bảo với Trung Quốc là Việt Nam vẫn là một nước xă hội chủ nghĩa và sử dụng kỹ năng của ḿnh để đảm bảo được sự cân bằng giữa các phe nhóm trong đảng v́ ông là người miền bắc và đáp ứng đươc về tư tưởng. Ông cũng đă học được những kỹ năng cần thiết trong việc đàm phán ở quốc hội.
Việt Hà: Vậy c̣n các tên khác cũng đă được nói đến là ông Hồ Đức Việt, trưởng ban tổ chức trung ương Đảng và ông Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng. Những người này liệu sẽ vẫn ở trong bộ chính trị và sẽ có những vị trí ǵ sau đại hội này?
GS Carl Thayer: Hồ Đức Việt có hai khả năng. Khả năng 1, ông ta được dự đoán sẽ là chủ tịch quốc hội, tên của ông ta đă khá nổi bật cho vị trí này. Một khả năng hai là có những đồn đoán về việc ông dính vào một vụ x́ căng đan và ông ta có thể phải nghỉ hưu. Lúc này tất cả những điều này c̣n chưa rơ.
Đối với Nguyễn Sinh Hùng, đă có lời đùa rằng nếu bạn hỏi khi nào th́ đại hội đảng sẽ diễn ra, câu trả lời là trước ngày sinh nhật của ông Hùng để cho ông ta vẫn đủ tuổi để ở lại. C̣n nhớ là hồi ông Nguyễn Tấn Dũng lên Thủ tướng, ngay lập tức ông đă thay đổi một số vị trí phó thủ tướng và chọn những người trẻ vào. Cuối cùng th́ ông ta có được hai người của ḿnh nhưng vẫn phải giữ lại 3 người khác trong đó có ông Hùng là phó thủ tướng thứ nhất.
Ở đây có sự không thống nhất về tư tưởng đường lối phát triển kinh tế cho Việt Nam. Cho nên theo tôi ông Hùng khó có thể sẽ tiếp tục vị trí Phó thủ tướng của ḿnh.
Ông Nguyễn Tẫn Dũng sau đại hội đảng sẽ giảm số phó thủ tướng trong chính phủ và Nguyễn Sinh Hùng theo tôi có thể sẽ là nạn nhân của sự cắt giảm đó. Ông ta vẫn sẽ ở Bộ chính trị, và có 5 vị trí c̣n chưa rơ ví dụ ai là thường trực bí thư. khi Trương Tấn Sang rời vị trí đó th́ cần người thay thế, cho nên có một số tên được đưa ra như Tô Huy Rứa chẳng hạn. Ông Nguyễn Sinh Hùng có nhiều hơn 5 năm trong Ban chấp hành Trung ương, từ đại hội 8 nên đó là một lợi thế nhưng lúc này cũng chưa rơ. Phân chia quyền lực 3 miền
Việt Hà:Nếu nh́n vào các vị trí mới này, chúng ta có thể thấy không có đại diện miền Trung. Từ đại hội lần trước chúng ta đă không có đại diện miền Trung trong 4 chức vụ quan trọng nhất của Đảng. Liệu ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư thành ủy Đà Nẵng có được xem xét một vị trí nào trong đại hội lần này?
GS Carl Thayer: Nếu nói về sự phân chia quyền lực Bắc Trung Nam, các đại biểu được chọn ra rất nhiều từ 58 tỉnh thành. Số lượng đảng viên phân bố không đều ở Việt Nam, càng về phía Bắc th́ càng nhiều đảng viên, cho nên các đại biểu này đại diện cho suy nghĩ t́nh cảm của mỗi khu vực sẽ không muốn người miền Nam nắm chọn các chức vụ, như tổng bí thư và thủ tướng. Các tỉnh miền Bắc có nhiều đảng viên hơn nên sẽ có nhiều đại biểu hơn tại đại hội.
Tên ông Nguyễn Bá Thanh cũng được nói đến cho chức vụ chủ tịch quốc hội. Miền Trung thực sự có thể kêu gào là họ có ít đại diện trong các chức vụ quan trọng, và họ cũng muốn được phát triển về mặt kinh tế, cũng muốn có sân bay quốc tế, cho nên khi nói về các tên trong bộ chính trị, về quốc hội th́ tên ông ta cũng được nhắc đến. Nhưng rơ ràng là miền Trung đang cảm thấy họ đang bị áp đảo trong các chức vụ quan trọng trong đảng.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đă dành cho đài chúng tôi buổi phỏng vấn này
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11, diễn ra từ 11 đến 19/01/2011 sẽ bầu ra ban lănh đạo mới và đề ra chính sách cho 5-10 năm tới.
Hăng thông tấn Reuters hôm 6 tháng Một có bài nhận định sau đây:
Bàn thảo bất ổn vĩ mô?
Sau một năm kinh tế Việt Nam đầy khó khăn, đây là chủ đề chắc chắn sẽ được mang ra thảo luận trong số 1400 các đại biểu dự Đại hội.
Báo cáo Chính trị sẽ phác thảo hướng đi chung về chính sách kinh tế, sẽ đánh giá lại nhiệm vụ đă thực hiện của Đảng và Nhà nước trong 5 năm qua và đặt mục tiêu chung cho nửa thập niên tới.
Đại hội này cũng sẽ xem xét Chiến lược phát triển kinh tế - xă hội cho 10 năm tới.
Dự thảo đưa ra hồi tháng Chín dự kiến mức tăng trưởng kinh tế 7,5-8 phần trăm/năm trong ṿng năm năm tới, với xuất khẩu tăng trưởng 12 phần trăm mỗi năm.
Giới phân tích xem việc phơi bày vụ Vinashin công khai như một nỗ lực nhằm hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,"ấu đá dành chén cơm với nhau!
Các vấn đề về kinh tế vĩ mô của Việt Nam, bao gồm lạm phát tăng cao, và tương lai của khu vực nhà nước, đă được thảo luận công khai trong phiên họp của Quốc Hội hồi tháng 11/12.
Giới phân tích nói rằng các Đại hội Đảng kỳ trước cho thấy Đại hội chỉ là nơi hợp thức hóa những ǵ đă đồng thuận từ trước về nhân sự và chính sách mà giới lănh đạo chóp bu đưa ra, mặc dù điều này đang có thay đổi dần.
Bê bối của tập đoàn quốc doanh Vinashin, hiển nhiên là liên quan tới kinh tế vĩ mô và h́nh ảnh Việt Nam như điểm đến cho giới đầu tư, đă châm ng̣i cho cuộc tranh luận trong Đảng và rất có thể sẽ lại được mang ra mổ xẻ.
Một số nhà phân tích xem việc phơi bày vụ Vinashin công khai vào mùa hè này như một nỗ lực nhằm hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và người ta cũng đă đồn đoán rằng việc nhà chức trách không muốn giúp Vinashin đáp ứng các nghĩa vụ nợ cũng liên quan tới Đại hội Đảng lần này.
Quyết định nhân sự
Giới phân tích nói ông Nguyễn Tấn Dũng giữ được ghế sau cuộc đấu đá nội bộ.
Đại hội sẽ lựa chọn một Ủy ban Trung ương mới, và Ủy ban này sẽ bầu chọn cơ quan có quyền lực tối cao hiện có 15 thành viên, đó là Bộ Chính trị mới.
Một số Ủy viên Bộ Chính trị hiện đă quá tuổi nghỉ hưu 65.
Những người quá tuổi gồm cả Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Chi. Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, sinh năm 1946 , sắp tới tuổi 65.
Điều đó không có nghĩa là tất cả họ sẽ nghỉ hưu; Những thay đổi nhân sự trước đây đă bỏ qua qui định về tuổi tác một cách có chọn lọc, và một số người nói rằng điều đó có thể lặp lại tại Đại hội lần này.
Một điểm nên lưu ư về ghế lănh đạo là Đảng và Nhà nước về góc độ kỹ thuật hoạt động riêng biệt.
Do đó Đại hội Đảng không thể bổ nhiệm chức vụ trong chính phủ như ghế Thủ tướng, Chủ tịch nước và Bộ trưởng Ngoại giao. Tức là các ghế đó phải chờ cho đến khi có quốc hội mới, nhóm họp vài tháng sau Đại hội.
Tuy nhiên, giới phân tích nói rằng các ghế chóp bu trong chính phủ đă được quyết định kín từ trước hoặc trong thời gian diễn ra Đại hội.
Chính sách ǵ?
Đại hội Đảng sẽ hoạch định hướng đi chung và tốc độ thực hiện chính sách hơn là đưa ra các biện pháp cụ thể.
Rất ít nhà b́nh luận trông đợi có sự thay đổi đáng kể về chính sách tại Đại hội này và các nhà phân tích cho biết dự thảo Báo cáo Chính trị và dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xă hội 10 năm tới đưa ra trong tháng Chín có ít điểm mới về chính sách.
Vinashin và những diễn biến liên quan tới tập đoàn bên bờ phá sản, trong đó bao gồm việc giới đánh giá tín nhiệm nước ngoài hạ điểm, đă và đang làm tăng nhu cầu tranh luận về việc có nên hay không nên đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Vai tṛ "chủ đạo" của khu vực kinh tế nhà nước được tái khẳng định trong các văn bản dự thảo hồi tháng Chín và chưa rơ liệu vụ Vinashin có đủ tạo đà cho Đại hội lần này thay đổi phương châm đó hay không.
Các nhà phân tích nói rằng thực trạng các quyết định đưa ra luôn có tính tập thể tại Việt Nam khiến khó có thể có những thay đổi lớn.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.