Ngành công nghiệp châu Âu sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng do lệnh trừng phạt đối với nhôm Nga, giáo sư Đại học Helsinki Tuomas Malinen cho biết.
Viết trên mạng xă hội X ngày 21/4, ông Malinen b́nh luận: “Một lần nữa, châu Âu lại tự đẩy ḿnh vào t́nh thế khó khăn khi áp đặt lệnh trừng phạt lên nhôm Nga. Hậu quả đối với ngành công nghiệp châu Âu có thể sẽ là không thể đảo ngược".
Vào tháng 2, Hội đồng EU ở cấp bộ trưởng ngoại giao đă chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 16 đối với Nga, bao gồm cả các biện pháp kinh tế mới và lệnh trừng phạt cá nhân. Trong đó, đáng chú ư là lệnh cấm nhập khẩu nhôm sơ cấp từ Nga. Trước diễn biến này, giá nhôm đă tăng vọt lên mức cao nhất trong tháng: 2.700 USD/tấn, lần đầu tiên kể từ ngày 20/1.
Các biện pháp trừng phạt của EU, vốn có hiệu lực từ năm 2014, nhằm vào các lĩnh vực như tài chính, năng lượng, quốc pḥng và các lĩnh vực khác của nền kinh tế Nga. Ban đầu, Brussels ban hành lệnh trừng phạt vào ngày 31/7/2014 với thời hạn một năm, nhưng kể từ đó, các lệnh này được gia hạn 6 tháng/lần.
Phía Moscow đă áp dụng các biện pháp đáp trả, chuyển hướng sang chiến lược thay thế nhập khẩu, và nhiều lần tuyên bố rằng đối thoại bằng ngôn ngữ trừng phạt là phản tác dụng.
Nga nhiều lần khẳng định họ có thể vượt qua áp lực trừng phạt ngày càng gia tăng từ phương Tây trong nhiều năm qua, đồng thời nhấn mạnh rằng EU và Mỹ thiếu dũng khí để thừa nhận thất bại của các biện pháp hạn chế. Ngay tại các quốc gia phương Tây, nhiều ư kiến cũng cho rằng các lệnh trừng phạt chống Nga là không hiệu quả.
VietBF@ sưu tập
|