“Ức chế do đầu cơ, do sự can thiệp quá mức của nhà nước, do hệ thống phân phối tắc nghẽn, không thông suốt làm giá cả méo mó. Trong mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, phải ưu tiên thị trường. Có cảm giác luật Giá vẫn nghiêng về phía nhà nước”. Đại biểu Trần Du Lịch làm “vỡ” ra nhiều vấn đề trong phiên thảo luận dự án luật Giá tại Quốc hội hôm 18/11.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) nhận định, t́nh h́nh lạm phát vừa qua có nguyên nhân từ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhưng yếu tố quan trọng hơn nữa là vấn đề quản lư giá. Ông Ngân “tố” nghịch lư, nói giá cả là nói đến quy luật cung cầu, nhu cầu tăng, giá tăng, cung căng, giá giảm nhưng thời gian vừa qua, dù nguồn cung có xu hướng tăng lên nhưng giá vẫn tăng.
Hiệu quả chính sách b́nh ổn giá nhiều mặt hàng thiết yếu bị nghi ngờ.
Đồng ư với phân tích này, đại biểu Trần Du Lịch “chỉ mặt”, bất cập về giá cả hàng hóa vừa qua do yếu kém về quản lư chứ không phải v́ thiếu khung pháp lư. Ông Lịch cho rằng, giá cả thị trường chịu 3 ức chế, đă thể hiện trên thực tế là t́nh trạng đầu cơ thái quá, can thiệp quá mức, không phù hợp của nhà nước trong nhiều trường hợp, hệ thống phân phối bị tắc nghẽn, không thông suốt. Ba ức chế này làm giá cả méo mó.
Đại biểu khẳng định, điều hành giá, khó khăn nhất là giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường, làm sao ưu tiên cho thị trường nhiều hơn nhà nước. “Cảm nhận của tôi, dường như luật vẫn nghiêng về phía nhà nước nhiều hơn” – ông Lịch băn khoăn.
Ông Lịch kiến nghị tập trung nhiều hơn cho nội dung chống độc quyền, chống đầu cơ, chống lũng loạn. Lấy ví dụ vấn đề giá thuốc, đặc biệt là thuốc đặc trị, ông Lịch kể, có lần Bộ trưởng Bộ Y tế tŕnh bày, 90% thuốc tây là b́nh thường, có 10% là đặc trị, bị “làm giá” trên thị trường, ảnh hưởng đến người bệnh. Giá sữa trẻ em, theo đó cũng cần những quy định mạnh hơn để hạn chế hành vi độc quyền.
Mục đích đề ra, theo ông Lịch là làm sao để dần dần kiểm soát được độc quyền tự nhiên. Độc quyền tự nhiên trái với quy luật thị trường.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Ḥa cũng tán thành quan điểm phải can thiệp để chống làm giá sữa, giá thuốc v́ đây là những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cồng đồng. Tất cả hàng hóa khác khi có biến động giá tăng, người tiêu dùng có thể tự điều tiết bằng cách giảm tiêu dùng, nhưng đối với giá thuốc khi giá tăng cỡ nào mà đă bệnh rồi, không thể nào điều tiết để giảm tiêu dùng, giá nào người tiêu dùng phải chấp nhận.
Ông Ḥa xác nhận, thực tế công tác quản lư chưa bao quát, lường được hết những diễn biến giá cả trên thị trường. “Chúng ta hàng ngày chứng kiến việc hàng không niêm yết giá, hàng có niêm yết giá nhưng bán không đúng giá niêm yết, hàng có dấu hiệu bị liên kết, lũng đoạn, Giá sữa, giá thuốc là một ví dụ. Chúng ta “bó tay” lăi suất - giá cả của tiền tệ. Chúng ta phải hành xử thế nào đối với biến động của giá vàng, biến động của giá ngoại tệ?” – ông Ḥa trăn trở.
Bàn đến vấn đề b́nh ổn giá, đại biểu Trương Văn Vở yêu cầu cần có tiêu chí rơ ràng về danh mục hàng ḥa dịch vụ b́nh ổn giá. Ông Vở xếp số 1 là giá than, điện, xăng dầu, vị trí thứ 2 trong danh mục là lương thực thực phẩm thiết yếu đến đời sống. Trong chỉ số tăng giá tiêu dùng, hàng lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất làm giá tăng (60%). Nếu không xác định rơ mặt hàng b́nh ổn giá, ông Vở cảnh báo, không thể tạo ra tác động tích cực.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân lại phản ứng nhận định hiệu quả của b́nh ổn giá thời gian qua là nhờ giải pháp này mà chỉ số tăng giá chỉ có 18%. “Nói nhờ b́nh ổn giá, giá cả giữ được mức như các nước trong khu vực ASEAN 5 - 6% c̣n nghe được. C̣n nói nhờ b́nh ổn mà tăng giá 18%, có nghĩa không có b́nh ổn giá chắc CPI sẽ là 20- 30%?” – ông Ngân “mát mẻ”.
Đại biểu cho rằng, b́nh ổn giá cũng cần được xem xét cân nhắc để không phải chỉ là “làm phần ngọn, c̣n gốc rễ vấn đề vẫn chưa giải quyết.
P.Thảo
Theo DanTrí