Nga mới hé lộ thông tin về trạm radar thế hệ mới "Voronezh-DM". "Quân át chủ bài" mới này được cho là sẽ bao quát bảo vệ các lối tiếp cận không phận Nga và kiểm soát vùng trời phía trên phân nửa thế giới. Đây cũng được coi là "tấm lá chắn" có khả năng ngăn chặn chiến tranh thế giới 3.
Hệ thống cảnh báo sớm của Nga nhận được tín hiệu từ radar mặt đất công suất lớn và vệ tinh trực nhật trên quỹ đạo. Nhờ sự vận hành trạm radar thế hệ mới "Voronezh" trong những phạm vi dải tần khác nhau, hệ thống sẽ phát hiện ngay điểm phóng tên lửa từ bất cứ nơi nào trên thế giới và chỉ sau vài phút là xác định được đường bay của tên lửa.
Trang Sputnik dẫn ví dụ, tháng 9.2013, từ Địa Trung Hải đă phóng lên hai tên lửa đạn đạo Anchor do Israel sản xuất. Trong những trường hợp như vậy, các cường quốc hạt nhân cần theo kênh ngoại giao để cảnh báo, nhưng điều đó không được thực hiện. Người ta tính toán rằng các tên lửa này khó nhận biết và sẽ chẳng ai nh́n thấy. Hệ thống pḥng không của Syria, hướng mà các tên lửa này bay tới, vẫn ở trạng thái không có thông tin, tuy nhiên Hệ thống cảnh báo về cuộc tấn công tên lửa của Nga đă ghi nhận cuộc phóng.
Diễn biến trong những trường hợp như vậy tính bằng phút, sĩ quan trực nhật cần đưa ra quyết định giữa việc bỏ qua vụ phóng hoặc là dẫn đến khởi động hệ thống điều khiển lực lượng hạt nhân chiến lược "Kazbek" của đất nước. Trong phương án thứ hai, trên "chiếc cặp hạt nhân" của Tổng thống sẽ có tín hiệu về vụ phóng tên lửa trái phép, và hậu quả có thể vô cùng nghiêm trọng. Nhưng sự t́nh đă không dẫn đến chiếc vali — thiết bị điện tử "Voronezh" trong tích tắc ngay lập tức tính được đường bay của tên lửa. Xác minh được là tên lửa bay về phía đông, vượt qua Nga.
Người ta bắn tên lửa để thử nghiệm hệ thống pḥng thủ của Mỹ, và kết quả thật bất ngờ. Tên lửa đạn đạo-mục tiêu Anchor là sáng chế mới nhất và cực kỳ bí mật của người Do Thái, tuy nhiên rơ ràng họ không thể ngờ được rằng cuộc phóng đầu tiên của thứ tên lửa này sẽ bị phát hiện từ cách xa biển Địa Trung Hải đến hàng ngh́n km nhờ bảo bối "Voronezh-DM”.
Các trạm radar tối tân Voronezh-DM tại khu vực Kaliningrad và Voronezh-M tại khu vực Leningrad đă chính thức được đưa vào trực chiến, c̣n các hệ thống radar trong khu vực Krasnodar và Irkutsk th́ đang trong quá tŕnh thử nghiệm. Nga đă lên kế hoạch xây dựng thêm 4 trạm radar này tại các khu vực Altai, Krasnoyarsk, Omsk và Orenburg.
Trạm Voronezh-DM là radar thế hệ mới có phạm vi quan sát của rộng hơn 2,5 lần trạm radar Gabala. Ngoài ra, trạm radar này có mức tiêu thụ năng lượng chỉ 0,7 MW ít hơn so với trạm radar khác.