HƯỚNG DẪN SƠ CỨU (FIRST AID)
KHI BỊ CÔN TRÙNG, ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI CẮN TRONG LÚC SINH HOẠT NGOÀI TRỜI Lynn Ly phỏng dịch theo "The Everything First Aid"
Những hoạt động ngoài trời như làm việc, vui chơi, giải trí, du ngoạn ở trong một số hoàn cảnh , khí hậu , và thời tiết . Khí hậu nóng và lạnh đều có thể gây ra những hệ quả đối lập (adverse consequences), và những sinh vật (critters) sống bên ngoài thỉnh thoảng gây dị ứng (ngứa ngáy khó chịu) hoặc tổn thương . Cơ thể bị thiếu nước hoặc ở cao độ (thí dụ lên đỉnh núi) và ở trong một số điều kiện ngoài trời khác cũng có thể làm bạn cảm thấy suy yếu đi .
Cho dù không có vấn đề ǵ khi bạn hoạt động ngoài trời, nhưng thật quan trọng bạn biết làm ǵ để chăm sóc hoặc trợ giúp những người bị chấn thương, bị bệnh tật bất ngờ .
I) BỊ CÔN TRÙNG, LOÀI VẬT VÀ NGƯỜI CẮN
Nhiều loại côn trùng và các sinh vật khác, bao gồm cả con người, gây ra các vết cắn và vết châm chích có thể cho cảm giác không thoải mái hoặc đe dọa tính mạng từ nhẹ nhẹ đến trung b́nh. Điều quan trọng là biết làm ǵ, làm thế nào để trị liệu, và khi nào th́ cần t́m kiếm đến trợ giúp từ chuyên gia y tế để trị liệu bất kỳ thương tổn tàng ẩn bên trong.
1) B̉ CẠP CẮN (SCORPION BITES)
Ḅ cạp là loại côn trùng nhiều chân có h́nh dạng giống tôm hùm (lobster-like arthoropods) nằm trong xếp loại côn trùng có nọc độc (arcahnid class, cùng loài nhền nhện = spider class), có một ng̣i / kim xoăn ở phần cuối nơi đuôi, và chúng thường được t́m thấy ở vùng sa mạc phía Tây Nam của Mexico (nước Mễ Tây Cơ). Những vết chích / đốt của bọ cạp dường như không có khả năng gây tử vong và dễ dàng điều trị, nhưng lại nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người già hơn . Những triệu chứng bao gồm đau nhức ngay lập tức (immediate pain), nóng rát (burning), sưng tấy chút chút (minor swelling) và cảm giác tê (numb) hoặc ngứa ran (tingling sensation).
Những buớc sau đây cần nên thực hiện để trị liệu vết ḅ cạp cắn:
1. Rửa vùng bị ḅ cạp cắn bằng xà pḥng / xà bông và nước
2. Dùng túi trườm lạnh đặt lên vùng bị ḅ cạp cắn trong ṿng 10 phút , nếu cần thiết th́ lập đi lập lại việc trườm lạnh vùng bị cắn với khoảng cách giữa các lần trườm lạnh là 10 phút .
3. Gọi điện thoại đến trung tâm kiểm soát chất độc (the Poison Control Center), hay đi bệnh viện khi có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng ǵ
2) BỌ VE CẮN (TICK BITES)
Những người sống vùng rừng cây hay đồng cỏ, hay những người dành thời gian vui chơi giải trí ở những khu vực này th́ dễ bị bọ ve cắn . Loài côn trùng nho nhỏ này sống bằng cách hút máu các loài động vật có vú (mammals) thí dụ như hươu nai (deer), loài gậm nhấm (rodents), thỏ (rabbits) và có thể truyền bệnh từ động vật sang người .
Việc sơ cứu (first aid) những vết bọ ve cắn bao gồm loại bỏ con bọ ve đang bu bám ngay lập tức để tránh những phản ứng từ vết cắn và giảm thiểu tối đa các loại bệnh nhiễm trùng do bọ ve gây ra thí dụ bệnh Lyme, bệnh nóng sốt Colorado bọ ve (Colorado tick fever), bệnh nóng sốt được phát hiện ở núi đá (Rocky Mountain Spotted fever)
Để tháo bỏ con bọ ve bu bám trên người , hăy làm như sau:
1. Dùng cây nhíp (tweezers) hay cây kẹp nhỏ nhỏ cong cong hay thẳng thẳng (small curl or flat forcepts) kẹp lấy đầu con bọ ve và càng cận sát nơi da đang bị con bọ ve cắn càng tốt, rồi nhẹ nhàng kéo ra, đừng bóp nát hay xoay vặn con bọ ve
2. Rửa vùng bị bọ ve cắn bằng xà pḥng / xà bông và nước.
3. Bôi thuốc Antihistamine hoặc loại 1% hydrocortisone cream (loại kem chứa 1% chất hydrocortisone)
Cần phải có sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp , nếu con bọ ve cắn quá sâu và bạn không thể tháo gỡ nó ra được, hoặc bạn đang ở trong khu vực được thông báo là có nhiều nguy cơ bị bệnh lyme, hoặc bạn có triệu chứng nóng sốt hay triệu chứng cảm cúm , hoặc bạn có trải nghiệm bắp thịt trở lên suy nhược, tê liệt (paralysis) , hoặc nổi vết tṛn đỏ trên da gọi là "phát ban mắt ḅ" (the bull's eye rash) là đặc chưng của bệnh Lyme .
CẢNH BÁO !!!
Đừng bao giờ bôi petroleum jelly (vaseline), rượu cồn ( alcohol ) ahy ammonia lên con bọ ve - chúng sẽ cắn chặt sâu vào da hơn. Nếu bạn đang ở trong vùng cảnh báo có nhiều nguy cơ bệnh Lyme mà bị bọ ve cắn, bạn nhất định phải phone báo bác sĩ để được tư vấn và ngay lập tức được chăm sóc và điều tri bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh
Ai cũng già hơn hôm qua, tháng trước, và năm ngoái… Thế nhưng, tốc độ lăo hóa của cơ thể sẽ khác biệt cho từng cá nhân hay một số chủng tộc sau một thời gian dài hơn, 5, 10, 20 năm hay hơn nữa.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lăo hóa, và có cách ǵ làm chậm lại hay không?
Sau tuổi 30, tiến tŕnh lăo hóa bắt đầu và tốc độ càng tăng dần sau 40 tuổi trở đi, với sự tuột dốc của t́nh trạng sức khỏe, kéo theo một số bệnh tật liên hệ với tuổi già, ví dụ như như tăng cân, tăng mỡ bụng, và giảm trí nhớ.
Có thể nói sự già cỗi là kết quả của hai tác động: yếu tố di truyền và lề lối sống.
Về di truyền, chỉ trừ một số rất ít, có những gene đặc biệt khiến cho họ chậm già và sống lâu hơn mọi người. C̣n lại hầu hết mọi người chúng ta ai cũng có một bộ gene giống nhau, đến 99.5% quy định chủng loại loài người, và chỉ có 0.5% quy định sự khác biệt giữa mỗi cá nhân.
Theo ước lượng, chỉ có 10% bệnh tật hay yếu tố nguy cơ bệnh tiềm ẩn là do di truyền, c̣n lại 90% là do yếu tố môi trường và lề lối sống. Có nghĩa là, cho dù một số yếu tố nguy cơ do gene quy định, nhưng bệnh có phát tác hay không c̣n tùy thuộc vào sự lựa chọn về lối sống của mỗi cá nhân. Đại khái, gene di truyền là một thùng chất nổ, yếu tố môi trường là ng̣i nổ, và cá nhân có quyền chọn lựa để châm ng̣i nổ ấy hay không. Tất cả những thói quen thường ngày từ tâm hồn đến thể xác, từ chuyện đi đứng, ăn uống, nghỉ ngơi đều có tác động lên từng tế bào của cơ thể.
Về cơ bản, sự lăo hóa xảy ra khi tế bào bị hư hại, bị chết cần phải được thay thế bằng các tế bào mới qua sự phân chia của tế bào gốc. Tuy nhiên sự phân chia ấy cũng có giới hạn của nó, để rồi cuối cũng sự mất mát không được bù đắp. Có năm yếu tố chính thay đổi tiêu biểu cho sự lăo hóa:
1- Thoái hóa về khối lượng bắp thịt và chất collagen
Sau tuổi 30, mức độ tiêu thụ thức ăn sẽ chậm lại, trung b́nh sẽ mất khoảng 5 pounds bắp thịt cho mỗi thập niên, thay vào đó là mỡ, nhiều nhất là mỡ bụng. Ngoài ra chất collagen là một thành phần của chất gân, sụn và các mô dưới da. Mất collagen làm cho da nhăn nheo, nhưng dễ thấy hơn hết là da mặt, da cổ và da của hai bàn tay.
2- Thoái hóa về tế bào thần kinh
Theo năm tháng, tế bào thần kinh sẽ chậm lại. Lư do v́ bị oxide hóa bởi những hạt “free radical,” như những chiếc đinh vít bị rỉ sét. Bộ hippocampus nằm ngay dưới lớp chất xám của năo chuyên về trí nhớ, sáng tạo, và tâm tính sẽ teo lại. Khi bị stress thường xuyên, tế bào năo chết dần ṃn, hoặc tăng chất beta-amyloid làm tăng nguy cơ bị Alzheimer.
3- Thoái hóa về hormone
Khi lớn tuổi, lượng hormone sinh dục bị giảm làm tăng mỡ, tăng xốp xương. Riêng phụ nữ, thiếu estrogen làm cho da bớt căng và mất tóc. Các tế bào cũng trở nên vô cảm với hormone insulin gây ra bệnh tiểu đường.
4- Thoái hóa về hệ thống tiêu hóa
Khoảng 70% của hệ thống đề kháng thật sự nằm ở trong đường ruột với sự góp mặt của các loại vi khuẩn tốt. Sự mất cân bằng của các loại vi khuẩn tốt nầy sẽ làm cho chất bổ từ thức ăn không thấm vào máu được. Các vi khuẩn này cũng tiết ra chất serotonin, thiếu serotonin sẽ dễ bị phiền muộn và trầm cảm.
5- Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường, ngày càng nhiều, sẽ tác động trực tiếp lên sự hao ṃn của từng tế bào nội tạng, chưa kể đến nguy cơ bị ung thư này nọ.
Hiện tượng lăo hóa là điều không thể tránh khỏi được, không phải ai cũng may mắn có được những gene trẻ măi chậm già. Tuy nhiên, ta có thể lợi dụng những phương tiện, những hiểu biết để làm chậm bớt bước tiến của sự lăo hóa.
Có một số dân tộc, quốc gia trên thế giới với nhiều người sống thọ và khỏe mạnh. Hầu hết những người nầy đều có thói quen, nếp sống tốt có thể mở hoặc tắt một số gene trong cơ thể khiến cho họ sống lâu hơn trung b́nh độ 12 năm. Họ thường sống ở miền núi hay miền biển. Họ ăn nhiều cá và thực phẩm tươi. Họ cũng ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất antioxidants, ví dụ như rong biển ở Okinawa, Nhật, hoặc ăn nhiều dầu olive, uống nhiều rượu vang đỏ như ở Sardina, Ư. Người dân ở đảo Icaria, Hy Lạp sống thọ hơn dân Âu Châu, trung b́nh khoảng 10 năm, với hơn 1/3 dân số sống trên 90 tuổi mà rất sáng suốt, không bệnh tật. Lư do, họ đi bộ nhiều, ăn nhiều rau cải, và thức và ngủ theo ánh mặt trời.
Cho dù không sống trong những môi trường trên đây, một số thói quen tốt có thể thực hiện được như:
Nên bớt ăn tinh bột và thực phẩm đóng hộp, chế biến. Ăn nhiều rau cải, cá tươi hơn là thịt. Nên ăn tối ba giờ trước khi đi ngủ và cách khoảng 12 tiếng từ buổi ăn tối cho đến buổi ăn sáng hôm sau. Tuy rằng buổi ăn sáng rất quan trọng, nhưng thỉnh thoảng có thể dời buổi ăn sáng lại để cơ thể được nghỉ ngơi 16 tiếng. Nên đánh răng tối thiểu ngày hai lần. Nên tập thiền và yoga và tập thể dục 30 phút, từ 3 đến 6 lần mỗi tuần. Cuối cùng, nên t́m cách ngủ ngon và ngủ nhiều.
Một số thuốc men có sẵn trong tủ thuốc được xem là có khả năng kéo dài tuổi thọ. Thí dụ như thuốc aspirin, thuốc tiểu đường metformin, thuốc giảm cholesterol statins, và gần đây nhất là thuốc trụ sinh doxycycline.
Nếu cần phải uống thuốc th́ nên theo lời dặn của bác sĩ, nhưng không nên uống những thứ thuốc không cần thiết. Càng đơn giản về thuốc men càng tốt.
Sự lăo hóa là chuyện tự nhiên của trời đất, không thể cưỡng lại và không thể tránh khỏi. Nên chấp nhận nó là một phần của cuộc hành tŕnh, và không phiền muộn hay tuyệt vọng. Đây là giai đoạn chuyển hướng từ cái trẻ cái đẹp bên ngoài, trở về cái đẹp bên trong của chân thiện mỹ. Hăy sống vui và sống khỏe mỗi ngày, trẻ ở trong tâm hồn là điều quan trọng hơn cả.
HCD: cách nay không lâu email của MTC (Quán Ven Đường) có báo với các bạn là phấn thoa trẻ em quen thuộc hàng năm bày chục năm nay có chứa asbestos (=thạch miên=amiant, chất có thể gây ung thư). Nay hăng nầy bị chánh phủ điều tra v́ lư do là hăng đă biết việc nầy từ lâu mà dấu nhẹm, không cho khách hàng biết.
US authorities are investigating Johnson & Johnson, spurred by concerns about asbestos contamination of its talc products, such as baby powder. The inquiries by the Department of Justice and Securities and Exchange Commission follow news reports in December that said the firm had known about the ... http://flip.it/efcmsL
Chính quyền Hoa Kỳ đang điều tra hăng Johnson & Johnson, về phấn Talc bị ô nhiễm amiant. Bộ Tư pháp và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch theo dơi các báo cáo tin tức vào tháng 12 cho biết công ty đă biết về những chuyện nầy từ nhiều thập kỷ.
Sổ Mũi, Hắt Hơi, Rát Cổ, Xin Đừng Vội Dùng Kháng Sinh - BS Nguyễn Ý Đức
Hắt hơi là chuyện thường xảy ra khi bị cảm lạnh. (H́nh: stjhs.org)
Thời tiết bắt đầu chuyển động. Cho nên nhiều người đă bắt đầu than phiền khó chịu với sổ mũi, hắt hơi, cảm lạnh. Và cũng không thiếu ǵ người vội vàng lục lọi t́m kiếm vài chục viên kháng sinh để tiêu trừ bệnh tật. V́ sợ rằng để lâu th́ bệnh nặng thêm.
Đây là hành động đáng khen và cũng cần xét lại. Khen v́ đă biết tự lo tự liệu nhưng có điều hơi “nhanh nhẩu đoảng.”
Giới chức y tế khắp nơi vẫn luôn luôn nhắc nhở rằng thủ phạm những cảm lạnh vào cuối Thu đầu Đông của mỗi năm không phải do vi khuẩn gây ra. Đa số hung thần là những cô những chú siêu vi sinh vật virus bất trị, ngang ngược.
Kháng sinh đều bó tay trước sự hoành hành của các tiểu yêu này. Cho nên dùng kháng sinh chẳng những vô hiệu mà c̣n gây ra nhiều rủi ro xấu.
Sự khác biệt giữa virus và vi khuẩn
Vi khuẩn (bacteria) là những vi sinh vật đơn bào, sinh sản vô tính bằng cách phân chia nhân đôi tế bào. Vi khuẩn có khắp mọi nơi: trong nước, đất, không khí. Nhiều loại sống kư sinh ở người, súc vật và cây cối. Trong cơ thể, vi khuẩn nhởn nhơ đầy rẫy ngoại trừ máu và nước tủy sống. Không phải tất cả vi khuẩn đều có hại, v́ một số giúp cơ thể trong nhiều lănh vực khác nhau. Kháng sinh có thể khuất phục được hầu hết các bệnh do vi khuẩn gây ra.
C̣n virus là những “hạt” rất nhỏ, có khả năng sinh sản nhưng chỉ tồn tại được ở trong tế bào sống. Ra không khí một thời gian ngắn là chúng hai năm mươi tiêu tùng. Kích thước của virus rất nhỏ nên không nh́n thấy qua kính hiển vi quang học.
Nhỏ vậy mà chúng đă và đang gây ra những bệnh quái đản giết hại có khi cả mấy chục triệu sinh linh, người và súc vật. Như là cảm lạnh, cúm, đa số viêm cuống phổi và cuống họng; bệnh sởi, quai bị, thủy đậu, herpes, đậu mùa, tê liệt trẻ em, bệnh dại, viêm gan.
Đặc biệt trong những thập niên qua, các bệnh liệt kháng HIV-AIDS, cúm gia cầm đang hầm hừ đe dọa nhân loại và các quốc gia đang sát cánh với nhau dốc toàn lực pḥng chống. Kháng sinh không có hiệu lực với virus nhưng một số bệnh có thể kiểm soát được bằng chủng ngừa vắc xin.
Làm ǵ khi sổ mũi, hắt hơi?
Sổ mũi là chuyện thường xảy ra khi bị cảm lạnh, đặc biệt ở trẻ em.
Khi vi sinh vật xâm nhập mũi, mũi phản ứng bằng cách tiết ra chất lỏng trong để loại bỏ các tác nhân này khỏi lỗ mũi và xoang mũi. Sau vài ngày, hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu hoạt động, phản công lại các cô chú virus, nước mũi trở thành mầu trắng hoặc vàng.
Kháng sinh không làm bớt ho, bớt chảy nước mũi. (H́nh: mutantworkout.org)
Rồi đến khi vi sinh vật tăng sinh trong mũi, chúng sẽ làm nước mũi có màu xanh xám. Đó là những diễn tiến b́nh thường. Và khi mũi bị chất tiết kích thích th́ ta phải hắt hơi, để gạt bỏ những chất này. Đôi khi chất tiết xuống cuống họng, ta ngứa cổ; xuống cuống phổi, ta ho sù sụ.
Khi thấy vậy, ta nên kiên nhẫn chờ đợi vài ngày, đừng vội vàng dùng kháng sinh. Lư do là kháng sinh KHÔNG làm bớt ho, bớt chảy nước mũi hoặc đau nhức xương thịt, mà chúng tự hết sau ít hôm.
Có nhiều thuốc trị chảy nước mũi hiệu nghiệm. Chẳng hạn nhiều người chỉ cần nhỏ mấy giọt nước pha muối, hít thở vào máy bốc hơi lại giải quyết được vấn nạn mau chóng. Kháng sinh chỉ nên dùng nếu thầy thuốc nói bị bội nhiễm vi khuẩn như viêm xoang sinusitis, sưng phổi.
Cảm lạnh, cúm có cần đến kháng sinh?
Như đă thưa ở trên, cảm lạnh và cúm là do virus gây ra.
Cảm lạnh (common cold) là bệnh cấp tính do siêu vi thuộc nhóm rhinovirus, tác hại trên mũi, xoang mặt, cuống họng, thanh quản, đôi khi xuống tới cuống phổi. Bệnh này chưa có thuốc chủng ngừa.
C̣n cúm do virus Influenza A và B gây ra. Siêu vi này thay đổi cấu trúc mỗi năm do đó sự trầm trọng của bệnh cũng thay đổi. Nhưng cúm có thể ngăn chận lây lan được bằng chủng ngừa trước mùa cúm khoảng một tháng. Đọc xong bài này, xin mời quư thân hữu đi chích ngừa ngay cho kịp. V́ ở các xứ lạnh, cúm đến vào mùa Đông, từ Tháng Mười Một trở đi tới Tháng Hai, Tháng Ba. C̣n ở xứ nóng th́ cúm xảy ra hầu như quanh năm.
Kháng sinh không tiêu diệt được virus. Bị cảm lạnh, cúm mà dùng kháng sinh chẳng những vô ích tốn tiền, không chữa được bệnh, không ngăn ngừa sự lan truyền bệnh sang người khác, không làm ḿnh cảm thấy khỏe hơn. Trái lại c̣n đưa tới nhiều ảnh hưởng xấu như nhờn thuốc, tốn tiền, phí phạm dược phẩm.
Thường thường cảm lạnh, cúm tự lành sau khi bệnh đă hoàn tất chu kỳ là hai ba tuần lễ. Điều trị bao gồm sự hỗ trợ như uống nhiều chất lỏng (nước lă tinh khiết, nước trái cây, nước súp) để tránh khô nước; hít thở trong máy phun hơi hoặc nhỏ mấy giọt nước pha muối vào mũi nhiều lần trong ngày; làm dịu đau cuống họng với ngậm vài viên nước đá cục, súc miệng với dung dịch diệt trùng.
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể để đẩy nước tiết ra khỏi phổi nên cũng chẳng cần quan tâm. Nhưng nếu ho nhiều đến đau ngực, rát họng, mệt mỏi th́ uống mấy th́a thuốc giảm ho. Chỉ khi nào có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn như sưng phổi mới cần đến kháng sinh. Mà khi bác sĩ cho toa th́ uống đủ ngày, đúng liều lượng đă ghi trong toa thuốc, chứ đừng thấy bớt là ngưng, để dành thuốc cho kỳ sau.
Riêng cúm th́ bác sĩ có thể cho mấy loại thuốc như Tamiflu, Relenza, Amantadine, Rimantadine …
Rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc quá gần với người bệnh là những phương thức rất hữu hiệu để ngăn ngừa sự lan truyền bệnh gây ra do virus.
Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lăo hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ.
Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lăo hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề pḥng.
1. Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm
Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt v́ không khí trong lành. Điều đó không đúng. V́ từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đă có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu năo, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.
2. Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng
Thần kinh người già thường chậm chạp. Lúc ngủ muốn dậy đi tiểu hoặc có ai gọi đang ở tư thế nằm mà trở dậy ngay, đi lại luôn dễ làm huyết áp tăng đột ngột, dễ dẫn đến đứt mạch máu năo. V́ vậy, đang ngủ khi có việc cần dậy phải từ từ theo 3 bước, mỗi bước khoảng nửa phút. Bước 1 khi tỉnh giấc hăy nhắm mắt lại nằm thêm nửa phút. Bước 2, ngồi dậy tại giường nửa phút xoa tay, xoa chân. Bước 3, cho hai chân chạm đất hoặc chạm nền nhà nửa phút rồi mới đứng dậy đi.
3. Không nên ngoái đầu một cách đột ngột
Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đă hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm năo thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đă bị ngă. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.
4. Không nên đứng co một chân để mặc quần
Xương của người già thường bị xốp do thiếu canxi. Nếu không bị xốp th́ xương cũng gịn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngă do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đă ngă th́ dễ găy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi th́ phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngă. Nhiều người bị ngă găy xương ống chân, dập xương chậu v́ đứng co chân mặc quần.
5. Không nên quá ngửa cổ về phía sau
Do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, b́nh thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên năo gây ra thiếu máu năo làm ngất xỉu. V́ vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau.
6. Không nên thắt dây lưng quá chặt
Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị ḷi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là ḷi dom. Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. V́ vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel. B́nh thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun không nên mặc quần âu cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị g̣ bó.
7. Khi đi đại tiện không nên rặn quá mức
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lư khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặn mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đă cho biết khi rặn mạnh dễ giăn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu năo và nhồi máu cơ tim. Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.
8. Không nên nói nhanh, nói nhiều
Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện b́nh thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải th́ huyết áp, nhịp tim b́nh thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng th́ lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm th́ có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.
9. Không nên xúc động
Đối với người già mạch máu đă lăo hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu năo. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, ḥa nhă, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện ảnh hưởng đến tâm lư, sức khỏe.
Có một câu nói rất hay: "Đừng để chết v́ thiếu hiểu biết". V́ thật ra đă có rất nhiều người chết v́ thiếu hiểu biết kể cả những người c̣n trẻ. Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ.
Uống Thuốc Bổ Lúc Nào Trong Ngày Th́ Tốt? - BS Hồ Ngọc Minh
1. Thuốc Aspirin giúp chữa trị ung thư
Một nghiên cứu mới đây từ trường Đại Học Y Khoa Cardiff University, Anh Quốc cho thấy thuốc Aspirin có khả năng giảm con số tử vong v́ ung thư.
Nghiên cứu này tổng hợp trên 70 nghiên cứu khác nhau, so sánh 120,000 bệnh nhân bị ung thư và có uống thuốc Aspirin và 400,000 bệnh nhân ung thư khác không dùng thuốc Aspirin. Phân tách dữ liệu cho thấy con số tử vong v́ ung thư giảm đi 24%, và c̣n giảm 19% nguy cơ tử vong v́ mọi lư do khác nhau không liên hệ đến ung thư.
Trái với sự lo ngại rằng thuốc Aspirin làm tăng nguy cơ bị chảy máu đường ruột, nghiên cứu tổng hợp này cho biết, trong số 1000 người dùng thuốc chỉ có 1 tới 2 người bị phản ứng phụ chảy máu đường ruột. Con số này c̣n thấp hơn con số bị chảy máu v́ bị bệnh loét bao tử.
Như thế không những Aspirin có khả năng ngăn ngừa ung thư mà con giúp chữa trị ung thư khi kết hợp với những loại thuốc khác.
2. Uống thuốc bổ lúc nào trong ngày th́ tốt?
Cơ thể chúng ta thay đổi theo chu kỳ tuần hoàn trong ngày, đại khái như sóng thủy triều. Một số hormone tăng cao buổi sáng, số khác tăng buổi chiều hay trong khi ngủ. Tương tự, một số hoạt động hợp cho một thời điểm nào đó trong ngày. Ví dụ như, uống cà phê th́ phải uống vào buổi sáng, tốt nhất là vào khoảng 10 giờ sáng và không nên uống sau 2 giờ chiều.
Thường thường, thuốc bổ hay thuốc phụ supplements thật ra không cần thiết cho lắm, có cũng được mà quên th́ cũng chẳng hại ǵ. Câu trả lời đúng nhất cho thuốc bổ là nhớ khi nào th́ uống khi đó, khác với những loại thuốc trị bệnh.
Tuy nhiên, cho những ai muốn uống thuốc bổ, do sự tiêu hóa và thẩm thấu vào cơ thể khác nhau cho từng loại thuốc, v́ thế thời điểm uống thuốc cũng cần quan tâm. Ví dụ, các loại thuốc bổ có thể ḥa tan trong nước như vitamin B hay vitamin C có thể uống bụng đói hay bụng no, các loại thuốc phụ khác phải uống khi bụng no. Sau đây là một số thuốc cần biết:
Những loại thuốc có thể ḥa tan vào chất béo, tốt nhất là uống vào bữa ăn.
Các loại vitamin tan vào chất béo như vitamins (A, D, E, and K), tốt nhất uống với thức ăn có chất béo. Lư do, chất béo trong thức ăn sẽ kích thích một số men enzyme và mật tiết ra để giúp chuyên chở chất béo qua màng ruột trở về lá gan để tiêu thụ. Nếu không có động cơ hấp thụ chất béo, các loại thuốc vitamin nầy sẽ khó nhập vào máu và đi theo phân ra ngoài mà thôi. Tuy nhiên cũng không nên lấy lư do nầy mà làm thêm một tô phở tái có nước béo, hay ngốn một miếng pizza to tổ bố trước khi uống thuốc bổ. Cơ thể chỉ cần khoảng 5gm chất béo là đủ, tương đương khoảng một miếng avocado nho nhỏ.
Hầu hết các loại đa sinh tố multivitamin hay thuốc bổ thai, do vậy nên uống vào bữa ăn.
Vitamin thuộc nhóm B, nên uống vào bữa ăn sáng
Nếu dùng vitamin thuộc nhóm B, hay thuốc đa sinh tố, thuốc bổ thai có nhiều vitamin nhóm B, th́ nên uống vào buổi sáng. Vitamin nhóm B thuốc loại kích thích năng lượng v́ thế uống vào buổi tối khó khi sẽ làm cho khó ngủ. Cho những bà mẹ đang mang thai, uống thuốc bổ buổi sáng có khi dễ bị buồn nôn, th́ nên uống vào buổi trưa.
Thuốc Calcium, không nên uống chung với thuốc có chất kẽm hay chất sắt
Nếu uống thuốc “bổ xương” calcium mà muốn uống thêm thuốc bổ có chứa chất sắt hay chất magnesium hay chất kẽm, th́ trên chia cách ra vài giờ trong ngày, hay khác bữa ăn. Calcium sẽ cạnh tranh với các nguồn chuyên chở và không cho cơ thể thẩm thấu chất kẽm, chất sắt. Nói cách khác, ba thứ này sẽ vật lộn với nhau trong cơ thể.
Ngoài ra, nên nhớ có thể chỉ hấp thụ được tối đa là 600mg calcium cho mỗi lần uống, ví thế nên chia ra làm nhiều lần. Nếu uống trên 600mg, hầu hết calcium sẽ tuột ra cửa sau, đi tuốt luốt.
Thuốc có chất sắt hay chất magnesium, nên uống vào buổi tối
Chất sắc có thể làm khó chịu bao tử, trong khi đó chất magnesium có tính cách nhuận trường và làm cho dễ ngủ v́ thế không nên uống trong ngày làm việc. Ngoài ra cà phê sẽ làm cho cơ thể bớt hấp thụ chất sắt, do đó càng không nên uống chung hay uống gần nhau. Do đó hai loại thuốc nầy nên uống vào buổi tối, bữa ăn chính, nhiều thức ăn để tránh xót ruột. Nguyên tắc chung, tất cả các loại thuốc nào có ảnh ưởng đến đường ruột hay bao tử th́ nên uống vào buổi ăn tối.
Thuốc có chất xơ, fiber, nên uống ngay trước giờ đi ngủ
Tất cả các loại thuốc có chất xơ có thể ngăn cản sự hấp thụ của các loại thuốc bổ hay kể cả các loại thuốc trị bệnh v́ thế nên uống riêng biệt trước giờ đi ngủ, và nên uống với nhiều nước.
Nguyên tắc chung cho tất cả các loại thuốc bổ
Một số thuốc vitamin có tích cách hỗ trương lẫn nhau. Ví dụ như thuốc vitamin D và magnesium giúp cho cơ thể hấp thụ được calcium, do dó ba loại thuốc nầy thường đợc kết hợp với nhau. Vitamin B12 và vitamin C giúp cơ thể thẩm thấu folic acid, ngoài ra vitamin C c̣n giúp hấp thụ chất sắt. Ba loại vitamin nầy do đó rất cần cho người ăn chay trường v́ thiếu vitamin B12, folic acid, và chắt sắt cần cho hồng huyết cầu.
Môt số thuốc vitamin do đó tốt nhất là nên uống rời nhau và chia ra làm nhiều cử. Trong trường hợp không chắc cho lắm th́ chỉ nên uống một viên đa sinh tố vào buổi trưa là xong.
Xem ra nghệ thuật uống thuốc vitamin cũng lắm công phu! Thôi th́ nên uống một viên thuốc Aspirin là có lợi nhất.
Thanh Lọc Các Chất Thải Cho Năo Bộ Chỉ Với Một Tư Thế Ngủ Thuận Theo Tự Nhiên
Các nghiên cứu cho thấy rằng, cơ thể người và ngay cả trong tự nhiên thích ứng rất tốt với tư thế ngủ nghiêng để loại bỏ hiệu quả các chất thải từ quá tŕnh trao đổi chất ra khỏi bộ năo.
So với nằm ngửa hay nằm úp, nằm ngủ nghiêng một bên có thể là cách tốt nhất để bộ năo của bạn xả sạch các chất thải. Nó thậm chí c̣n có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson, và các bệnh thần kinh khác.
Các nhà nghiên cứu đă sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) để ghi lại h́nh ảnh về con đường glymphatic của bộ năo, một hệ thống phức tạp có nhiệm vụ thanh lọc chất thải và các hóa chất độc hại ra khỏi năo bộ.
Tư thế nằm nghiêng một bên là tư thế tốt nhất để loại bỏ các chất thải khỏi năo bộ. Nó cũng là tư thế ngủ phổ biến nhất của con người và nhiều loại động vật khác. Sự tích tụ chất thải và độc tố ở năo có thể góp phần làm phát triển bệnh Alzheimer và các bệnh về thần kinh khác, các nhà nghiên cứu cho biết.
Họ đă sử dụng MRI từ nhiều năm nay để kiểm tra con đường thải độc glymphatic trên các động vật gặm nhấm được dùng để làm thí nghiệm. Phương pháp này đă giúp xác định và định nghĩa con đường glymphatic, tại đó dịch năo tủy (CFS) thấm vào năo và trao đổi với dịch kẽ (ISF) để thải chất thải – tương tự như cách hệ lymphatic (hệ bạch huyết) của cơ thể thải chất độc ra khỏi các cơ quan nội tạng.
Tư thế nằm và chất lượng giấc ngủ
Ảnh positivemed.com
Lúc ngủ là thời điểm mà con đường thải độc glymphatic của năo hoạt động hiệu quả nhất. Các chất thải của năo bao gồm amyloid β (chất dạng tinh bột) và các protein tau, các loại hóa chất có tác động không tốt lên năo nếu chúng tích tụ lại.
Trong một nghiên cứu mới công bố trên Khoa học Thần kinh, các nhà nghiên cứu đă sử dụng phương pháp chụp ảnh cộng hưởng từ cùng với mô h́nh động học để xác định tỷ lệ dịch năo tủy và dịch kẽ trao đổi trong năo chuột đă bị gây mê khi nó nằm ở 3 tư thế – nằm nghiêng, nằm úp và nằm ngửa.
“Các phân tích cho thấy một cách nhất quán rằng hệ thống vận chuyển glymphatic là hiệu quả nhất ở tư thế nằm nghiêng khi đem so sánh với các tư thế nằm ngủ khác”, Helene Benveniste, nhà nghiên cứu chính và là một giáo sư khoa gây mê và X-quang tại Trường Y học thuộc Đại học Stony Brook cho biết.
Tư thế phổ biến nhất
Benveniste và tác giả Hedok Lee, phó giáo sư về gây mê và X – quang, đă phát triển các tư thế an toàn cho thí nghiệm. Lulu Xie, Rashid Deane và Maiken Nedergaard, tất cả đều là thành viên của Trường Đại học Rochester, đă sử dụng kính hiển vi huỳnh quang và chất đánh dấu phóng xạ để hỗ trợ thêm cho dữ liệu Cộng hưởng từ cũng như để đánh giá ảnh hưởng của tư thế cơ thể đối với sự giải phóng chất dạng tinh bột (amyloid) khỏi năo bộ.
“Điều thú vị là tư thế nằm ngủ nghiêng đă khá phổ biến ở người và hầu hết các loại động vật – ngay cả trong tự nhiên – và có vẻ như chúng ta thích ứng với tư thế ngủ nghiêng là cách để rũ sạch hiệu quả nhất các rác thải từ quá tŕnh trao đổi chất ra khỏi bộ năo của chúng ta, những thứ vốn được h́nh thành trong khi chúng ta thức”, Maiken Nedergaard cho biết.
Nghiên cứu này do đó đă bổ sung luận điểm củng cố thêm cho quan niệm rằng giấc ngủ có một chức năng sinh học khác là để làm sạch những chất thải được tích lũy trong năo bộ khi chúng ta thức. Nhiều loại bệnh mất trí nhớ có liên quan đến rối loạn giấc ngủ, bao gồm cả t́nh trạng khó ngủ.
“Nó củng cố thêm nhận thức rằng rối loạn giấc ngủ có thể đẩy nhanh sự mất trí nhớ ở người bệnh Alzheimer. Những phát hiện của chúng tôi mang lại một cái nh́n mới về chủ đề này bằng việc chỉ ra rằng tư thế khi ngủ quan trọng như thế nào”, cô giải thích.
Các nhà nghiên cứu lưu ư rằng, trong khi nhóm nghiên cứu suy đoán con đường glymphatic ở người sẽ làm sạch năo bộ một cách hiệu quả nhất khi chúng ta ngủ với tư thế nằm nghiêng so với các tư thế khác, th́ việc kiểm tra bằng MRI hoặc các phương pháp h́nh ảnh khác ở con người là một bước cần thiết đầu tiên.
Không Phải Đồ Ngọt, Đây Mới Là Những Thói Quen Tăng Nguy Cơ Tiểu Đường
Ngoài những yếu tố do tuổi tác, di truyền và tiền sử gia đ́nh th́ những thói quen ăn uống lại chính là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới bệnh tiểu đường. Tuy nhiên thói quen ăn nhiều đồ ngọt lại không nằm trong những lư do này.
Vậy đâu chính là nguyên nhân khiến bạn nhanh chóng mắc tiểu đường.
Các thói quen không tốt trong ăn uống
Bỏ bữa sáng
Ảnh: Scooper.news
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, việc nhịn đói đến trưa làm tăng những phản ứng phá hủy lượng insulin và khả năng kiểm soát đường huyết. Để kiểm soát đường huyết và giảm cân, bạn hăy dành một ít thời gian ăn sáng với các món như trứng, bơ đậu phộng, trái cây tươi, sữa chua, bánh ḿ hoặc sandwich…
Ăn ít rau
Ngoài việc hỗ trợ hệ tiêu hóa, hàm lượng chất xơ trong rau có tác dụng rất tốt trong việc làm chậm sự hấp thụ đường vào máu và giảm sự sản sinh insulin của tuyến tụy. Thường xuyên ăn các loại rau củ (loại không có tinh bột) như rau chân vịt, bí đỏ, cà chua và bông cải xanh xen kẽ các bữa phụ là các loại trái cây giàu chất chống ôxy hóa như dâu tây, việt quất, Nam việt quất…
Những thực phẩm này giúp giảm huyết áp, giảm tổn thương do viêm nhiễm và cải thiện t́nh trạng kháng insulin nên có thể kiểm soát đường huyết tốt.
Ăn bánh ngọt vào bữa sáng và tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh
Những loại tinh bột đă được tinh chế (như bánh ḿ trắng, bánh quy, khoai tây chiên) đă được chỉ ra trong một số nghiên cứu có liên quan đến sự tăng tỷ lệ kháng insulin. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc đái tháo đường hăy ăn sáng bằng ngũ cốc nguyên hạt, cam, sữa chua, bơ đậu phộng…
Thức uống giàu calorie
Có nhiều người hiểu lầm rằng nước ép từ trái cây khá an tà và không có quá nhiều đường. Tuy nhiên, chúng lại không chỉ rất nhiều đường mà c̣n chứa nhiều calorie rỗng và không có giá trị dinh dưỡng nào. Chúng tưởng chừng như vô hại, nhưng chúng lại chứa hàm lượng calorie cao tương đương với soda. Một số nghiên cứu cho thấy những người uống một thứ nước ngọt có đường tăng 25% nguy cơ bị tiểu đường.
Uống rượu và hút thuốc lá
Uống quá nhiều rượu dẫn tới sự biến động mạnh mẽ lượng đường trong máu. Ngoài carbohydrate, cả bia và rượu đều có chứa calo làm cho việc giảm cân trở nên khó khăn hơn và dễ mắc hội chứng chuyển hóa.
Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu tới cơ và tăng mức độ căng thẳng, từ đó tăng nguy cơ kháng insulin. Hơn nữa, nicotine trong thuốc lá có thể làm tăng nồng độ hemoglobin A1C trong máu của những người tham gia lên đến 34%. Hemoglobin A1C là một chỉ số xét nghiệm máu giúp nhận biết mức đường huyết trung b́nh trong khoảng 2-3 tháng. Nếu chỉ số quá cao, nó có nghĩa là lượng đường trong máu của bạn không được kiểm soát tốt trong thời gian này.
Ăn khuya
Ảnh: Arrival Guides
Những thói quen ăn khuya có thể làm tăng đường huyết và làm gián đoạn bài tiết insulin, gây nguy cơ mắc đái tháo đường tưp 2.
Ngoài ra ăn khuya có thể làm tăng nồng độ đường trong máu vào sáng hôm sau, có thể là vấn đề nếu nó ở trên mức đường huyết mục tiêu (thường là 80-130mg / dL theo hướng dẫn của Hiệp hội tiểu đường Mỹ).
Những thói quen khác
Ngủ quá ít và thức khuya
Các nghiên cứu đă chỉ ra rằng, giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe. Cách thức chúng ta ngủ có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, các hormon kiểm soát sự thèm ăn và thậm chí ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của năo đối với các loại thực phẩm. Hơn thế nữa, việc thiếu ngủ c̣n làm suy yếu khả năng đáp ứng của các tế bào mỡ với insulin.
Việc không ngủ đủ 6-8 giờ mỗi đêm, quá tŕnh chuyển hóa chất béo của cơ thể sẽ bị xáo trộn. Bên cạnh đó, khi ngủ muộn bạn cần phải ăn thêm, nên lượng thức ăn không được tiêu hóa hết. Lâu dần, điều này sẽ tạo ra mô mỡ tích lũy trong cơ thể, gây tăng cân, béo ph́.
Stress và thừa cân
Sự phiền muộn, chán nản, lo lắng trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường sẽ càng tăng lên ở những người “sở hữu” cả hai yếu tố: stress và thừa cân. Chất epinephrine (sinh ra khi thần kinh bị kích động, stress) sẽ có tác dụng đánh tan mỡ thừa trong cơ thể, dẫn đến việc dư thừa axit béo. Khi cơ thể hoạt động, các axit béo này sẽ tiêu hao, như vậy glucose trong cơ thể sẽ bị dồn lại, không được đốt cháy. Glucose không bị đốt cháy sẽ dư thừa, dẫn đến lượng đường trong máu tăng, lâu dần thành bệnh đái tháo đường.
Một Tin Đáng Mừng Giúp Tránh Bệnh Alzheimer - Huỳnh Chiếu Đẳng
HCD: Các nhà khoa học cho biết bệnh nướu răng có thể là trung tâm của sự phát triển của Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ hiện đă có bằng chứng chắc chắn rằng vi khuẩn gây viêm nha chu tạo ra một loại enzyme phá hủy tế bào thần kinh dẫn đến mất trí nhớ.
Porphyromonas gingivalis là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh nướu răng và mất răng ở người, và cũng có liên quan đến tổn thương động mạch.
Tiến sĩ Stephen Dominy, một trong những tác giả nghiên cứu và đồng sáng lập của công ty Cortexyme của Hoa Kỳ, công ty đă phát triển COR388, cho biết:
"Lần đầu tiên, chúng tôi có bằng chứng chắc chắn sự liên hệ của intracellular gram-negative pathogen Pg (P. gingivalis) và bệnh Alzheimer, đồng thời cho thấy tiềm năng cho một số các trị liệu về phân tử nhỏ để thay đổi "quỹ đạo" của bệnh nầy."
Những phát hiện được công bố trong ấn bản mới nhất của tạp chí Science Advances.
Các nhà khoa học đă thử nghiệm hơn 50 mẫu mô năo và thấy rằng 96% chứa một loại enzyme gingipain và 91% khác.
Thử nghiệm thêm về DNA đă phát hiện ra gen P. gingivalis hmuY trong ba bộ năo của những bệnh nhân Alzheimer đă chết.
Kết luận: Có lẽ đây là tin khá quan trọng (nếu các nhà khoa học nói đúng), v́ chúng ta có thể tự ngăn ngừa phần nào bằng cách chạy đi clean răng loại bớt nơi "định cư" của vi khuẩn. Tôi không rành đâu, nhưng tin trên rất đáng mừng.
Huyết áp là áp suất của máu vào thành động mạch. Huyết áp trung b́nh là dưới 120/80 mmHg. Trên số này sau ba lần đo là bị cao huyết áp.
Cao huyết áp vẫn được coi là Tên Sát Nhân Thầm Lặng – Silent Killer, v́ có khả năng giết người mà không báo trước.
Người bị cao huyết áp cần được điều trị lâu dài. Bệnh nhân cần tham dự và hợp tác với bác sĩ trong việc điều trị này. Một trong những h́nh thức hợp tác rất quan trọng là sự tự đo huyết áp.
Sau đây là mục đích của tự đo huyết áp:
- Biết huyết áp của ḿnh cao thấp là bao nhiêu, để thay đổi nếp sống, giữ ǵn ăn uống và coi xem thuốc hạ huyết áp có công hiệu hay không.
- Cho bác sĩ hay kết quả đo huyết áp để bác sĩ điều chỉnh dược phẩm, duy tŕ huyết áp ở mức độ chấp nhận được.
- Để pḥng tránh các hậu quả trầm trọng khi huyết áp đột nhiên lên cao, như tai biến năo, heart attack, suy thận, khiếm thị do tổn thương vơng mạc.
Do đó, bệnh nhân bị cao huyết áp cần phải thường xuyên đo huyết áp ở nhà một cách đều đặn. Việc này tưởng như giản dị, nhưng cũng có nhiều điều cần lưu ư, để kết quả được chính xác.
Xin nhắc lại là huyết áp thay đổi tùy theo sự hoạt động của cơ thể và tùy theo thời gian trong ngày.
Huyết áp thấp nhất vào ban đêm trong khi ta ngủ, cho tới khi ta thức dậy vào buổi sáng. Ngay sau khi ta đứng dậy rời khỏi giường và bắt đầu sinh hoạt th́ huyết áp bắt đầu nhích lên tới cao độ vào buổi trưa. Tới nửa chiều th́ huyết áp xuống dần cho tới tối.
Nếu vào buổi sáng mà huyết áp lên cao và tiếp tục cao suốt ngày th́ có thể là ta bị cao huyết áp. Nên đo và ghi số kết quả trong vài ngày và cho bác sĩ hay để xác định bệnh.
Một số thắc mắc thường được nêu ra là khi nào đo huyết áp? Đo bao nhiêu lần trong ngày? Tại sao khi đi bác sĩ th́ huyết áp cao hơn là khi đo ở nhà? Tại sao kết quả đo không giống nhau sau khi đo hai ba lần? Máy đo huyết áp nào tốt…?
Xin lần lượt t́m hiểu.
1. Bao giờ th́ đo và đo mấy lần trong ngày?
Tùy theo t́nh trạng bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ gia đ́nh sẽ cho ta hay là phải đo bao nhiêu lần trong ngày.
Thường thường có thể đo vào buổi sáng trước khi uống thuốc hạ huyết áp hoặc ăn điểm tâm.
Không dưới 1 giờ sau khi vận động cơ thể, hút thuốc lá hoặc uống cà phê.
Nên nhớ là cần ngồi nghỉ thoải mái khoảng 10 phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ trong pḥng.
Không đặt máy đo ở cánh tay bị thương hoặc đang được truyền dịch tĩnh mạch.
Phụ nữ đă cắt bỏ một bên nhũ hoa bị bệnh, nên đo ở cánh tay phía bên kia.
Không đo huyết áp ngay sau khi vận động cơ thể hoặc đang trong t́nh trạng căng thẳng tinh thần.
Ta có thể đo hai lần một ngày trong hai tuần rồi một lần mỗi ngày trước khi uống thuốc. Khi máu đă tương đối b́nh thường th́ chỉ cần đo vài lần trong tuần.
2. Làm ǵ trước khi đo?
-Đi tiểu dốc hết bầu tâm sự trước khi đo.
-Ngồi nghỉ khoảng dăm ba phút, không nói chuyện trước khi đo.
-Ngồi thoải mái trên một cái ghế có dựa lưng và dựa tay, hai chân thoải mái để xuống sàn nhà, không bắt chéo cẳng chân.
-Vén tay áo, đặt cánh tay lên mặt bàn, ngang tầm trái tim, bàn tay ngửa.
-Nhẹ nhàng quấn ṿng bít (băng huyết áp) xung quanh phần trên của cánh tay trần. Quấn vừa chặt để ta vẫn luồn được ngón tay vào giữa ṿng và da.
-Nhớ đặt phần dưới của ṿng khoảng 1/2 cm trên nếp gấp của khuỷu tay.
3. Có mấy loại máy đo huyết áp?
Có hai loại hiện đang rất phổ biến:
a. Loại máy bơm bằng tay, có kim đồng hồ chỉ số huyết áp trong khi ta nghe nhịp tim bằng ống nghe. Loại này dễ mang theo khi di chuyển, có sẵn ống nghe nhịp tim, giá tiền vừa phải từ 20-30 Mỹ kim. Nhưng máy có vài điểm bất tiện là dễ hư, không chính xác, không thuận tiện cho người lăng tai v́ phải nghe nhịp tim bằng ống nghe. Mà lăo niên th́ cũng hay nghễnh ngăng, kém nghe.
b. Máy digital hiện nay phổ thông hơn, dễ đọc v́ con số hiện trên màn ảnh, dễ sử dụng, tiện lợi cho người bị kém thính giác v́ không phải nghe nhịp tim. Một vài loại máy có thể in kết quả, nhờ đó ta không phải ghi vào sổ tay. Máy có thể bơm căng bằng tay hay tự động, xả hơi th́ tự động.
Bất tiện của máy trước hết là đắt tiền hơn, từ 40 tới 100 Mỹ kim, độ chính xác của máy thay đổi khi cơ thể cử động hay khi nhịp tim không đều, máy cũng cần cục pin để điều hành.
Ít nhất mỗi năm một lần, mang máy đo huyết áp tới nhờ bác sĩ hoặc y tá kiểm soát coi xem máy c̣n hoạt động tốt hay không.
Máy đo với ống nghe
-Mang ống nghe nhịp tim vào hai tai;
-Đặt đĩa nghe nhịp tim của ống nghe vào phía trong của nếp gấp khuỷu tay;
-Lẹ làng bơm ṿng băng cho tới khi vượt quá huyết áp tâm thu (S) thường lệ khoảng 30-40 điểm. Bơm quá chậm có thể làm số đo sai lệch.
-Từ từ nhả van khoảng 2-3 mmHg/1giây để không khí thoát ra. Nhả quá nhanh ta sẽ không đọc được kết quả.
-Trong khi không khí bắt đầu thoát ra th́ tai để ư nghe nhịp tim xuất hiện. Khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên th́ đó là huyết áp tâm thu.
-Tiếp tục từ từ thả không khí, khi không c̣n nghe tiếng tim đập th́ lúc đó là huyết áp tâm trương.
-Ghi kết quả, huyết áp tâm thu trước rồi đến huyết áp tâm trương. Chẳng hạn 120/80 mmHg.
-Nếu muốn đo lại, nên đợi chừng vài ba phút rồi lại bơm hơi.
Thường thường nên đo ba lần, cách nhau 5 phút.
Nên đo ở cả hai cánh tay, bên nào có số đo cao th́ lấy số đó làm kết quả chính thức.
Máy digital
Máy có loại đo ở cổ tay hoặc cánh tay, đôi khi cũng đo được ở cổ chân.
-Đặt ṿng bít vào cánh tay. Ấn nút điện khởi động máy.
-Bơm tự động sẽ bắt đầu đưa hơi vào ṿng bít rồi từ từ nhả hơi.
-Đọc kết quả huyết áp trên màn h́nh và ghi kết quả.
-Muốn đo lại, đợi vài ba phút.
Nên dè dặt với kết quả từ các máy đo công cộng ở siêu thị, không được chính xác v́ máy không được điều chỉnh và cũng v́ ṿng băng có thể không vừa với cánh tay của ḿnh.
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới huyết áp?
Huyết áp có thể tạm thời thay đổi trong những hoàn cảnh sau đây:
-Khi ta ở trong tâm trạng lo âu căng thẳng th́ huyết áp tăng lên đáng kể và sẽ trở lại b́nh thường sau khi ta thoải mái thư giăn. V́ thế khi đi khám bệnh huyết áp thường hơi cao hơn khi đo ở nhà v́ nhiều người lúc đó cũng hơi emotion. Và cũng v́ thế, nên nghỉ vài phút trước khi đo.
-Nghiên cứu cho hay trong khi đo mà ta nói chuyện với người khác hoặc với nhân viên y tế, huyết áp cũng lên cao. V́ thế nên giữ im lặng trong khi đo.
-Nhiệt độ xung quanh như pḥng quá lạnh, mạch máu co lại cũng khiến cho huyết áp tạm thời nhích cao.
-Băng huyết áp quá nhỏ so với cánh tay có thể tăng huyết áp tới cả chục mmHg mà băng quá lớn lại cho số đo thấp hơn thường lệ.
-Khi đo, nên để cánh tay trực tiếp với băng huyết áp, v́ nếu mặc áo, huyết áp có thể cao hơn thường lệ. Nhớ cất bỏ trang sức vướng víu cánh tay, cổ tay.
-Đo huyết áp khi không ngồi nghỉ mấy phút có thể khiến cho huyết áp tâm thu tạm cao tới 10-20mmHg.
-Vị thế ngồi khi đo cũng quan trọng. Khi đo, nên ngồi hết sức thoải mái trên ghế, dựa lưng vào thành ghế, để cánh tay trên chỗ dựa tay ngang tầm trái tim, hai bàn chân chạm mặt đất, chân để thẳng không bắt chéo. Chéo chân có thể làm huyết tăng vài ba độ; cánh tay thấp hơn tim tăng huyết áp tới 2 độ mà thấp hơn cũng giảm vài ba độ.
-Hút thuốc lá trước khi đo huyết áp sẽ cao hơn, v́ chất nicotine trong thuốc là làm mạch máu co lại và sức ép của máu lên động mạch tăng. Vậy th́ đừng hút thuốc lá trước khi đo.
-Rượu và cà phê cũng làm tăng huyết áp, vậy ta nên tránh trước khi đo huyết áp.
-Ăn quá no huyết áp cũng hơi nhích cao, ví thể chỉ đo trước bữa ăn hoặc sau đó vài giờ.
-Và nhớ trút hết bầu tâm sự trước khi đo, v́ bàng quang đầy nước tiểu cũng khiến cho huyết áp tâm thu tăng tới 10-15mmHg.
-Nhưng đừng đo huyết áp sau khi đại tiện, huyết áp sẽ cao v́ đại tiện cũng là một activity.
-Một vài loại dược phẩm như thuốc chống cảm dị ứng, thuốc steroid, chữa viêm khớp, hen suyễn cũng khiến huyết áp lên cao.
Tóm lại, tự đo huyết áp cũng không lấy ǵ là khó, quư thân hữu nhỉ. Chỉ cần để ư tới các điều kể trên là có kết quả chính xác rồi.
Tuy nhiên, cũng xin đừng quên hẹn tái khám với bác sĩ theo đúng ngày hẹn để được theo dơi bởi nhà chuyên môn và cũng để t́m hiểu coi có biến chứng hay không.
Chúc quư thân hữu b́nh an, với huyết áp ở mức độ b́nh thường.
Người đàn ông 34 tuổi nhịn hắt hơi dẫn đến vỡ… cổ họng. Chúng ta không nên bịt mũi, mím chặt miệng để nhịn hắt hơi. Bác sĩ cảnh báo việc này có thể gây thủng màng nhĩ, vơ mạch máu năo,...
Người đàn ông 34 tuổi vỡ cổ họng v́ kiềm chế hắt hơi
Một nghiên cứu nhỏ năm 2013 cho thấy rằng hắt hơi có thể đẩy không khí ra khỏi mũi của bạn với tốc độ gần 10 mph (4,5 mét/giây). Trong lúc hắt hơi, tất cả áp suất không khí tích tụ trong phổi của bạn sẽ thoát qua mũi.
Tuy nhiên, nhiều người khi cảm thấy muốn hắt hơi, lại kiềm cơn hắt hơi bằng cách bịt mũi, mím chặt miệng khi hắt hơi nhằm ngăn lực bùng nổ. Tiêu biểu là trường hợp của người đàn ông 34 tuổi đến từ Leicester, Anh.
Người đàn ông này đă kiềm chế hắt hơi bằng cách bịt mũi, mím chặt miệng. Kết quả là cổ anh ta đau đớn, khiến anh ta không thể nuốt hoặc nói chuyện. Sau khi thấy t́nh trạng này kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, Leicester đă đến bệnh viện kiểm tra và phát hiện yết hầu của anh ta bị sưng.
Bóng được chỉ định bởi mũi tên màu đen là không khí xâm nhập vào mô mềm của cổ
Sau khi kiểm tra X quang, bác sĩ c̣n phát hiện không khí ṛ rỉ từ khí quản của người đàn ông thông qua chỗ bị vỡ và đi vào mô mềm của cổ. Nguyên nhân dẫn đến việc này chính là do hành động nhịn hắt hơi, khiến cổ, khí quản bị vỡ.
Sau đó, bệnh nhân phải ăn qua ống thông trong ṿng 7 ngày để chữa lành mô bị tổn thương. Sau một tuần, bệnh nhân được xuất viện, cơ thể hoàn toàn b́nh phục.
Kiềm chế hắt hơi c̣n có thể dẫn đến thủng màng nhĩ, vỡ mạch máu năo.
Một bác sĩ tại Khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Hoàng gia Hoàng gia Leicester cho biết: "Rất nguy hiểm nếu chúng ta kiềm chế hắt hơi thông qua việc bóp mũi và mím chặt miệng. Một báo cáo trong Tạp chí Y khoa Anh cảnh báo rằng kiềm chế hắt hơi cũng có thể làm thủng màng nhĩ tai, thậm chí c̣n làm vỡ mạch máu năo, do đó điều này cần phải tránh”.
Kiềm chế hắt hơi có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm
Theo các bác sĩ, khi chặn đường thoát không khí bằng cách bịt mũi hoặc mím chặt miệng trong lúc hắt hơi, không khí sẽ bị đẩy vào tai. Áp lực không khí sẽ có thể đi vào tai giữa và gây ảnh hưởng xấu lên màng nhĩ, có thể dẫn đến mất thính giác hoặc chóng mặt kéo dài.
Ngoài ra, việc cố kiềm cơn hắt hơi có thể đem đến nhiều ảnh hưởng khác như gây co giật và làm mạch máu vỡ ra dẫn đến những cơn ngạt thở, gây thương tích cơ hoành - một cơ ngang trải dài qua phía dưới xương sườn.
Ngoài ra, một sự gia tăng đột ngột áp lực do hắt hơi bị tắc có thể làm vỡ các mạch máu năo, gây thương tích cổ hoặc ảnh hưởng xấu đến những người vừa phẫu thuật xoang trong thời gian trước đó.
Trong những trường hợp cực đoan nhất, việc ḱm hắt hơi có thể gây ra đột quỵ dẫn đến tử vong. Do vậy, các bác sĩ cảnh báo việc kiềm chế cơn hắt hơi là một hành vi rất nguy hiểm và cần tránh làm như vậy.
Hắt hơi cũng có thể lây bệnh
Các nghiên cứu đă chỉ ra rằng khi hắt hơi có chứa 100.000 giọt nước bọt, và có hàng ngàn vi khuẩn gây bệnh trong những giọt nước bọt này, chúng sẽ bay về phía trước với tốc độ 41 mét mỗi giây nếu bệnh nhân ở đối diện bạn. Hắt hơi, nó có khả năng lây lan cảm cúm, viêm mũi, ngoài ra cũng có thể lây lan các bệnh như quai bị và bệnh lao.
Do vậy, các bác sĩ cho biết, tốt nhất khi hắt hơi dùng khăn giấy để che chắn. Bộ Y tế khuyến cáo, khi bị bệnh cúm, dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Khi hắt hơi, hoặc ho cần phải che miệng bằng khăn giấy, sau đó bỏ giấy vào thùng giác và rửa tay sạch sẽ để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn.
Vào buổi sáng hôm đó, khi xuống chuồng vắt sữa ḅ như thường lệ, một trại chủ thấy b́nh sữa bỏ quên trong góc nhà. Cầm lên coi, ông ta thấy sữa hơi đông lại, ngửi không thấy hư, ông ta bèn nếm. Sữa có vị hơi chua chua, ngọt ngọt và thơm. Tiếc của Trời, ông ta mang về cho bà vợ và cả nhà cùng ăn. Ai cũng khen ngon và không bị phản ứng ǵ!
Trại chủ liền khoe với lối xóm là đă chế được món sữa đặc biệt. Ông ta tiếp tục “bỏ quên” nhiều b́nh sữa như thế rồi mang ra chợ bán. Mọi người đều ưa thích món sữa “bỏ quên” này và ông ta đă kiếm được rất nhiều tiền.
Sữa chua được khám phá ra như thế, và nhanh chóng được phổ biến khắp nơi.
Rồi đến thời kỳ Phục Hưng ở bên Pháp vào đầu thế kỷ thứ 16, vua Francois I bị chứng đau bụng đi cầu đă lâu ngày, mọi danh y đều bó tay. Một thầy thuốc người Thổ Nhĩ Kỳ được mời đến. Sau khi khám bệnh, ông ta cho nhà vua dùng một bài thuốc gia truyền trong một tuần lễ, nhà vua khỏi bệnh. Đó là món sữa chua mà gia đ́nh vị lang y kia vẫn dùng để chữa cho dân chúng bị bệnh khó tiêu.
Từ đó, sữa chua được liên tục dùng khắp nơi trên thế giới như một thực phẩm và thuốc trị bệnh theo.
Khám phá khoa học về sữa chua
Nhưng phải đợi tới đầu thế kỷ thứ 20 th́ nguyên lư tạo thành sữa chua mới được làm sáng tỏ qua nghiên cứu của một bác học người Nga, ông Ilya Metchinov (1845-1916).
Nhà khoa học này khao khát đi t́m một phương thức kéo dài tuổi thọ. Do đó, ông rất quan tâm đến một nhóm dân Bulgaria có tỷ lệ rất cao số người sống đến trên một trăm tuổi. Ông nhận thấy là họ tiêu thụ nhiều sữa chua. V́ thế, ông bắt đầu t́m hiểu đặc tính của loại sữa này và thấy trong sữa có những vi sinh vật làm thay đổi hóa chất của sữa, khiến sữa trở thành tốt hơn cho sức khỏe con người. Ông ta đặt tên cho một trong nhiều vi sinh vật đó là Lactobacillus Bulgaricus.
Từ đó sữa chua được chế biến khoa học hơn. Cũng xin lưu ư là Ilya Metchinkoff được giải thưởng Nobel về Y Học năm 1908 nhờ sự khám phá ra tính miễn dịch trong cơ thể con người. Ông cũng là bạn thân của nhà bác học nổi tiếng Louis Pasteur của nước Pháp.
Theo định nghĩa của Codex Alimentarius Commissions, một tổ chức quốc tế có nhiều uy tín trong việc đưa ra các tiêu chuẩn chung về thực phẩm, sữa chua là sản phẩm từ sữa được lên men và làm đông đặc bằng cách để cho bay hơi. Trong những điều kiện thuận lợi về thời gian và nhiệt độ, đường lactose của sữa chuyển thành acid lactic, dưới tác dụng của các vi sinh vật như Streptocoous thermophilus, Lactobacillus Bulgaricus,Lactobaci llus acidophilus... Sau đó sữa trở thành một chất giống như kem và có vị chua đặc biệt.
Yogurt có thể làm từ sữa cừu, sữa dê, sữa trâu... nhưng thường thường là từ sữa ḅ.
Sữa chua cung cấp số năng lượng tương đương với sữa tươi, nhưng giá trị dinh dưỡng cao hơn. Sữa chua có nhiều chất đạm, carbohydrat, sinh tố, các khoáng calci, phosphat, potassium, niacin, riboflavin. Chất đạm trong sữa chua rất dễ tiêu và dễ hấp thụ vào máu.
Trong 100g sữa chua có: 4,3g chất đạm, 4,8 g carbohydrat, 1,1 g chất béo, 4 mg cholesterol, 173 mg calci, 0,18 mg riboflavin, 110 mg phosphor và cung cấp 50 calori. Nước chiếm tỷ lệ 88% và là nguồn cung cấp nước rất tốt cho cơ thể.
Nhiều người khi uống sữa tươi vào là bị tiêu chẩy, v́ không tiêu hóa được đường lactose trong sữa. Khi dùng sữa chua th́ không có vấn đề, v́ đường này đă được chuyển hóa ra lactic acid.
Lactic acid và vi sinh vật trong sữa chua làm tăng độ chua trong bao tử, giúp sự tiêu hóa chất đạm và sinh tố C được dễ dàng
Công dụng chữa bệnh của sữa chua
Cách đây hơn nửa thế kỷ, Ilya Ilich Metchnikov đă nêu ra giả thuyết là một số bệnh tật gây ra do độc tố từ vi trùng trong ruột bị hư rữa, đưa đến phá hoại thành mạch máu. Theo ông ta, sự việc này có thể ngăn ngừa bằng các vi sinh vật trong sữa chua.
Sau đó các khoa học gia đă dành nhiều cố gắng để nghiên cứu về công dụng của sữa chua. Theo dơi công dụng này ở cơ thể con người có phần khó khăn, nên đa số đều thực hiện với những con chuột trong pḥng thí nghiệm. Kết quả đều cho thấy là sữa chua rất tốt và có ích để chữa một vài bệnh.
1 - Sữa chua giúp tiêu hóa đường lactose trong sữa:
Theo thống kê, hiện nay có khoảng 75% người lớn tuổi trên thế giới không tiêu hóa được đường lactose trong sữa, nhất là dân châu Á và châu Phi. Khi uống sữa là họ bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chẩy... Nguyên do là v́ họ thiếu lactase để tiêu hóa đường sữa lactose. Khi ăn sữa chua, họ tránh được vấn đề trên v́ lactose đă được chuyển ra lactic acid.
2 - Sữa chua chữa bệnh tiêu chẩy
Trong ruột có rất nhiều vi sinh vật có lợi cũng như có hại, đua nhau tăng trưởng. Loại nào phát triển mạnh hơn th́ sẽ tạo ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và sức khỏe con người.
Ruột trẻ em có nhiều vi khuẩn E Coli gây ra tiêu chẩy. Sữa chua có thể chữa một số trường hợp tiêu chẩy.
Một nghiên cứu ở Nữu Ước năm 1963 đă so sánh tác dụng của sữa chua với hỗn hợp thuốc trị tiêu chẩy Kaopectate và kháng sinh neomycin. Kết quả cho thấy là vi sinh vật trong sữa chua rút ngắn thời gian bị tiêu chẩy.
Các nhà nghiên cứu ở Ư nhận thấy sữa chua làm giảm số vi khuẩn E Coli trong ruột. Sữa chua cũng làm bớt tiêu chẩy gây ra do thuốc kháng sinh. Ở các nước Ư và Nga, sữa chua được cho trẻ em bị tiêu chẩy dùng để chữa bệnh này.
Bên Nhật, sữa chua được dùng để trị bệnh kiết lỵ.
Năm 1995, cơ quan Y Tế Thế giới (WHO) có khuyến cáo là khi chữa tiêu chẩy, nên thay thế sữa thường bằng sữa chua, v́ sữa chua dễ tiêu hơn , có thể ngừa thiếu dinh dưỡng.
Nhiều nghiên cứu khác cho hay sữa chua c̣n có tác dụng nhuận tràng
3 - Sữa chua có chất kháng sinh
Bác sĩ Khem Shahani, một chuyên gia nổi tiếng trên thế giới về sữa chua, thuộc trường Đại học Nebraska, cho hay là ông ta đă phân tích được hai loại kháng sinh từ sữa chua do các vi sinh vật L acidophilus và L. bulgaris tiết ra.
Các nghiên cứu ở Nhật, Ư, Thụy sĩ, Hoa Kỳ đều cho là vi sinh vật trong sữa chua có thể tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
4 - Sữa chua làm giảm cholesterol trong máu
Các nhà quan sát nhận thấy dân chúng ở bộ lạc Maasai bên châu Phi dùng tới 2 lít sữa chua mồi ngày và lượng cholesterol trong máu rất thấp. Họ kết luận là sữa chua có thể làm hạ cholesterol.
Bác sĩ George Mann đă t́m ra một chất trong sữa chua mà ông ta đặt tên là hydroxymethyl glutarate có đặc tính làm giảm cholesterol . Sau đó, nhiều nghiên cứu kế tiếp cũng đưa tới kết luận là sữa chua làm tăng mức cholesterol lành HDL và hạ thấp tổng lượng cholesterol trong máu.
5 - Sữa chua làm tăng tính miễn dịch
Các nhà nghiên cứu ở Pháp đă chứng minh là sữa chua làm tăng miễn dịch tính ở chuột trong pḥng thí nghiệm. Năm 1986, nhóm khoa học gia ở Ư tiến xa hơn với kết luận là vi sinh vật trong sữa chua làm tăng tính miễn dịch ở người qua việc gia tăng sản xuất kháng thể.
Sữa chua cũng làm giảm bớt các triệu chứng của dị ứng mũi.
6 - Sữa chua với bệnh ung thư
Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Nam Tư cho biết vi sinh vật L. bulgaricus trong sữa chua tiết ra chất blastolyn có thể ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư loại Rous Sarcoma.
Kết quả nghiên cứu tại đại học Boston bên Mỹ và bên Pháp đều kết luận là L. acidophilus chống được ung thư vú và ruột già bằng cách làm giảm hóa chất gây ung thư trong ruột già. Bác sĩ Shahani cũng đồng ư là vi sinh vật L. acidophilus ngăn chặn ung thư ở loài chuột.
7 - Sữa chua ngừa loét bao tử
Bác sĩ Samuel Money thuộc Trung Tâm Y khoa Brooklyn, Nữu Ước, cho hay trong sữa chua có chất kích thích Prostaglandin. Chất này có khả năng che trở niêm mạc bao tử với tác nhân độc hại như thuốc lá, rượu và do đó ngừa được bệnh loét bao tử. Chất Prostaglandin hiện đang được tổng hợp để làm thuốc chữa bệnh bao tử.
Ngoài ra trong sữa chua c̣n có chất tryptophan có tác dụng làm dịu thần kinh, dễ ngủ. Đồng thời kết quả nghiên cứu tại Đại học Massachusett lại cho thấy sữa chua có tác dụng hưng phấn, làm ta tỉnh táo.
Sữa chua cũng làm bớt nhiễm độc nấm ở cơ quan sinh dục nữ giới.
Chọn lựa sữa chua
Sữa chua được bầy bán với nhiều nhăn hiệu khác nhau, cũng như được pha thêm trái cây cho có hương vị đặc biệt. Có loại sữa chua giữ nguyên chất béo, có loại đă được lấy bớt đi.
Nhăn hiệu trên hộp sữa có ghi chú rơ ràng thành phần dinh dưỡng, như là có bao nhiêu calori, số lượng chất béo băo ḥa, cholesterol, muối sodium, chất carbohydrat, đường, chất xơ, đạm chất, sinh tố A, C, chất sắt và calci.
Điều quan trọng là sản phẩm phải có vi sinh vật c̣n sống (live cultures). Ta thường thấy ghi tắt chữ LAC (Live and Active Cultures) của Hiệp Hội các nhà Sản Xuất sữa chua Hoa Kỳ, có nghĩa là 100 g sữa chua chứa ít nhất 100 triệu vi sinh vật c̣n sống và hoạt động. V́ có sinh vật sống nên sữa chua cần được giữ trong tủ lạnh, tránh bị hơi nóng hủy hoại.
Cách làm sữa chua
Cách thức làm sữa chua dùng trong gia đ́nh cũng đơn giản. Chúng ta chỉ cần thực hiện các bước tuần tự như sau:
Chuẩn bị khoảng 2 lít sữa bột ít chất béo, một lon sữa đặc không đường, một th́a sữa chua ít chất béo. Pha lẫn hai loại sữa, khuấy cho đều với một chiếc th́a bằng gỗ, đun sôi với nhiệt độ vừa phải.
Trong khi đun vẫn tiếp tục khuấy để sữa khỏi bị cháy dưới đáy nồi. Khi sữa sôi có bọt th́ nhắc ra, để nguội. Khi sữa nguội tới mức mà ta nhúng ngón tay vào mà không bị bỏng ( khoảng từ 40ºC - 46ºC), th́ cho th́a sữa chua vào, khuấy cho đều với một cái muỗng bằng gỗ khoảng 30 giây. Nhớ khuấy theo một chiều để vi sinh vật không bị tổn thương.
Phủ lên nắp b́nh mấy tờ giấy để hút bớt nước bốc hơi và để sữa đặc lại. Đậy nắp b́nh, bọc chung quanh bằng một cái chăn len, để qua đêm, sáng sau là sẵn sàng để ăn. Ta có thể pha thêm các loại trái cây hay hạt ngũ cốc khô để có thêm hương vị đặc biệt.
Kết luận
Sữa chua là một trong nhiều món ăn được nhiều người ưa thích và là món ăn vặt rất hấp dẫn giữa hai bữa cơm chính.
Ngoài hương vị ngon, sữa chua c̣n có nhiều chất dinh dưỡng, chất kháng sinh, chất chống ung thư, có khả năng làm giảm cholesterol, đặc biệt là chất đạm trong sữa chua rất dễ tiêu.
Người bị bất dung với sữa thường, có thể thay thế bằng sữa chua.
Với một ly nhỏ sữa chua mỗi ngày, ta có đủ số lượng calci cần thiết. Trẻ em trên ba tháng cũng có thể dùng sữa chua được rồi.
Asen (thạch tín) là một trong những nguyên tố độc nhất thế giới, xuất hiện cả trong môi trường tự nhiên lẫn tạo ra từ hoạt động của con người. Nước, không khí, thức ăn, đất đai,... chỉ là một vài trong vô số nơi có chứa asen. Từ năm 1991, cơ quan quản lư dược phẩm và thực phẩm Mỹ đă bắt đầu nghiên cứu về hàm lượng asen trong thực phẩm của con người và cuối cùng, họ khẳng định rằng không phải lúc nào asen cũng là thuốc độc giống như như trong phim kiếm hiệp.
Asen có 2 dạng hữu cơ và vô cơ, chúng tồn tại ở khắp mọi nơi
Lật bản tuần hoàn các nguyên tố hóa học ra, nh́n vào ḍng 4 cột 15 sẽ thấy As, đó chính là Asen. Dưới góc độ hóa học, nó là một á kim độc với nhiều dạng thù h́nh khác nhau: màu vàng (phân tử phi kim) và màu đen xám (á kim). Asen và các hợp chất của nó thường được sử dụng trong thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,... và tất nhiên, nó được biết tới như một loại thuốc độc khét tiếng trong lịch sử nhân loại. Trên thực tế, rất khó để bạn t́m được Asen ở dạng đơn chất mà phần lớn, nó nằm cùng với các nguyên tố khác dưới dạng hợp chất.
Người ta chia các hợp chất có chứa asen thành 2 nhóm gồm:
•Asen hữu cơ: phần lớn nằm trong thực vật và mô thịt động vật. Đây là dạng asen vô hại đối với con người.
•Asen vô cơ: có thể nằm trong đất đá hoặc dưới dạng ḥa tan vào nước. Đây chính là dạng asen có độc tính cao, chủ yếu xuất phát từ quá tŕnh sản xuất công nghiệp.
Cả 2 nhóm trên, đặc biệt là asen vô cơ đều tồn tại trong môi trường và nồng độ của nó tùy vào mức độ ô nhiễm môi trường, từ đó quyết định xem nó có ảnh hưởng tới sức khỏe con người hay không.
Asen có mặt trong gần như mọi loại thức ăn bạn ăn hàng ngày!
Không phải đợi tới khi lấy gói bột màu vàng bỏ vào nồi để hạ độc giống như trong phim kiếm hiệp th́ thức ăn mới có chứahưa asen mà trên thực tế, asen xuất hiện trong gần như tất cả mọi loại thức ăn nước uống. Tuy nhiên thường nó chỉ tồn tại với nồng độ nhỏ hoặc rất nhỏ. Cá biệt, một số nguồn asen có nồng độ cao bao gồm:
•Nước uống bị ô nhiễm: Hàng triệu người trên khắp thế giới đang phải tiếp xúc, sử dụng nước uống có chứa hàm lượng asen vô cơ cao.
•Hải sản: Cá, tôm, ṣ, ốc và một số hải sản khác có thể chứa lượng lớn asen hữu cơ. Tuy nhiên, một số ít hải sản cụ thể c̣n có chứa cả asen vô cơ.
•Gạo: asen có thể t́m thấy trong nhiều loại thực vật nhưng gạo và các loại thực phẩm từ gạo có hàm lượng asen được cho là cao hơn. Trên thực tế, đây chính là nguồn thực phẩm lớn nhất có chứa asen vô cơ vốn có độc tính cao hơn. Tuy nhiên, hàm lượng đó vẫn an toàn đối với chế độ dinh dưỡng ăn gạo mỗi ngày.
Nguyên nhân khiến cho gạo có hàm lượng asen cao hơn những loại thực vật khác là do điều kiện canh tác. Mặc dù hiện tại những loại thuốc bảo vệ thực vật chứa asen phần lớn đă bị cấm sản xuất hoặc sử dụng nhưng một khi đă xài, dư lượng của nó vẫn c̣n tồn tại trong đất rất lâu, có thể là 50 năm hoặc hơn nữa.
Trong khi đó, lúa lại chủ yếu được trồng trên các cánh đồng nhiều nước, từ đó lượng asen vô cơ sau đó sẽ theo đất, nước xâm nhập vào hạt lúa dễ dàng hơn. May mắn là asen tồn tại trên hạt lúa chủ yếu tập trung ở phần vỏ và lớp ngoài hạt gạo, qua quá tŕnh xay xát đă vơi đi phần nào. Sau đó tới khi nấu cơm, chúng ta được dặn phải vo gạo trước khi nấu, từ đó sẽ đẩy lượng asen xuống tới mức ít gây hại nhất. Đây có lẽ cũng là lư do v́ sao mà "Tấm ít độc hơn Cám" nhỉ?
Các loại thực vật, rau củ quả và hạt khác cũng có chứa hàm lượng nhất định asen trong đó bởi chúng vẫn được canh tác trên đất đai mà trong đó th́ vẫn c̣n asen tự nhiên. Tương tự, asen có mặt trong nước và thủy hải sản cũng có chứa asen, tất nhiên th́ nồng độ tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Vậy cây trồng hũu cơ có asen không? Câu trả lời là có bởi bản chất nó vẫn trồng trên đất vốn có chứa asen tự nhiên trong đó, bất kể phương pháp canh tác là theo tập quán thông thường hay theo canh tác hữu cơ.
Asen độc nhưng chỉ khi bỏ cả gói nguyên chất vào thức ăn th́ mới chết! B́nh thường, chúng ta ăn asen mỗi ngày!
Khỏi cần phải nói, asen nguyên chất là loại hóa chất cực độc. Nó được ví như độc của các vị vua và vua của các thuốc độc. Tại sao? Nguyên nhân là do từ thời cổ người ta đă dùng asen để hạ độc lẫn nhau. Triệu chứng ngộ độc của nó là khá mập mờ nên rất dễ dùng trong việc hạ độc. Tất nhiên th́ ngày nay người ta đă biết tới độc tính của nó nên thậm chí là diệt chuột th́ cũng ít dùng bởi tính nguy hiểm của nó.
Khi vượt quá ngưỡng an toàn th́ asen trong thực phẩm, nước uống hoặc không khí sẽ trở thành chất độc gây nguy hiểm cho con người. Hiệp hội chính phủ Mỹ về vệ sinh công nghiệp quy định nồng độ asen không thể vượt quá 10 microgram trong 1 mét khối không khí. Cục bảo vệ môi trường Mỹ quy định lượng asen trong nước không thể vượt quá 10 phần tỷ (PPB). C̣n cơ quan quản lư dược phẩm và thực phẩm Mỹ quy định rằng trong thức ăn, nồng độ asen tối đa chỉ là 0,5 tới 2 phần tỷ.
Tuy nhiên, ở cấp độ b́nh thường, mỗi người chúng ta mỗi ngày đều nạp vào cơ thể một lượng asen nhất định, bất kể là bạn ở đâu, ăn ở sạch tới mức nào. FDA khẳng định chế độ dinh dưỡng mỗi ngày có rất ít lượng asen và do đó, nó không gây ra bất kỳ tác động ngộ độc cấp tính nào đối với cơ thể. Nếu dung nạp hàm lượng lớn trong thời gian dài th́ có thể dẫn tới nhiều tác động như tăng nguy cơ ung thư, làm hẹp hoặc tắt nghẽn mạch máu, gây cao huyết áp, bệnh tim hoặc tiểu đường type 2. Asen đồng thời c̣n có tác động tới thần kinh, đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên, nếu tiếp xúc với asen trong thời gian dài sẽ gây suy giảm chức năng năo, từ đó ảnh hưởng tới khả năng tiếp thu, học tập và trí nhớ.
Hăy tránh xa thuốc chuột! B́nh thường cứ ăn uống thực phẩm sạch thoải mái, c̣n nhiều thứ khác đáng lo hơn!
Bản thân thực phẩm b́nh thường vẫn có chứa asen và lượng asen này là không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên nếu vẫn quan tâm và muốn làm giảm lượng asen trong thực phẩm xuống phức tối thiểu hơn nữa th́ tùy vào loại thực phẩm mà có cách thức khác nhau, chủ yếu trong khâu sơ chế và nấu thức ăn. Có một nghịch lư là gạo lức được cho là có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gạo thường nhưng do không trải qua quá tŕnh xay xát mạnh mẽ, dư lượng asen trong đó cũng cao hơn. Và cách làm giảm thiểu lượng asen trong cả gạo trắng lẫn gạp lức chính là vo kỹ và nấu trong nước sạch asen. Thử nghiệm cho thấy việc vo gạo trước khi nấu sẽ làm giảm 10 - 28% lượng asen trong đó, đồng thời vo với nhiều nước sẽ làm giảm lượng asen trong gạo, đổi lại th́ hàm lượng dinh dưỡng cũng sẽ theo đó mà ra ngoài nhiều hơn.
Cần lưu ư rằng ngay cả đối với gạo lức và sơ chế theo kỹ thông thông thường mà chúng ta hay làm hàng ngày vẫn an toàn cho sức khỏe. Nói cách khác, chế độ ăn uống với các loại thực phẩm b́nh thường, dù vẫn có asen ở đó nhưng hàm lượng vẫn ở mức an toàn, không cần đáng lo ngại. Hăy dành mối lo đó cho những loại thực phẩm bẩn, sử dụng nhiều hóa chất,... Gơ bài đă dài, ḿnh đói rồi. Giờ sẽ đi ăn cơm, canh cá, thịt kho, rau luộc,... sau đó tráng miệng bằng dĩa xoài sống chấm mắm đường và làm thêm ly nước chanh ngon lành. Không hề lo!
Tham khảo FDA, Wiki, Prevention, Dailymail, WHO, WW
SUY TIM
Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Heart Association)
Biên Soạn: 2012
SUY TIM LÀ G̀?
Nếu quư vị bị suy tim, quư vị không đơn độc. Hiện nay, có khoảng 5,7 triệu người Mỹ đang sống chung với căn bệnh này Trên thực tế, suy tim là một trong những lư do thông thường nhất khiến cho những người ở độ tuổi 65 trở lên phải vào bệnh viện. Có thể phải mất nhiều năm để cho bệnh suy tim phát triển. Suy tim c̣n được gọi là suy tim sung huyết khi dịch tích tụ trong các phần khác nhau của cơ thể. Vậy nếu quư vị chưa bị nhưng có nguy cơ bị suy tim, quư vị nên thay đổi lối sống ngay bây giờ để pḥng ngừa nó!
Các triệu chứng suy tim thường phát triển trong nhiều tuần hay nhiều tháng khi tim quư vị trở nên yếu hơn và ít có khả năng hơn trong việc bơm lượng máu cần thiết cho cơ thể. Suy tim thường làm cho tim to ra (tâm thất trái).
TIM CỦA QUƯ VỊ CÓ NGƯNG ĐẬP KHÔNG?
Khi quư vị bị suy tim, điều đó không có nghĩa là tim quư vị đă ngừng đập. Nó có nghĩa là tim quư vị không bơm máu như nó phải làm. Tim vẫn làm việc, nhưng nhu cầu của cơ thể đối với máu và oxy không được đáp ứng.
Suy tim có thể xấu đi nếu không được điều trị. Điều rất quan trọng là phải làm những ǵ bác sĩ của quư vị bảo quư vị làm. Khi quư vị thực hiện những sự thay đổi lành mạnh, quư vị có thể cảm thấy khỏe hơn nhiều và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn!
ĐIỀU G̀ CÓ THỂ XẢY RA?
•im của bạn không bơm đủ máu.
•Máu bị ứ trong tĩnh mạch.
•Chất dịch tích tụ, làm cho bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân bị sưng. Chứng này gọi là "phù".
•Cơ thể chứa quá nhiều dịch.
•Dịch tích tụ trong phổi, gọi là "sung huyết phổi."
•Cơ thể quư vị không nhận được đủ máu, thức ăn và ôxy.
CÁC DẤU HIỆU CỦA SUY TIM LÀ G̀?
•Thở gấp, đặc biệt là khi nằm
•Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức
•Ho hay thở kḥ khè, đặc biệt khi quư vị luyện tập hay nằm
•Sưng bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân
•Tăng cân do tích tụ dịch
•Nhầm lẫn hay không thể suy nghĩ sáng suốt
ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN?
Nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim là bệnh động mạch vành (CAD). CAD xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho cơ tim bị hẹp do chất béo tích tụ, c̣n gọi là mảng bám.
Các yếu tố nguy cơ thường dẫn đến suy tim là:
•Cơn đau tim trước đây đă gây nên một số tổn thương cho cơ tim
•Các khiếm khuyết bẩm sinh của tim
•Cao huyết áp
•Bệnh lư van tim
•Các bệnh của cơ tim
•Tim và/hoặc các van tim bị viêm
•Nhịp tim bất thường (chứng loạn nhịp tim)
•Thừa cân
•Bệnh tiểu đường
•Các vấn đề của tuyến thượng thận
•Lạm dụng rượu bia hoặc dược chất
•Một số loại h́nh hóa trị liệu
SUY TIM ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ RA SAO?
•Bác sĩ của quư vị có thể cho quư vị dùng thuốc giúp tăng cường tim và thuốc lợi tiểu để giúp cơ thể của quư vị loại bỏ lượng dịch dư thừa.
•Bác sĩ của quư vị sẽ khuyến cáo quư vị một chế độ ăn ít natri (muối)
•Quư vị có thể được cung cấp ôxy để dùng tại nhà.
•Bác sĩ của quư vị có thể đề nghị một số thay đổi trong lối sống.
•Trong một số trường hợp, có thể cần phẫu thuật hoặc các thiết bị về tim.
TÔI CÓ THỂ LÀM G̀ ĐỂ KIỂM SOÁT CHỨNG SUY TIM CỦA M̀NH?
•Hăy làm theo lời khuyên của bác sĩ.
•Nếu quư vị đang hút thuốc lá, hăy bỏ hút.
•Hăy dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
•Cân hàng ngày để xem có tăng cân do lượng dịch gia tăng hay không.
•Theo dơi lượng chất lỏng đưa vào cơ thể mỗi ngày.
•Theo dơi huyết áp của quư vị hàng ngày.
•Giảm cân hoặc duy tŕ cân nặng theo khuyến cáo của bác sĩ.
•Tránh hoặc hạn chế rượu bia và chất caffeine.
•Ăn một chế độ ăn có lợi cho tim, với ít muối và chất béo băo ḥa.
•Ăn ít muối và ít những thức ăn có muối.
•Hăy năng hoạt động thể chất.
•Nghỉ ngơi đầy đủ.
CÓ THỂ T̀M HIỂU SÂU HƠN BẰNG CÁCH NÀO?
•Hăy bàn thảo với bác sĩ, y tá hoặc chuyên gia y tế của quư vị. Nếu quư vị có bệnh tim hoặc đă từng bị đột quỵ, các thành viên trong gia đ́nh quư vị cũng có thể có nguy cơ cao. Đối với họ, thay đổi ngay bây giờ để giảm nguy cơ là điều rất quan trọng.
•Hăy gọi 1-800-AHA-USA1 (1-800-242-8721), hoặc ghé thăm heart.org để t́m hiểu thêm về bệnh tim.
•Để biết thông tin về đột quỵ, hăy gọi 1-888-4-STROKE (1-888-478-7653) hoặc ghé thăm trang trực tuyến của chúng tôi tại StrokeAssociation.or g.
Chúng tôi có nhiều tờ thông tin và sách hướng dẫn giúp quư vị có được những lựa chọn lành mạnh hơn để giảm nhẹ nguy cơ, kiểm soát bệnh tật hoặc chăm sóc cho người thân. Ghé thăm heart.org/answersbyheart để t́m hiểu thêm.
SUY TIM VÀ SỐC TIM
(INSUFFISANCE CARDIAQUE ET CHOC CARDIOGENIQUE)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
Jean-Louis Vincent
Chef du service des soins intensifs
Hôpital Erasme
SUY TIM
(INSUFFISANCE CARDIAQUE)
Suy tim có thể được định nghĩa như là tim không có khả năng đẩy một lượng máu đầy đủ tương ứng với nhu cầu oxy của các mô.
I/ SINH LƯ BỆNH LƯ.
1/ KHẢ NĂNG CO BÓP (CONTRACTILITE) :
Thời gian của điện thế động bị kéo dài trong thời kỳ suy tim, do sự chậm lại của quá tŕnh bắt giữ lại của calcium (recapture calcium) bởi mô lưới nội chất (réticulum endoplasmique) trong thời kỳ thu tâm. Sự thu giảm hoạt tính của ATPase, chịu trách nhiệm sự bắt giữ lại của calcium bởi mô lưới nội chất, tỷ lệ trực tiếp với mức độ nghiêm trọng của suy tim. Thật vậy, mô lưới không có khả năng phóng thích đủ calcium trong thời kỳ thu tâm bởi v́ nó đă không tích trữ đủ trong thời kỳ trương tâm trước đó. Hoạt tính của trao đổi Na/Ca gia tăng, và chịu trách nhiệm một sự xuất quá mức của calcium trong thời kỳ trương tâm. Có thể đó là một cơ chế bù nhằm ngăn ngừa sự ứ đọng trong tế bào của calcium. Thật vậy, việc cố gắng gia tăng dung lượng của calcium của cơ tim một cách kéo dài có thể có hại, bởi v́ sự thặng dư calcium có thể làm gia tăng nhu cầu oxy của cơ tim và có thể gây loạn nhịp. Có lẽ đó là lư đó tại sao, việc cho kéo dài các tác nhân inotrope dương tính (các tác nhân adrénergique hay các inhibiteurs de la phosphodiestérase) làm gia tăng hơn là làm giảm tỷ lệ tử vong của suy tim.
2/ TẦN SỐ TIM (FREQUENCE CARDIAQUE)
Trong những điều kiện sinh lư, một sự gia tăng tần số tim đưa đến một sự gia tăng tính co bóp (hiệu quả Bowditch). Tuy nhiên hiệu quả này giảm dần khi suy tim càng trầm trọng, v́ vậy sự gia tăng tần số tim bởi một pacing(mà không có tim đập chậm nghiêm trọng) nói chung không làm gia tăng lưu lượng tim trong những suy tim nặng.
3/ NHỮNG BIẾN ĐỔI GÁNH (ALTERATIONS DE CHARGE) :
Suy tim kèm theo những hiện tượng bù nhằm :
• Gia tăng tiền gánh thất (précharge ventriculaire) do sự ứ nước và muối (rétention hydrosodée), như thế sẽ góp phần duy tŕ thể tích phóng máu (volume éjectionnel) theo liên hệ Frank-Starling ; tuy nhiên hiện tượng này có thể dẫn đến sự tạo phù phổi và toàn thân, một bộ phận của bệnh cảnh lâm sàng suy tim sung huyết (insuffisance cardiaque congestive).
• Duy tŕ áp lực tưới máu (pression de perfusion) của các cơ quan bằng một sự co mạch ngoại biên (ngay cả khi những chất giăn mạch như adrénomédulline cũng đuợc phóng thích với số lượng lớn hơn) ; tuy nhiên hiện tượng này có thể đưa đến một sự gia tăng hậu gánh tâm thất (postcharge ventriculaire).
• Gây nên một “ remodeling ” ; ph́ đại tâm thất ở một vài nơi, có thể một cách không thích hợp, và sự giăn tâm thất ; tuy nhiên hiện tượng này có thể làm biến đổi chuyển hóa của cơ tim.
II/ LOẠN NĂNG TRƯƠNG TÂM (DYSFONCTION DIASTOLIQUE).
Trong loạn năng trương tâm, sự về đầy thất (remplissage ventriculaire) bị biến đổi hoặc bởi một sự giảm giăn (relaxation) (trong giai đoạn protodiastolique), hoặc bằng một biến đổi độ giăn (compliance) (giai đoạn télédiastolique) hoặc cả hai. Những hậu quả là nhu cầu giữ những áp lực làm đầy (pression de remplissage) cao, cần thiết để duy tŕ một thể tích phóng máu (volume éjectionnel) và một lưu lượng tim đầy đủ.
Những nguyên nhân chính là :
• thiếu máu cục bộ cơ tim (ischémie cardiaque) ;
• ph́ đại tâm thất đồng tâm (hypertrophie ventriculaire concentrique) : cao huyết áp, hẹp van động mạch chủ ;
• bệnh cơ tim ph́ đại (cardiomyopathie hypertrophique) : gây tắc hay không gây tắc ;
• thâm nhiễm cơ tim (xơ hóa, amyloidose, sarcoidose) ;
• những biến đổi ngoại tâm mạc.
Khảo sát chức năng trương tâm không phải dễ, nhưng rất là hữu ích. Một loạn năng trương tâm phải luôn luôn được nghi ngờ, ở những bệnh nhân có một bệnh sử cao huyết áp, bệnh van tim động mạch chủ, hay suy động mạch vành.
III/ NHỮNG THĂM KHÁM PHỤ
1/ ĐIỆN TÂM ĐỒ : một điện tâm đồ b́nh thường khó phù hợp với một suy tim nghiêm trọng. Điện tâm đồ có thể cho thấy những bất thường thay đổi, từ những dấu hiệu cấp tính của nhồi máu đến bloc nhánh.
2/ X QUANG LỒNG NGỰC : có thể giúp thấy sự hiện diện của phù phổi nhưng chẩn đoán phân biệt giữa phù phổi huyết động (œdème pulmonaire hémodynamique) và không huyết động không phải là dễ dàng trên phim X quang. Kích thước của bóng tim thường khó xác định một cách chính xác trên phim X quang chụp tại giường, và dầu sao cũng không tương ứng làm với mức độ suy tim. Tuy nhiên một bóng tim b́nh thường khó có thể phù hợp với một chẩn đoán suy tim măn tính, nhưng trái lại không loại bỏ được chẩn đoán suy tim cấp tính. Mặt khác có những khác nhau lớn trong cách giải thích phim X quang giữa các người quan sát. Chụp phim lồng ngực có thể hữu ích để loại bỏ một bệnh lư phổi là nguyên nhân của triệu chứng hay nếu có dịp để loại bỏ t́nh trạng giảm oxy huyết (hypoxémie) nơi bệnh nhân.
3/ SIÊU ÂM TIM : rất hữu ích để đánh giá chức năng tim cũng như các van. Đứng trước tim to, siêu âm có thể xác định đó là do giăn hay do ph́ đại và sự góp phần của tràn dịch màng ngoài tim.
4/ EPREUVES FONCTIONNELLES RESPIRATOIRES rất ít hữu ích ở các bệnh nhân nặng, hơn nữa những bệnh nhân này lại thường rất ít chịu cộng tác. Bù lại, những kết quả của những épreuves fonctionnelles đă được thực hiện trước đây có thể hữu ích trong việc gián biệt giữa khó thở do tim và hô hấp, mặc dầu nhiều bệnh nhân suy hô hấp cũng có thể là những người suy tim và ngược lại.
5/ THÔNG PHỐI (CATHETERISME PULMONAIRE) BẰNG SONDE DE SWAN-GANZ thường được đ̣i hỏi trong những trường hợp phức tạp, hay đáp ứng tồi với điều trị khởi đầu. Việc đo đồng thời các áp lực của động mạch phổi và của PAPO, của áp lực tâm nhĩ phải, của lưu lượng tim và của Sv02 là rất hữu ích cho chẩn đoán. Sự đánh giá cũng cho phép phân biệt suy tim trội thu tâm (insuffisance à prédominance systolique) (trội lưu lượng thấp) với suy tim trội trương tâm (insuffisance à prédominance diastolique) (trội áp lực làm đầy cao).
6/ THÔNG TIM (CATHETERISME CARDIAQUE) VÀ CHỤP ĐỘNG MẠCH VÀNH (CORONAROGRAPHIE) có thể được chỉ định trong trường hợp bệnh động mạch vành hay bệnh van tim.
7/ SINH THIẾT CƠ TIM ít có ích lợi lâm sàng, trừ trường hợp suy tim nguồn gốc không rơ, bởi v́ nó cho phép chẩn đoán bệnh lư viêm măn tính hay thâm nhiễm như amyloidose, sarcoidose hay hémochromatose, hay cả viêm cơ tim.
8/ SỰ ĐỊNH LƯỢNG PEPTIDE NATRIURÉTIQUE hữu ích trong cấp cứu bởi v́ sự tăng cao của nó đúng là tương quan với mức độ căng tâm nhĩ.
BNP hay NT pro-BNP được phóng thích bởi các tâm thất là một bằng cớ đáng tin cậy của sự gia tăng các áp lực trong tâm thất. Sự định lượng nồng độ của chúng có thể giúp chẩn đoán phân biệt các khó thở.
IV/ ĐIỀU TRỊ LÂU DÀI SUY TIM MĂN TÍNH MẤT BÙ.
1/ Những thuốc giăn mạch (vasodilatateurs)
Bảng sau đây tŕnh bày những tác nhân giăn mạch chính trong điều trị suy tim.
UserPostedImage
Các thuốc ức chế men chuyển (IEC : inhibiteurs de l’enzyme de conversion) : hiệu quả của chúng chủ yếu liên kết với sự ngăn ngừa hiện tượng“ remodeling ”, bằng cách làm giảm sự giăn và ph́ đại. Những tác nhân này làm giảm sự phát sinh cơn đau thắt ngực không ổn định (angor instable) và nhồi màu cơ tim.
Những tác dụng phụ : xem nhồi máu cơ tim.
2/ Phối hợp các dẫn xuất nitrat với hydralazine : các công tŕnh nghiên cứu cho thấy rằng sự phối hợp này cải thiện tỷ lệ sinh tồn, nhung kém hơn IEC. Chiến lược này nên để dành cho những trường hợp chống chỉ định IEC.
3/ Những thuốc chẹn beta giao cảm : lợi ích trong suy tim không mất bù. Những tác dụng có ích có lẽ liên kết với sự giảm gánh tâm thất (charge ventriculaire) và nhu cầu oxy của cơ tim, cũng như những tác dụng chống loạn nhịp.
4/ Digoxine :
Digoxine làm gia tăng calcium trong tế bào bằng cách ức chế ATPase của bơm Na/K+
Digoxine là tác nhân inotrope dương tính duy nhất được chấp thuận để điều trị lâu dài, bởi v́ tất cả các tác nhân inotrope dương đều có thể làm giảm tỷ lệ sống c̣n do làm gia tăng nhu cầu oxy của cơ tim (ta không thể quất roi một con ngựa bị mệt...) ; Digoxin làm gia tăng Ca trong tế bào bằng cách cản ATPase của bơm Na/K. Digoxine gây cảm ứng các áp thụ quan động mạch (barorécepteurs artériel) và các thụ quan thể tích của tim (volorécepteur cardiaque), như thế làm gia tăng hoạt động phó giao cảm và làm giảm hoạt động giao cảm.
5/ Những tác nhân inotrope dương tính khác : tất cả các tác nhân inotrope dương tính có thể làm giảm sự sống c̣n.
Tuy nhiên, levosimendan, làm cảm ứng sợi cơ tim đối với calcium (“ calcium sensitizer ”), là một lựa chọn đáng quan tâm : các tác nhân này có ưu điểm không làm gia tăng nồng độ calcium trong tế bào nhưng làm tăng cảm ứng bộ máy co bóp với calcium hiện có.
Các inhibiteurs de la phosphodiestérase, được cho đơn độc, làm gia tăng tỷ lệ tử vong nhưng sự phối hợp chúng với thuốc chẹn beta giao cảm đang được nghiên cứu.
6/ Thuốc lợi tiểu : chỉ được cho khi có phù quan trọng.
Phải tránh cho quá mức các thuốc lợi tiểu, có những nguy cơ sau đây :
• giảm cung lượng tim nếu tiền gánh trở nên không đủ ;
• nguy cơ kiềm chuyển hóa, có thể biến chứng nhiễm toan hô hấp bù ;
• Giảm kali-huyết, giảm magie-huyết ;
• loạn nhịp tim do giảm kali-huyết, giảm magie-huyết và nhiễm kiềm chuyển hóa ;
• suy thận trước thận do giảm thể tích máu và giảm tưới máu thận ;
• kích hoạt hệ rénine-angiotensine và phóng thích aldostérone, với sự trầm trọng của hiện tượng remodelling.
7/ Các thuốc kháng đông được sử dụng trong trường hợp nguy cơ huyết khối nghẽn mạch (nhất là trong trường hợp rung nhĩ).
Sốc tương ứng với dạng suy tim nghiêm trọng nhất, trong đó sự giảm quan trọng cung lượng tim chịu trách nhiệm các biến đổi tuần hoàn nghiêm trọng dẫn đến sự mất chức năng của các cơ quan. Sốc tim có một tỷ lệ tử vong trên 60%.
Cathéter động mạch : sự thiết đặt là cần thiết, như trong tất cả những t́nh trạng sốc tuần hoàn (choc circulatoire).
Điện tâm đồ : chủ yếu để nhận diện sự hiện diện của một nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp nhồi máu thành dưới (infarctus inférieur), cần phải nghĩ nhồi máu tâm thất phải. Điện tâm đồ phải bao gồm những chuyển đạo phải (V3R,V4).
Chụp phim ngực : để đánh giá mức độ phù phổi và tim to.
Siêu âm tâm kư: có thể có ích để xác nhận sự loạn vận động (dyskinésie) hay sự giảm vận động (hypokinésie) của thất trái hay phải, để đánh giá chức năng van tim và chức năng tâm thất và loại bỏ một chèn ép tim (tamponade).
Catheter phổi : đo các áp lực bên trái bằng cathéter phổi để phát hiện một áp lực tâm nhĩ phải lớn hơn PAPO, khi không có tăng áp động mạch phổi. Sự hiện diện của các sóng V gợi ư sự hiện diện của bất túc van hai lá (insuffisance mitrale), nhưng sự vắng mặt các sóng V không loại bỏ nó. Chẩn đoán shunt trong tim có thể được đặt ra bởi một Sv02 trong động mạch phổi cao hơn trong tâm nhĩ phải.
Sự thông tim (cathétérisme cardiaque) và chụp động mạch vành (coronographie) với PTCA để tái tưới máu cơ tim.
I/ ĐIỀU TRỊ
Quy tắc VIP :
V : Oxygénation ; như đối với tất cả các dạng suy tim-hô hấp (insuffisance cardio-respiratoire), liệu pháp oxy phải được bắt đầu khẩn cấp, và sự thông khí cơ học (ventilation mécanique) phải được xét đến.
I : Tiêm truyền dịch bằng đường tĩnh mạch dưới dạng “ fluid challenge ” là một trong những can thiệp có hiệu quả nhất. Điều này có thể có vẻ như lệch lạc đứng trước một phù phổi huyết động (oedème pulmonaire hémodynamique). Tuy nhiên, sự tạo thành cấp tính các phù nề chỉ có thể thực hiện nhờ dịch huyết thanh. Ngoài ra sự gia tăng thể tích cuối tâm trương thất (volume télédiastolique ventriculaire) có thể làm dễ sự phóng máu (éjection de sang) bởi hiện tượng Frank-Starling. PAPO (PAWP) tối ưu trong nhồi máu thường nằm giữa 15 và 18 mmHg.
Một loạn năng tâm trương (dysfonction diastolique) c̣n làm gia tăng tầm quan trọng của một sự về đầy thất (remplissage ventriculaire) đầy đủ.
Đứng trước nhồi máu thất phải, những tiêm truyền dịch có thể cần thiết ngay cả với sự hiện diện của một áp lực tĩnh mạch trung tâm (PVC) tăng cao, để duy tŕ một tiền gánh thất trái (précharge ventriculaire gauche) đầy đủ, trong khi đó cần phải tránh cho các thuốc lợi tiểu và giăn mạch.
P : Các thuốc vận mạch (agents vasoactifs) : cần cho dobutamine để gia tăng cung lượng tim (débit cardiaque). Isoprénaline có thể được chỉ định trong trường hợp tim nhịp chậm được xác nhận. Trong trường hợp hạ huyết áp, dopamine là thuốc được lựa chọn, với liều lượng khởi đầu 3-5 mcg/kg/phút.
Việc cho các thuốc giăn mạch (vasodilatateurs) cần được xét đến ngay khi mức huyết áp cho phép.
Các dẫn xuất nitrat nói chung được ưa thích trong điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim, bởi v́ chúng ít ảnh hưởng lên huyết áp và có thể có tác dụng giăn động mạch vành.
Trong trường hợp loạn nhịp quan trọng, một điều trị chống loạn nhịp hoặc sốc điện có thể được chỉ định cấp cứu.
Nếu t́nh trạng hạ huyết áp kéo dài, sự thiết đặt một bóng ngược ḍng động mạch chủ (ballon de contrepulsion) có thể được chỉ định, nhất là nếu một can thiệp ngoại khoa được xét đến.
Một loạt những chẩn đoán ngoại khoa phải được ghi nhớ, bao gồm chèn ép tim (tamponade), đứt cột cơ van hai lá (rupture de pilier mitral), đứt cơ gai (rupture du muscle papillaire) hay vách liên thất, cũng như một bệnh van nghiêm trọng hay một khối u.
Sự thiết đặt một hỗ trợ tâm thất (assistance ventriculaire) cũng phải được xét đến, nhất là nếu bệnh nhân là ứng viên của ghép tim (transplantation cardiaque).
Liệu pháp tan huyết khối (thrombolyse) phải được xét đến trong trường hợp nhồi máu mới xảy ra. Một cathétérisme với chụp động mach vành (coronarographie) có thể được ưa thích hơn trong trường hợp sốc tim, để tái tưới máu bằng PTCA vùng bị nhồi máu
II/ BƠM BÓNG NGƯỢC D̉NG ĐỘNG MẠCH CHỦ
(IABP : INTRA-AORTIC BALLOON PUMP)
(BALLON DE CONTREPULSION AORTIQUE)
1/ ĐỊNH NGHĨA
Quả bóng bằng polyuréthrane, với chiều dài 30 cm, được buộc vào một cathéter cỡ lớn, được đưa vào động mạch chủ. Đầu mút của quả bóng được đặt ngay dưới chỗ phát xuất của động mạch dưới đ̣n trái. Bóng được Sự đưa vào qua động mạch đùi (artère fémorale) ở vùng bẹn, bằng cách chọc qua da (ponction percutanée) (thay v́ mở động mạch như cách nay vài năm), và không cần rọi huỳnh quang. Một khi đă được thiết đặt, quả bóng được bơm lên từ 35 đến 40 mL hélium, vào đầu kỳ trương tâm, lúc van động mạch chủ đóng, và nhanh chóng làm xẹp ngay trước khi van động mạch chủ mở, vào đầu kỳ thu tâm.
Những tác dụng của quả bóng ngược ḍng (ballon de contrepulsion) là :
• Sự tháo hơi quả bóng làm giảm impédance đối với sự phóng máu của thất trái (giảm hậu gánh). Do đó giảm áp lực cuối kỳ trương tâm thất (pression télédiastolique ventriculaire).
• Sự thổi phồng quả bóng vào kỳ trương tâm có thể làm gia tăng lưu lượng máu động mạch vành : hiệu quả này rơ rệt nhất trong những t́nh trạng sốc với hạ huyết áp.Trong sốc tim liên kết với nhồi máu mới xảy ra, ballon cũng có thể làm gia tăng hiệu năng của liệu pháp tan huyết khối.
• Sự thổi phồng ballon làm xê dịch máu từ động mạch chủ ra ngoại biên và có thể làm gia tăng áp suất động mạch chủ kỳ trương tâm và áp suất trung b́nh trong động mạch chủ, như thế cải thiện áp suất thông máu của các cơ quan.
2/ CÁC CHỈ ĐỊNH
Ballon được sử dụng trong trường hợp suy tim nặng hay sốc tim :
• liên kết với một hội chứng động mạch vành cấp tính, chuẩn bị thông tim với can thiệp.
• trước một hiện tượng có thể đảo ngược được (ví dụ trong lúc chờ đợi một can thiệp ngoại khoa đối với hở van hai lá cấp tính hay vỡ ngăn liên thất)
• trong thời kỳ hậu phẫu sau khi mổ tim (post-CEC) ;
• khi bệnh nhân không đáp ứng nhanh chóng với điều trị ;
• trong khi chờ đợi ghép tim ; một hỗ trợ tuần hoàn cũng được xét đến trong chỉ định này.
Sự thiết đặt một ballon de contre-pulsion được xét đến hơn nữa khi một cần thiết (PTCA hay can thiệp ngoại khoa) được dự kiến.
3/ CÁC CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Những chống chỉ định tuyệt đối là :
• hở van động mạch chủ nặng (bị làm trầm trọng bởi ballon)
• tách thành động mạch chủ
Những chống chỉ định tương đối là :
• bệnh động mạch chi dưới (artériopathie des MI)
• những biến đổi quan trọng của đông máu
4/ CÁC BIẾN CHỨNG
Các biến chứng là :
• Thiếu máu cục bộ cấp tính của chi dưới được đặt cathéter : biến chứng thường gặp nhất của ballon, xảy ra trong khoảng 1/3 các trường hợp. Khoảng 10% những bệnh nhân giữ những dấu hiệu thiếu máu cuc bộ sau khi ballon đuoc lấy đi ;
• Giảm tiểu cầu, do hoạt hóa những tiểu cầu chung quanh quả bóng ;
• Những biến chứng cơ học của động mạch chủ (vỡ) : hiếm
5/ SEVRAGE
Ta đánh giá huyết động khi ngừng tạm thời ballon. Tuy nhiên phải tránh để ballon bất hoạt trong động mạch chủ trong một thời kỳ kèo dài v́ lẽ nguy cơ tạo thành tại chỗ huyết khối. Tốt hơn là thổi phồng bóng mỗi 2,3 hay 4 co bóp (1:2, 1: 3, 1: 4)
III/ HỖ TRỢ TÂM THẤT (ASSISTANCE VENTRICULAIRE)
Những hệ thống hỗ trợ tâm thất (assistance ventriculaire) đặc biệt được xét đến như là những hệ thống hỗ trợ tạm thời trước khi ghép tim. Một vài hệ thống có thể được để lâu dài.
Ngày nay có 4 nhiều thống :
• système de pompe microaxiale (court-terme) : Impella ;
• systèmes extérieurs : Abiomed, Medos, Berlin heart, Thoratec ;
Một trong những biến chứng hậu phẫu quan trọng là suy tim phải thứ phát tăng áp động mạch phổi (tim ghép không được chuẩn bị để đối phó với điều đó), đó là những lư do tại sao ta thường bác bỏ những bệnh nhân có sức cản mạch máu phổi rất cao, ngoại trừ đó là một hiện tượng có thể đảo ngược (bởi nitroglycérine hay NO hít).
Trong giai đoạn sớm của thời kỳ hậu phẫu, điều chủ yếu là theo dơi gradient áp lực giữa POD và PAPO, để phát hiện suy tim phải. Trong trường hợp gradient âm tính (POD > PAPO), isoprénaline (Isuprel) là tác nhân được lựa chọn, v́ sự phối hợp của những tác dụng chromotrope dương, inotrope dương và giăn mạch phổi (và toàn hệ) của loại thuốc này.
V/ NHỮNG PHUƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM KHÁC
Những phương pháp khác là :
• hạn chế sự giăn tam thất bằng cardiomyoplastie (đặt cơ lưng lớn quanh tim và kích thích điện), ngày nay bỏ không dùng nữa, hay bằng filet de type Core-cape ;
• phẫu thuật thu nhỏ tâm thất (can thiệp Batista) : mục tiêu là làm giảm đường kính của tâm thất và làm giảm hở van hai lá.
THÔNG TIN Y HỌC VỀ HÓI ĐẦU / SÓI ĐẦU (CALVITIE)
Lynn Ly tổng hợp thông tin về Hói Đầu / Sói Đầu (Calvitie)
từ các bài Thời Sự Y Học của Bác Sĩ Nguyễn Văn Thịnh
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 83 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH (27/6/2008 )
2/ ĐẾM TÓC RỤNG ĐỂ TIÊN ĐOÁN BỆNH SÓI ĐẦU
Một trắc nghiệm đơn giản cho phép tiên đoán nguy cơ trở nên bị sói đầu (calvitie).
Chúng ta có thể tiên đoán được nguy cơ sẽ bị sói đầu hay không? Đàn ông v́ lư do hormone, có một khuynh hướng lớn hơn phụ nữ, sẽ bị rụng tóc khi đến tuổi 40, đôi khi c̣n sớm hơn nhiều và không có cách nào để đoán trước là ai sẽ trở nên sói đầu khi tuổi tác gia tăng. Carina Wasko, nhà nghiên cứu nữ của Baylor College of Medicine (Texas), vừa nghiên cứu vấn đề này, và đă cùng các đồng nghiệp của cô, hiệu chính một phương pháp chính xác cho phép tiên đoán sự rụng tóc nơi một người trưởng thành (đàn ông hoặc đàn bà). Điều này có thể trở nên một công cụ rất hữu ích cho các thầy thuốc khoa da, để tiên đoán sự xuất hiện của chứng sói đầu (calvitie) và do đó thực hiện những điều trị nội khoa hiệu quả nhằm làm chậm lại căn bệnh này. “Ngày nay, không có phương pháp tiêu chuẩn hóa để định lượng các sợi tóc bị mất hàng ngày ”. B.S Wasko đoan chắc như vậy. Ông công bố các kết quả của ông ngày 16/6 trong Archives of Dermatology, một tạp chí khoa học của Hoa Kỳ.
New England Journal of Medicine, năm 1999, nhắc lại rằng “một ngày có đến 100 sợi tóc bị rụng ”, nhưng ư niệm rất ăn sâu vào đầu óc các chuyên gia về tóc này chỉ căn cứ trên sự ước đoán cho rằng một da đầu (scalp) chứa trung b́nh 100.000 hành tóc (bulbe de cheveu) và 10% trong số các sợi tóc này ở giai đoạn cuối của đời sống.
Ư tưởng này không chỉ rơ một chút nào là rụng tóc có vẫn xảy ra thường xuyên khi chúng ta lớn tuổi và sự rụng tóc có giống hệt nhau ở đàn ông và đàn bà hay không. Phải biết rằng sự tăng trưởng của tóc là có chu kỳ và rằng mỗi chu kỳ kéo dài nhiều năm : giai đoạn tăng trưởng (anagène) kéo dài từ hai đến sáu năm.Tiếp theo là giai đoạn thoái biến (catagène) kéo dài từ hai đến ba tuần và sau hết là giai đoạn nghỉ ngơi (télogène) kéo dài từ hai đến ba tháng và chấm dứt bởi sự rụng tóc. Hành tóc (bulbe) trong da đầu sau đó lại bắt đầu công việc và một chu kỳ được lập lại. Thời gian của sự tăng trưởng dĩ nhiên xác định độ dài của sợi tóc và chính thế tích của hành tóc quyết định độ mịn cuối cùng của sợi tóc.
HAI THỨ THUỐC ĐỂ LÀM CHẬM LẠI SỰ RỤNG TÓC
Cùng với nhóm nghiên cứu, BS Wasko đă nghiên cứu sự rụng tóc của 60 người mạnh khỏe, một nửa trong số những người này ở lứa tuổi từ 20 đến 40, c̣n nửa kia từ 41 đến 60. Những người này không có một triệu chứng sói đầu (calvitie) nào hoặc không bị rụng tóc khu trú (alopécie). Người ta phân cho các người tham gia, cùng một chiếc lược và người ta yêu cầu họ gội đầu 3 buổi sáng liên tiếp với cùng thuốc gội đầu. Ngày thứ tư, các người tham dự phải chải tóc về phía trước, trong 60 giây, trên một chiếc khăn trắng. Sau đó họ phải đếm các sợi tóc bị rụng và lặp lại trắc nghiệm 3 ngày liên tiếp. 6 tháng sau, các người tham dự phải lặp lại cùng thủ tục.
Một mặt, các kết quả cho thấy rằng những người tham gia trẻ tuổi nhất (20 đến 40 tuổi) mất từ 0 đến 70 sợi tóc mỗi ngày, hoặc trung b́nh 10,2 sợi tóc. Những người già nhất (41 đến 60 tuổi) đă mất từ 0 đến 43 sợi tóc mỗi ngày. Mặc dầu trung b́nh tóc rụng giống hệt nhau trong hai nhóm, nhưng người ta nhận thấy rằng một vài người trong nhóm những người trẻ tuổi nhất đă có thể rụng tóc nhiều hơn nhiều so với các người già. Đối với cùng người tham gia, dầu ở lứa tuổi nào, trắc nghiệm được thực hiện cách nhau 6 tháng, trung b́nh cho những kết quả tương tự nhau. Từ những đo lường được thực hiện cách nhau 6 tháng này, BS Wasko đă có thể cho thấy rằng khi các người tham gia mất hơn 50 sợi tóc mỗi ngày, cuối cùng những người này sẽ bị một chứng sói đầu quan trọng.Vậy sự đếm tóc rụng mỗi phút (décompte minute) là một công cụ thực tiễn và khách quan.
Hai loại thuốc được cho phép lưu hành để làm chậm lại sự rụng tóc dần dần và cải thiện sự che phủ da đầu. Chúng không có hiệu quả đối với những trường hợp sói đầu ở giai đoạn tiến triển, nhưng finastéride (Propecia), thuốc viên, uống 1 mg mỗi ngày, có tác dụng phong bế các enzyme phá hủy testostérone, và Minoxidil thuốc nước (một thuốc chống cao huyết áp có tác dụng kéo dài thời gian tăng trưởng của sợi tóc) có một hiệu quả nào đó. Trắc nghiệm mới, nhờ phát hiện sớm hơn sự rụng tóc báo hiệu sự xuất hiện của chứng sói đầu, sẽ cho phép bắt đầu các điều trị sớm hơn.
LE FIGARO (18/6/2008)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 98 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH (23/10/2008 )
7/ TẠI SAO CHÚNG TA BỊ RỤNG TÓC ?
Cái vốn tóc của chúng ta có được từ lúc sinh ra đời. Chúng ta có 100.000 đến 150.000 sợi tóc răi trên sọ của chúng ta. Mỗi nang lông (follicule pileux) có thể sản xuất trung b́nh 20 đến 25 sợi tóc trong suốt cuộc đời, với nhịp độ 0,7 đến 2 cm mỗi tháng. Nơi người đàn ông, một sợi tóc sống từ 2 đến 4 năm và nơi phụ nữ, từ 4 đến 7 năm. Người ta ước tính rằng, trong trạng thái b́nh thường, 10% đến 15% các sợi tóc của chúng ta ở trong t́nh trạng thường trực sẵn sàng bị rụng. Các sợi tóc mọc cho đến khi một sợi tóc mới “trục xuất” chúng để giành lấy chỗ. Người ta chứng thực rằng chu kỳ sống của các sợi tóc ngắn lại khi tuổi càng cao, nhất là ở đàn ông, ở vùng thái dương và đỉnh đầu, dưới ảnh hưởng của những yếu tố di truyền, trong đó có một yếu tố kiểm soát các hormones nam. Dần dần hoạt động của các nang lông chậm lại rồi cuối cùng dừng hẳn. Nơi phụ nữ, sự rụng tóc được thực hiện một cách ít khu trú, mặc dầu vùng trên sọ bị ảnh hưởng hơn phần c̣n lại của da đầu. Dĩ nhiên có những hói đầu nghiêm trọng hơn, hoặc bẩm sinh, hoặc do những stress quan trọng, do thiếu dinh dưỡng hoặc do điều trị nội khoa.
(LE FIGARO 13/10/2008)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 99 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH (30/10/2008)
8/ KHÁM PHÁ MỘT GENE LÀ NGUỒN GỐC CỦA BỆNH HÓI ĐẦU
Hai công tŕnh nghiên cứu quốc tế độc lập đă tiết lộ rằng rụng tóc dần dần sau 45 tuổi được liên kết với một vùng nằm trên nhiễm sắc thể 20.
Trắc nghiệm di truyền (test génétique) để biết xem có bị nguy cơ trở thành hói đầu hay không dường như sẽ có thể thực hiện trong không c̣n bao xa nữa. Thật vậy, hai nghiên cứu di truyền, được công bố trong Nature Genetics tiết lộ rằng một gène nằm trên nhiễm sắc thể 20 rất có thể liên quan đến sự xuất hiện của chứng hói đầu (calvitie). Các nhà nghiên cứu quan tâm đến dạng hói đầu xảy ra từ từ và rất phổ biến mà người ta gọi là alopécie androgénique. Sự rụng tóc được thực hiện theo một “h́nh vẽ” luôn luôn như nhau, mở rộng vùng thái dương rồi tiến dần lên đỉnh sọ, hướng về phía sau.
Công tŕnh nghiên cứu đầu tiên đă được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu của đại học McGill của Montréal, của King’s College của Luân Đôn, kết hợp với những nhà nghiên cứu của hăng dược phẩm GlaxoSmithKline. Các nhà khoa học của Thụy Sĩ, Island và Hoà Lan cũng tham gia vào công tŕnh nghiên cứu. Họ đă xem xét cac gène của 1.125 người châu Âu bị chứng hói đầu và đă nhận thấy rằng sự rụng tóc này được liên kết với 2 vùng của nhiễm sắc thể 20. Điều này xác nhận mối liên hệ giữa một dạng nào đó của gène của nhiễm sắc thể 20 và sự rụng tóc dần dần.
(LE FIGARO 13/10/2008)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 171 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH ( 26/4/2010 )
5/ NGUỒN GỐC CỦA CHỨNG HÓI ĐẦU : MỘT SỰ BIẾN DỊ TRÊN NHIỄM SẮC THỂ SỐ 18 ĐƯỢC NHẬN DIỆN.
Rất bị ghê sợ bởi các người đàn ông lớn tuổi, chứng rụng tóc hùng sinh (alopécie androgénique), thường được gọi là chứng hói đầu (calvitie), đang chờ đón một người đàn ông trên ba ở tuổi 30 và một người đàn ông trên hai ở tuổi 50.
Mặc dầu mỗi ngày chúng ta đánh mất từ 50 đến 100 sợi tóc trong số khoảng 100.000 sợi che phủ mái đầu của chúng ta, nhưng những sợi tóc này b́nh thường được thay thế bởi những sợi tóc mới, mọc ở chỗ của những sợi tóc đă rụng đi. Chính vào khi nhịp độ rụng của tóc gia tốc, và không có sợi tóc kế vị nào mọc ra th́ khi đó chứng hói đầu mới xuất hiện.
Trong một công tŕnh được công bố tuần này trong Nature, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ tiết lộ sự khám phá của một gène mới có can dự trong sự tăng trưởng của các sợi tóc. Để t́m ra một gène như thế, các nhà khoa học đă ḍ xét bộ gène (génome) của các thành viên của những gia đ́nh Pakistan và Ư, bị mắc phải một dạng di truyền hiếm của bệnh rụng tóc : chứng ít lông di truyền đơn thuần (hypotrichose héréditaire simple). Bệnh này, do một thiều sót di truyền, được đặc trưng bởi hệ lông (pilosité) bị giảm trên cơ thể và da đầu, và t́nh trạng này xảy ra ngay từ tuổi ấu thơ.
Những phân tích di truyền đă cho phép phát hiện nơi những người này một sự biến dị chung nơi gène APCDD1. Gène này nằm trên một vùng đặc hiệu của nhiễm sắc thể 18, có can dự trong những dạng khác của bệnh rụng tóc như chứng rụng tóc hùng sinh (alopécie androgénique) hay chứng trụi tóc (pelade).
Không những đă khám phá ra gène liên kết với sự rụng tóc, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đă nhận thức rằng rằng gène này ức chế một đường mang tín hiệu (voie de signalisation), được biết nhằm kiểm soát sự tăng trưởng của các sợi lông nơi chuột. “ Đây là lần đầu tiên mà người ta chứng tỏ rằng con đường mang tín hiệu này, được gọi là Wnt, đóng một vai tṛ quan trọng trong sự tăng trưởng của các sợi tóc nơi người ”, Angela Christiano, giáo sư của Đại học Columbia và là tác giả đầu tiên của công tŕnh nghiên cứu này đă chỉ rơ như vậy. Vậy người và chuột đă chia sẻ nhiều điểm tương tự hơn về các cơ chế điều ḥa sự xuất hiện của “ mái tóc ” (toison) hơn là điều được nghĩ bởi các nhà khoa học cho đến nay.
“ Những khám phá này gợi ư rằng nếu ta tác động lên con đường mang tín hiệu này, điều đó có thể có một ảnh hưởng lên sự tăng trưởng của các sợi tóc nơi người ”, Angela Christiano nói tiếp. Theo bà, những điều trị nhằm ngăn cản đường mang tín hiệu Wnt hơn là các đường kích thích tố (voies hormonales), như được thực hiện bởi những điều trị hiện nay, có thể được áp dụng rộng răi hơn nơi những người bị rụng tóc quan trọng.
(LE SOIR 15/4/2010)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 209 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH
6/ HÓI ĐẦU NAM GIỚI SAU CÙNG ĐƯỢC PHÁT HIỆN.
Rụng tóc là do một sự bất hoạt của vài tế bào gốc.
BIOLOGIE. Tin vui cho những người bị hói đầu. Hay ít nhất đối với những người đàn ông, không theo mốt cạo đầu, khó sống với chứng hói của ḿnh : một khám phá mới đây cho phép họ hy vọng thấy tóc mọc trở lại một ngày nào đó.
Thật vậy, trong một công tŕnh nghiên cứu mới đây, được công bố hôm qua trong Journal of Clinical Investigation, các nhà nghiên cứa của département de dermatologie thuộc đại học Pennsylvanie (Hoa Kỳ) cho thấy rằng chứng hói đầu (calvitie) có thể là do sự bất hoạt hóa của những tế bào gốc được chứa trong các nang lông (follicules pileux). Và do đó chỉ cần “ đánh thức ” chúng để những nhà máy chế tạo tóc tí xíu này có thể bắt đầu hoạt động b́nh thường trở lại.
Để đi đến kết luận khá gây ngạc nhiên này, nhóm nghiên cứu, được chỉ đạo bởi George Cotsarelis đă so sánh các nang lông phát xuất từ các phần có tóc và không có tóc của sọ của các người đàn ông đă được transplantation capillaire.
Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ sau đó đă chứng thực rằng số lượng các tế bào gốc là như nhau trong cả hai trường hợp. Ngược lại, các nang lông, được lấy trong vùng có tóc, chứa nhiều những tế bào trưởng thành hơn, hay những “ tế bào sinh con ” (cellules progénitrices), hơn những nang lông nằm trong vùng sói. Từ đó sinh ra ư nghĩ là chứng hói đầu nam giới không phải là do sự giảm của những tế bào gốc, mà đúng hơn là do sự sụt giảm hoạt tính của chúng.
Các nhà nghiên cứu không biết những lư do tại sao, vào giai đoạn này, việc biến đổi những tế bào gốc thành những tế bào“ sinh con ”(progénétrice) không được thực hiện nữa. Một sự panne gây nên, không phải là sự biến mất mà là sự teo của các nang lông, và dẫn đến sự sản xuất những sợi tóc bé tí, do đó không thấy được. “ Tuy nhiên, sự kiện số các tế bào gốc không bị ảnh hưởng cho chúng tôi hy vọng một ngày nào đó sửa chữa được vấn đề ”, George Costaleris đă giải thích như vậy.
Cách nay 4 năm, pḥng thí nghiệm của ông ta đă cho thấy rằng các nang lông chuột trưởng thành có khả năng tái sinh với điều kiện đánh thức vài gène hoạt động trong thời kỳ phát triển thai. Và rằng sự chữa lành của một vết thương trên các con chuột mô h́nh tạo nên một “ fenetre embryonnaire ” tạo cơ hội làm gia tăng số những nang lông mới.
Sau cùng, vẫn trong công tŕnh nghiên cứu của ông được công bố hôm qua, nhóm của Georges Cotsarelis đă loan báo là đă khám phá, vẫn trên các con chuột, một loại tế bào “ sinh con ” (cellule progénitrice), tương tự với những tế bào người. Thế mà những tế bào này, một khi được ghép vào các con chuột bị thiếu hụt miễn dịch, có khả năng chế tạo những nang lông và làm mọc tóc trở lại.
Một trong những giai đoạn sắp đến là nhận diện những yếu tố sinh học góp phần vào sự biến đổi của những tế bào gốc thành những tế bào sinh con. Một công tác cần thêm nhiều năm nghiên cứu.
Hiện nay, điều trị của chứng hói đầu chủ yếu được thực hiện bằng vi ghép tóc (microgreffe de cheveux), được lấy từng sợi một trong những vùng có tóc chuyển qua những vùng không có tóc của sọ. Một cuộc phẫu thuật tẻ nhạt, dài lâu và tốn kém (khoảng 5000 Euro). Trong 80% các trường hợp, chứng hói đầu là do nguồn gốc di truyền, liên hệ chủ yếu những người đàn ông trên 45 tuổi. Những cơng tŕnh nghiên cứu đă cho thấy rằng một vùng của nhiễm sắc thể 20 có can dự vào.
(LE FIGARO 5/1/2011)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 251 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH (9/12/2011)
4/ RỤNG TÓC : TỪ THUỐC ĐẾN GHÉP TÓC
Mặc dầu chứng rụng lông tóc (alopécie) không phải là một bệnh, nhưng thị trường phát triển với một nhu cầu nam giới gia tăng.
DERMATOLOGIE. Nếu mọi chuyện đều tốt đẹp, 85% tóc của các bạn ở vào giai đoạn tăng trưởng (phase de croissnce) và chỉ 10% ở giai đoạn rụng (phase de chute).“ Vậy ta có thể mất 50 đến 100 sợi tóc mỗi ngày nhưng điều đó không đáng ngại. Vấn đề, đó là khi sự rụng tóc gia tăng, BS Alain Zara, thầy thuốc chuyên khoa da (Paris) đă giải thích như vậy. Nguyên nhân đầu tiên ở đàn ông (90% các trường hợp) là chứng rụng tóc do kích thích tố nam (alopécie androgénétique), do tác dụng của các hormone nam lên chân tóc. Ở phụ nữ, rụng tóc thường là phản ứng với một biến cố đặc biệt (sinh đẻ, măn kinh) nhưng cũng đó stress, mệt mỏi, thuốc lá,... Với hậu quả của những thay đổi trong lời sống của chúng ta, từ nay càng ngày càng có nhiều phụ nữ bị liên hệ.”
Sau cùng, đàn ông và phụ nữ có thể mất quá nhiều tóc v́ những lư do y khoa : chế độ ăn uống mất quân b́nh, bệnh tật, tai nạn, thuốc men. Ta cũng t́m thấy những nguyên nhân do tai nạn hay y khoa (thí dụ các sẹo mụn : cicatrices d’acné) để giải thích sự biến mất hoàn toàn hay một phần các lông mày, các lông râu (poils de barbe). Thế mà, ở đây cũng vậy, nhu cầu đ̣i sửa chữa bùng nổ và những tiến bộ được thực hiện trong ghép tóc có thể áp dụng ở mức độ này.
Một khi chẩn đoán được xác định, vấn đề là c̣n phải t́m kiếm những dung dịch. V́ lẽ để mọc, tóc của chúng ta rất cần acide aminé souffré và vitamine B5, B6 và PP, nên thầy thuốc thường kê đơn một chất bổ sung thức ăn (complément alimentaire), với những kết quả thấy rơ sau 3 tháng. Một điều trị tại chỗ có thể được phối hợp như Minoxidil, gây nên một sự giăn mạch các huyết quản nuôi dưỡng tóc, để các chất dinh dưỡng đến tóc với lượng tối đa. Một sự cải thiện được quan sát trong 2/3 các trường hợp, nhưng những lợi ích biến mất khi ngừng điều trị.
Về finastéride (chỉ đối với đàn ông), nó ngăn cản một dẫn chất của kích thích tố nam gắn vào các sợi tóc. Sau hai năm điều trị, sự rụng tóc được ổn định, sự mọc tóc lại được quan sát ở 40% các người đàn ông. Một sự giảm dục tính, những rối loạn cương đôi khi được ghi nhận. Dầu hữu ích thế nào đi nữa, những điều trị bằng thuốc không cho những kết quả tức thời, lâu dài hay đủ, v́ vậy càng ngày có nhiều bệnh nhân hướng về ghép tóc, đang tiến bộ đều đặn. Mục tiêu luôn luôn giống nhau : phân bố tóc tốt hơn. Điều tiến bộ đó là cách tiến hành. Ví dụ, các kỹ thuật cải tiến nhất cho những kết quả tự nhiên đến độ không thể phân biệt giữa vùng được ghép và không được ghép.
KHÔNG CÓ SẸO.
DHI (Direct Hair Implantation) là một trong những kỹ thuật này. “ Đó là kỹ thuật duy nhất, trong đó tóc được lấy từng sợi (trên những tóc ngắn hay dài, nhưng không bị cạo), mỗi trong các sợi tóc được lấy được đưa ngay vào trong b́ (derme) nhờ một “ implanteur ” mà không cần chuẩn bị da đầu bằng một “ pré trou ”. Kỹ thuật này được thực hiện lâu hơn ghép cổ điển, nhưng không gây đau trong và sau thủ thuật. Không để lại một vết sẹo nào. Với khả năng có thể lấy tóc vượt quá vùng gáy, cho đến tận các lỗ tai, và ngay cả từ những sợi lông của thân ḿnh (những sợi lông này sẽ có hiệu quả như những sợi tóc thật sự một khi được cắm vào), điều này là một lợi điểm thật sự đối với những người đă mất nhiều tóc, BS Sydney Ohana, thầy thuốc ngoại khoa tạo h́nh (Paris) đă giải thích như vậy. Sau cùng sự tái phân bố mạch (revascularisation) của tóc nhanh đến độ tóc không có thời gian bị thiếu hụt : như thế tránh một phần tóc rụng, hai đến 3 tuần sau khi cắm chúng, đó là điều được thấy trong những kỹ thuật khác, điều này thật khá phiền, mặc dầu sau đó chúng mọc lại ”.
Nhiều phương cách khác cũng được đề nghị.“ Kỹ thuật vi ghép các sợi tóc dài (microgreffe à cheveux longs), được gọi như thế bởi v́ không cần cạo hay cắt các sợi tóc sẽ đuợc cắm. Kỹ thuật này nhằm lấy những mảnh nhỏ (petits fragments) phát xuất từ một dải nhỏ (bandelette) được lấy từ những vùng rậm tóc. Phải xét đến góc và màu sắc của các sợi tóc. V́ có thể cắm trở lại từ 3000 đến 3500 sợi mọc mỗi buổi ghép, nên kết quả có thể được thấy ngay, BS Pierre Bouhanna, thầy thuốc chuyên khoa da thuộc bệnh viện Saint-Louis (Paris) đă xác nhận như vậy. Những vảy nhỏ được tạo thành ở chỗ cắm được che khuất bởi các sợi tóc. Đôi khi, một ít phù nề xuất hiện, nhưng tối đa chỉ trong 3 đến 4 ngày và ngay ngày hôm sau có thể gội đầu. ” Kỹ thuật ghép tóc dài (technique de la greffe à cheveux long) cũng như DHI cho phép tái tạo một lông mày, một bộ râu và trong tương lai một lông mi.
Các nhà nghiên cứu theo đuổi những hướng khác.“ Theo dự kiến từ nay đến vài tháng nữa, ta sẽ thấy xuất hiện trên thị trường những yếu tố tăng trưởng của tóc (facteur de croissance du cheveu), được lấy ở bệnh nhân (trong những vùng rậm tóc) và được tiêm trở lại trực tiếp vào trong da đầu, ở những vùng bị rụng tóc ”, BS Bouhanna đă đảm bảo như vậy. Hướng khác : cấy trong 6 đến 8 tuần các nang lông (follicule pileux) thu được khi thực hiện microgreffe, để có sẵn sử dụng một số lượng tóc để cắm lại lớn hơn : một cải tiến đáng lưu ư ở những người thiếu tóc để lấy.
(LE FIGARO 7/3/2011)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 171 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH ( 26/4/2010 )
5/ NGUỒN GỐC CỦA CHỨNG HÓI ĐẦU : MỘT SỰ BIẾN DỊ TRÊN NHIỄM SẮC THỂ SỐ 18 ĐƯỢC NHẬN DIỆN.
Rất bị ghê sợ bởi các người đàn ông lớn tuổi, chứng rụng tóc hùng sinh (alopécie androgénique), thường được gọi là chứng hói đầu (calvitie), đang chờ đón một người đàn ông trên ba ở tuổi 30 và một người đàn ông trên hai ở tuổi 50.
Mặc dầu mỗi ngày chúng ta đánh mất từ 50 đến 100 sợi tóc trong số khoảng 100.000 sợi che phủ mái đầu của chúng ta, nhưng những sợi tóc này b́nh thường được thay thế bởi những sợi tóc mới, mọc ở chỗ của những sợi tóc đă rụng đi. Chính vào khi nhịp độ rụng của tóc gia tốc, và không có sợi tóc kế vị nào mọc ra th́ khi đó chứng hói đầu mới xuất hiện.
Trong một công tŕnh được công bố tuần này trong Nature, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ tiết lộ sự khám phá của một gène mới có can dự trong sự tăng trưởng của các sợi tóc. Để t́m ra một gène như thế, các nhà khoa học đă ḍ xét bộ gène (génome) của các thành viên của những gia đ́nh Pakistan và Ư, bị mắc phải một dạng di truyền hiếm của bệnh rụng tóc : chứng ít lông di truyền đơn thuần (hypotrichose héréditaire simple). Bệnh này, do một thiều sót di truyền, được đặc trưng bởi hệ lông (pilosité) bị giảm trên cơ thể và da đầu, và t́nh trạng này xảy ra ngay từ tuổi ấu thơ.
Những phân tích di truyền đă cho phép phát hiện nơi những người này một sự biến dị chung nơi gène APCDD1. Gène này nằm trên một vùng đặc hiệu của nhiễm sắc thể 18, có can dự trong những dạng khác của bệnh rụng tóc như chứng rụng tóc hùng sinh (alopécie androgénique) hay chứng trụi tóc (pelade).
Không những đă khám phá ra gène liên kết với sự rụng tóc, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đă nhận thức rằng rằng gène này ức chế một đường mang tín hiệu (voie de signalisation), được biết nhằm kiểm soát sự tăng trưởng của các sợi lông nơi chuột. “ Đây là lần đầu tiên mà người ta chứng tỏ rằng con đường mang tín hiệu này, được gọi là Wnt, đóng một vai tṛ quan trọng trong sự tăng trưởng của các sợi tóc nơi người ”, Angela Christiano, giáo sư của Đại học Columbia và là tác giả đầu tiên của công tŕnh nghiên cứu này đă chỉ rơ như vậy. Vậy người và chuột đă chia sẻ nhiều điểm tương tự hơn về các cơ chế điều ḥa sự xuất hiện của “ mái tóc ” (toison) hơn là điều được nghĩ bởi các nhà khoa học cho đến nay.
“ Những khám phá này gợi ư rằng nếu ta tác động lên con đường mang tín hiệu này, điều đó có thể có một ảnh hưởng lên sự tăng trưởng của các sợi tóc nơi người ”, Angela Christiano nói tiếp. Theo bà, những điều trị nhằm ngăn cản đường mang tín hiệu Wnt hơn là các đường kích thích tố (voies hormonales), như được thực hiện bởi những điều trị hiện nay, có thể được áp dụng rộng răi hơn nơi những người bị rụng tóc quan trọng.
(LE SOIR 15/4/2010)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 209 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH
6/ HÓI ĐẦU NAM GIỚI SAU CÙNG ĐƯỢC PHÁT HIỆN.
Rụng tóc là do một sự bất hoạt của vài tế bào gốc.
BIOLOGIE. Tin vui cho những người bị hói đầu. Hay ít nhất đối với những người đàn ông, không theo mốt cạo đầu, khó sống với chứng hói của ḿnh : một khám phá mới đây cho phép họ hy vọng thấy tóc mọc trở lại một ngày nào đó.
Thật vậy, trong một công tŕnh nghiên cứu mới đây, được công bố hôm qua trong Journal of Clinical Investigation, các nhà nghiên cứa của département de dermatologie thuộc đại học Pennsylvanie (Hoa Kỳ) cho thấy rằng chứng hói đầu (calvitie) có thể là do sự bất hoạt hóa của những tế bào gốc được chứa trong các nang lông (follicules pileux). Và do đó chỉ cần “ đánh thức ” chúng để những nhà máy chế tạo tóc tí xíu này có thể bắt đầu hoạt động b́nh thường trở lại.
Để đi đến kết luận khá gây ngạc nhiên này, nhóm nghiên cứu, được chỉ đạo bởi George Cotsarelis đă so sánh các nang lông phát xuất từ các phần có tóc và không có tóc của sọ của các người đàn ông đă được transplantation capillaire.
Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ sau đó đă chứng thực rằng số lượng các tế bào gốc là như nhau trong cả hai trường hợp. Ngược lại, các nang lông, được lấy trong vùng có tóc, chứa nhiều những tế bào trưởng thành hơn, hay những “ tế bào sinh con ” (cellules progénitrices), hơn những nang lông nằm trong vùng sói. Từ đó sinh ra ư nghĩ là chứng hói đầu nam giới không phải là do sự giảm của những tế bào gốc, mà đúng hơn là do sự sụt giảm hoạt tính của chúng.
Các nhà nghiên cứu không biết những lư do tại sao, vào giai đoạn này, việc biến đổi những tế bào gốc thành những tế bào“ sinh con ”(progénétrice) không được thực hiện nữa. Một sự panne gây nên, không phải là sự biến mất mà là sự teo của các nang lông, và dẫn đến sự sản xuất những sợi tóc bé tí, do đó không thấy được. “ Tuy nhiên, sự kiện số các tế bào gốc không bị ảnh hưởng cho chúng tôi hy vọng một ngày nào đó sửa chữa được vấn đề ”, George Costaleris đă giải thích như vậy.
Cách nay 4 năm, pḥng thí nghiệm của ông ta đă cho thấy rằng các nang lông chuột trưởng thành có khả năng tái sinh với điều kiện đánh thức vài gène hoạt động trong thời kỳ phát triển thai. Và rằng sự chữa lành của một vết thương trên các con chuột mô h́nh tạo nên một “ fenetre embryonnaire ” tạo cơ hội làm gia tăng số những nang lông mới.
Sau cùng, vẫn trong công tŕnh nghiên cứu của ông được công bố hôm qua, nhóm của Georges Cotsarelis đă loan báo là đă khám phá, vẫn trên các con chuột, một loại tế bào “ sinh con ” (cellule progénitrice), tương tự với những tế bào người. Thế mà những tế bào này, một khi được ghép vào các con chuột bị thiếu hụt miễn dịch, có khả năng chế tạo những nang lông và làm mọc tóc trở lại.
Một trong những giai đoạn sắp đến là nhận diện những yếu tố sinh học góp phần vào sự biến đổi của những tế bào gốc thành những tế bào sinh con. Một công tác cần thêm nhiều năm nghiên cứu.
Hiện nay, điều trị của chứng hói đầu chủ yếu được thực hiện bằng vi ghép tóc (microgreffe de cheveux), được lấy từng sợi một trong những vùng có tóc chuyển qua những vùng không có tóc của sọ. Một cuộc phẫu thuật tẻ nhạt, dài lâu và tốn kém (khoảng 5000 Euro). Trong 80% các trường hợp, chứng hói đầu là do nguồn gốc di truyền, liên hệ chủ yếu những người đàn ông trên 45 tuổi. Những cơng tŕnh nghiên cứu đă cho thấy rằng một vùng của nhiễm sắc thể 20 có can dự vào.
(LE FIGARO 5/1/2011)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 251 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH (9/12/2011)
4/ RỤNG TÓC : TỪ THUỐC ĐẾN GHÉP TÓC
Mặc dầu chứng rụng lông tóc (alopécie) không phải là một bệnh, nhưng thị trường phát triển với một nhu cầu nam giới gia tăng.
DERMATOLOGIE. Nếu mọi chuyện đều tốt đẹp, 85% tóc của các bạn ở vào giai đoạn tăng trưởng (phase de croissnce) và chỉ 10% ở giai đoạn rụng (phase de chute).“ Vậy ta có thể mất 50 đến 100 sợi tóc mỗi ngày nhưng điều đó không đáng ngại. Vấn đề, đó là khi sự rụng tóc gia tăng, BS Alain Zara, thầy thuốc chuyên khoa da (Paris) đă giải thích như vậy. Nguyên nhân đầu tiên ở đàn ông (90% các trường hợp) là chứng rụng tóc do kích thích tố nam (alopécie androgénétique), do tác dụng của các hormone nam lên chân tóc. Ở phụ nữ, rụng tóc thường là phản ứng với một biến cố đặc biệt (sinh đẻ, măn kinh) nhưng cũng đó stress, mệt mỏi, thuốc lá,... Với hậu quả của những thay đổi trong lời sống của chúng ta, từ nay càng ngày càng có nhiều phụ nữ bị liên hệ.”
Sau cùng, đàn ông và phụ nữ có thể mất quá nhiều tóc v́ những lư do y khoa : chế độ ăn uống mất quân b́nh, bệnh tật, tai nạn, thuốc men. Ta cũng t́m thấy những nguyên nhân do tai nạn hay y khoa (thí dụ các sẹo mụn : cicatrices d’acné) để giải thích sự biến mất hoàn toàn hay một phần các lông mày, các lông râu (poils de barbe). Thế mà, ở đây cũng vậy, nhu cầu đ̣i sửa chữa bùng nổ và những tiến bộ được thực hiện trong ghép tóc có thể áp dụng ở mức độ này.
Một khi chẩn đoán được xác định, vấn đề là c̣n phải t́m kiếm những dung dịch. V́ lẽ để mọc, tóc của chúng ta rất cần acide aminé souffré và vitamine B5, B6 và PP, nên thầy thuốc thường kê đơn một chất bổ sung thức ăn (complément alimentaire), với những kết quả thấy rơ sau 3 tháng. Một điều trị tại chỗ có thể được phối hợp như Minoxidil, gây nên một sự giăn mạch các huyết quản nuôi dưỡng tóc, để các chất dinh dưỡng đến tóc với lượng tối đa. Một sự cải thiện được quan sát trong 2/3 các trường hợp, nhưng những lợi ích biến mất khi ngừng điều trị.
Về finastéride (chỉ đối với đàn ông), nó ngăn cản một dẫn chất của kích thích tố nam gắn vào các sợi tóc. Sau hai năm điều trị, sự rụng tóc được ổn định, sự mọc tóc lại được quan sát ở 40% các người đàn ông. Một sự giảm dục tính, những rối loạn cương đôi khi được ghi nhận. Dầu hữu ích thế nào đi nữa, những điều trị bằng thuốc không cho những kết quả tức thời, lâu dài hay đủ, v́ vậy càng ngày có nhiều bệnh nhân hướng về ghép tóc, đang tiến bộ đều đặn. Mục tiêu luôn luôn giống nhau : phân bố tóc tốt hơn. Điều tiến bộ đó là cách tiến hành. Ví dụ, các kỹ thuật cải tiến nhất cho những kết quả tự nhiên đến độ không thể phân biệt giữa vùng được ghép và không được ghép.
KHÔNG CÓ SẸO.
DHI (Direct Hair Implantation) là một trong những kỹ thuật này. “ Đó là kỹ thuật duy nhất, trong đó tóc được lấy từng sợi (trên những tóc ngắn hay dài, nhưng không bị cạo), mỗi trong các sợi tóc được lấy được đưa ngay vào trong b́ (derme) nhờ một “ implanteur ” mà không cần chuẩn bị da đầu bằng một “ pré trou ”. Kỹ thuật này được thực hiện lâu hơn ghép cổ điển, nhưng không gây đau trong và sau thủ thuật. Không để lại một vết sẹo nào. Với khả năng có thể lấy tóc vượt quá vùng gáy, cho đến tận các lỗ tai, và ngay cả từ những sợi lông của thân ḿnh (những sợi lông này sẽ có hiệu quả như những sợi tóc thật sự một khi được cắm vào), điều này là một lợi điểm thật sự đối với những người đă mất nhiều tóc, BS Sydney Ohana, thầy thuốc ngoại khoa tạo h́nh (Paris) đă giải thích như vậy. Sau cùng sự tái phân bố mạch (revascularisation) của tóc nhanh đến độ tóc không có thời gian bị thiếu hụt : như thế tránh một phần tóc rụng, hai đến 3 tuần sau khi cắm chúng, đó là điều được thấy trong những kỹ thuật khác, điều này thật khá phiền, mặc dầu sau đó chúng mọc lại ”.
Nhiều phương cách khác cũng được đề nghị.“ Kỹ thuật vi ghép các sợi tóc dài (microgreffe à cheveux longs), được gọi như thế bởi v́ không cần cạo hay cắt các sợi tóc sẽ đuợc cắm. Kỹ thuật này nhằm lấy những mảnh nhỏ (petits fragments) phát xuất từ một dải nhỏ (bandelette) được lấy từ những vùng rậm tóc. Phải xét đến góc và màu sắc của các sợi tóc. V́ có thể cắm trở lại từ 3000 đến 3500 sợi mọc mỗi buổi ghép, nên kết quả có thể được thấy ngay, BS Pierre Bouhanna, thầy thuốc chuyên khoa da thuộc bệnh viện Saint-Louis (Paris) đă xác nhận như vậy. Những vảy nhỏ được tạo thành ở chỗ cắm được che khuất bởi các sợi tóc. Đôi khi, một ít phù nề xuất hiện, nhưng tối đa chỉ trong 3 đến 4 ngày và ngay ngày hôm sau có thể gội đầu. ” Kỹ thuật ghép tóc dài (technique de la greffe à cheveux long) cũng như DHI cho phép tái tạo một lông mày, một bộ râu và trong tương lai một lông mi.
Các nhà nghiên cứu theo đuổi những hướng khác.“ Theo dự kiến từ nay đến vài tháng nữa, ta sẽ thấy xuất hiện trên thị trường những yếu tố tăng trưởng của tóc (facteur de croissance du cheveu), được lấy ở bệnh nhân (trong những vùng rậm tóc) và được tiêm trở lại trực tiếp vào trong da đầu, ở những vùng bị rụng tóc ”, BS Bouhanna đă đảm bảo như vậy. Hướng khác : cấy trong 6 đến 8 tuần các nang lông (follicule pileux) thu được khi thực hiện microgreffe, để có sẵn sử dụng một số lượng tóc để cắm lại lớn hơn : một cải tiến đáng lưu ư ở những người thiếu tóc để lấy.
(LE FIGARO 7/3/2011)
LÀM G̀ KHI BỊ RỤNG TÓC V̀ VÀI ĐIỀU TRỊ CHỐNG UNG THƯ.
Professeur Alain Astier
Pharmacie clinique oncologique
Membre de l’Académie nationale de pharmacie
Phần lớn các loại thuốc chống ung thư tác dụng bằng cách phá hủy những tế bào tăng sinh ung thư, nhưng cũng phá hủy những tế bào b́nh thường bất cứ ở đâu trong cơ thể, trong đó có các tế bào của các hành lông (bulbe pileux) ở chân tóc. Tác dụng không nhắm đích này, bất hạnh thay, là nguồn gốc của những tác dụng đặc biệt không được mong muốn : ỉa chảy, mửa, giảm hồng cầu và cả rụng tóc.
Không phải tất cả các thuốc chống ung thư đều gây rụng tóc cùng mức độ như nhau. Ngay cả vài loại thuốc không hề gây rụng tóc. Nhưng nhiều protocole hóa học liệu pháp chẳng màn đến vấn đề rụng tóc mà chỉ nhắm đến tính hiệu quả của điều trị. Đó là trường hợp điều trị trong các ung thư vú, buồng trứng, phổi hay các ung thư bạch cầu.
Bệnh nhân và thầy thuốc không cùng một nhận thức về t́nh h́nh. Đối với các thầy thuốc, chính kết quả mới là đáng kể và những tác dụng phụ chỉ quan trọng nếu chúng trầm trọng “ về mặt y khoa ”, như sự sụt giảm các bạch cầu trong máu. Đối với các bệnh nhân, nhất là các phụ nữ, hóa học trị liệu có nghĩa là rụng tóc, như là một stigmate đối với bản thân ḿnh và đối với những kẻ khác, mặc dầu đó là một hiện tượng tạm thời và hiền tính. Thật vậy, ngay khi ngừng hóa học trị liệu, tóc luôn luôn mọc trở lại và sự rụng tóc không phải là một căn bệnh. Đôi khi đó là một nỗi thống khổ cần phải được xét đến. Phải giải thích và dédramatiser, t́m những phương tiện cho phép giảm thiểu tác động của nó lên chất lượng sống của bệnh nhân.
Thông tin là chủ yếu. Phải giải thích rằng những tác dụng không được mong muốn là không thể tránh được nhưng chúng khác nhau tùy theo các thuốc điều trị, phải thuyết phục về tính chất tạm thời và có thể đảo ngược được của sự rụng tóc. Trong vài trường hợp, ta có thể dự đoán khi các loại thuốc cho phép. Thường thường các casque réfrigérant được đề nghị. Thật vậy, lạnh làm giảm nhiều tuần hoàn máu ở da đầu, do đó làm giảm sự cung cấp thuốc đến hành mao quản (bulbe capillaire), như vậy hạn chế độc tính của thuốc điều trị. Nhưng tính hiệu quả của nó thay đổi rất nhiều tùy theo tính chất và cách cho thuốc, tùy theo việc quản lư casque (lư tưởng 10 phút trước khi bắt đầu truyền và duy tŕ 30 phút sau khi ngừng) ; tính chất của các sợi tóc và ngay cả chiều dài của chúng : các sợi tóc được cắt ngắn sẽ chống lại tốt hơn.
Nh́n toàn bộ, ta càng chăm sóc các sợi tóc của ḿnh, ta sẽ càng bảo vệ chúng : ít rửa, không nhuộm màu, không chải mạnh. Có những người dùng các chất bổ sung vitamine nhưng không có ǵ được chứng minh. Ngược lại, những loại thuốc và /hoặc những mỹ phẩm chứa các chất “ chống rụng tóc ” không có một lợi ích nào trong trường hợp một hóa học liệu pháp.
Tốt hơn là chuẩn bị để chịu đựng. Cắt tóc ngắn, thậm chí cạo đầu là có lợi. Đó là một động tác tự ư và một giai đoạn trung gian cho phép làm quen với một h́nh ảnh khác và lấy làm của ḿnh việc rụng tóc sắp đến. Như thế ta tránh được sự kinh qua đặc biệt căng thẳng của một phụ nữ, khi sáng thức dậy với một “ scalp ” trên gối..
Sau cùng, luôn luôn có những khăn đóng (turbans), những khăn trùm cũng như những tóc giả.
Sự rụng tóc là và sẽ là một thương tổn đôi khi không chịu được đối với nữ tính ; nhưng ta có thể hy vọng rằng hóa học liệu pháp sẽ thực hiện những tiến bộ và rằng công luận sẽ được làm nhạy cảm hơn và khoan dung hơn.
Những tiến bộ quan trọng đă được thực hiện theo chiều hướng này, nhưng chính các phụ nữ phải được chuẩn bị tốt hơn để chấp nhận rằng việc hy sinh mái tóc của họ là cái bảo đảm, mặc dầu độc ác nhưng không tránh được, của sự chữa lành bệnh. Với sự hỗ trợ thường xuyên và chăm chú của những người thân, thử thách có thể được vượt qua. Cho đến cùng, khi các sợi tóc mọc trở lại không giống trước...Nhưng đó chỉ là tạm thời : sau vài tháng, họ sẽ t́m thấy lại bản chất thật sự của chúng.
(LE FIGARO 21/6/2011)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 294 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH (26/1/2013)
1/ CHỨNG HÓI : NHỮNG ĐIỀU TRỊ VẪN C̉N TỐN KÉM
Quote:
CHỨNG HÓI
Bằng những con số
20 đến 25
tuổi, đó là lứa tuổi trung b́nh xuất hiện chứng hói ở đàn ông.
100.000
đó là số các sợi tóc mà một người trung b́nh có.
50 đến 100
đó là số sợi tóc mà chúng ta rụng mỗi ngày
Quote:
TẠI SAO TÓC KHÔNG MỌC LẠI NỮA ?
• Di truyền : Trong 70% các trường hợp, chứng hói được truyền qua các gène
•Stress nặng:
•Chế độ ăn uống: Thiếu hụt vitamine H và B6
•Thuốc gội đầu (shampoings): Vài sản phẩm tấn công da đầu
•Thuốc :Vài loại thuốc (amphétamine, các thuốc chống đông máu)
•Một phản ứng với các kích thích tố nam
◦Các hormone nam phát khởi một phản ứng ở các nhú b́ (papilles dermiques)
◦Phản ứng này có thể làm gia tốc chu kỳ lông (cycle pilaire). Các sợi tóc chết sớm và rụng mà không c̣n hy vọng mọc lại.
Những giải pháp hiện có
•Đắp thuốc nước (lotion cutanée) (Minoxidil)
•Điều trị bằng thuốc uống (Finastéride)
•Ngoại khoa (ghép tóc vi thể : microgreffe de cheveux)
Hai loại thuốc đă chứng tỏ có hiệu quả và những thứ thuốc khác đang được phát triển.
CHEVEUX. “ Hướng nghiên cứu những chất tương cận của các prostaglandines là tiến bộ nhất, nó có thể dẫn đến một điều trị mới trong hai năm đến, với những kết quả dường như đầy hứa hẹn hơn những điều trị hiện nay ”, BS Pascal Reygagne, giám đốc của Centre Sabouraud (Paris) đă đảm bảo như vậy. Từ nay, hai loại thuốc này đă chứng tỏ có hiệu quả chống lại chứng hói (calvitie) và chúng thêm vào những kỹ thuật ngoại khoa mới để mang lại những giải pháp cho các ông và các bà sống khó khăn với việc bị rụng tóc.
2/3 những người đàn ông bị liên hệ bởi chứng hói, xảy ra sớm hay muộn trong cuộc đời ḿnh và 1/3 trở nên bị hói : đó là một hiện tượng b́nh thường, liên kết với các kích thích tố nam (hormone androgène) và do đó phần lớn hiện diện ở những người đàn ông. Mặc dầu b́nh thường, chứng hói biến đổi bề ngoài của gương mặt và có thể có những hậu quả tâm lư quan trọng, nhất là ở những người đàn ông trẻ tuổi. Chứng hói, trong đại đa số các trường hợp có nguồn gốc di truyền và chiếc sọ của một đứa con trai thường sẽ giống với chiếc sọ của cha ḿnh. Vậy có khả năng xét đến một điều trị sớm chứng hói, điều này làm gia tăng nhưng cơ may mang lại thành công.
Ở người đàn ông, những dấu hiệu đầu tiên của chứng hói được quan sát ở vùng thái dương (golfes temporaux), mất tóc ngày càng nhiều cũng như trên vùng cao của sọ. “ Dần dần toàn bộ sọ đều bị ảnh hưởng, ngoại trừ một vành tóc vẫn c̣n tồn tại cho đến khi chết ”, GS Christian Dubreuil, thầy thuốc ngoại khoa và giáo sư của đại học Claude-Bernard (Lyon) đă nhấn mạnh như vậy.
Khi chứng hói phát khởi đột ngột, phải t́m kiếm một nguyên nhân khác và trước hết là stress. Một chế độ làm gầy (régime amaigrissant) hay cách ăn uống quá mất quân b́nh cũng là nguyên nhân gây rụng tóc. Vài bệnh ngoài da, vài bệnh hay vài loại thuốc cũng có thể được nhận diện trước mọi can thiệp lên chứng hói.
Tuy nhiên, nếu nguồn gốc là do kích thích tố nam được xác nhận, minoxidil thuốc nước (lotion), đắp trên những vùng bị thương tổn, là điều trị quy chiếu. “ Ít nhất cần 3 tháng để quan sát những kết quả, với một sự mọc lại tóc ở 1/3 các bệnh nhân, vùng tóc rụng ổn định ở 1/3 bệnh nhân khác và không có một tác dụng nào đối với 1/3 người c̣n lại ”, BS Reygagne đă nhấn mạnh như vậy.
Những tác dụng phụ xảy ra tại chỗ : đỏ, kích thích, ngứa ở nơi da đầu, tóc mỡ.
Nếu giải pháp này không được thỏa măn, những người đàn ông hói có thể được điều trị bằng một cách khác : finastéride, được dùng bằng đường miệng.“ Ít nhất sau 3 đến 6 tháng, ta quan sát thấy một sự mọc trở lại ở 40% những bệnh nhân, một sự ổn định đối với 40% bệnh nhân khác và không có một tác dụng nào đối với 20% người c̣n lại ”, BS Reygagne đă chỉ rơ như vậy.
ĐIỀU TRỊ LÂU DÀI
Finastéride có những tác dụng phụ được biết lên đời sống sinh dục của các bệnh nhân nhưng những công tŕnh nghiên cứu vẫn c̣n gây tranh căi, nhất là tác dụng về lâu về dài, của sự sử dụng finastéride với liều thấp, như được kê đơn chống lại chứng hói.Thật vậy hai điều trị này phải được dùng rất lâu dài bởi v́ chúng không tấn công vào nguyên nhân của chứng hói : ngừng thuốc hàm ư một sự rụng tóc trở lại. Đó là một trong những ưu điểm của những kỹ thuật ngoại khoa, mang lại một kết quả xác định (đọc bài số 3).
Sự xuất hiện của minoxidil trong những năm 1980 và của finastéride vào năm 1999 chống lại chứng hói đă cách mạng hóa việc điều trị, nhưng những điều trị này không hiệu quả ở tất cả các bệnh nhân và không cho những kết quả ngoạn mục. Những điều trị này vẫn tốn kém, cũng như những kỹ thuật ngoại khoa. V́ phần lớn những người đàn ông bị liên hệ, nên nghiên cứu đặc biệt tích cực để t́m ra những giải pháp khác.
NHỮNG TẾ BÀO GỐC
Những tế bào gốc, về lâu về dài, có lẽ sẽ là một hướng điều trị đáng lưu ư nhưng có lẽ tốn kém. Những công tŕnh nghiên cứu khác quan tâm đến những yếu tố tăng trưởng, có thể làm dễ sự xuất hiện những tế bào có chức năng lông (cellules à fonction pilaire) từ những tế bào gốc hiện diện trong da.
Trước mắt hơn, nhiều kíp nghiên cứu đang đánh giá lợi ích của những sản phẩm có chất căn bản là những chất tương cận của prostaglandines : những chất này hiện diện trong các thuốc giọt được sử dụng để điều trị glaucome, làm dễ sự tăng trưởng của các lông mi. Một công tŕnh nghiên cứu của Anh mới đây đă xác nhận rằng bimatoprost có cùng tác dụng lên các nang tóc người và trên bộ lông chuột bị điều tương đương với chứng hói.
(LE FIGARO 21/1/2013)
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.