Nhiều người Việt vô cùng bức xúc khi nhà thiết kế Trung Quốc ăn cắp mẫu áo dài truyền thống Việt Nam và gọi là "sáng tạo mới" "phong cách Trung Quốc". Nhà thiết kế Việt chuyên về áo dài cũng phải lên tiếng về sự việc này.
Nhà thiết kế Sĩ Hoàng: “Áo dài không có nguồn gốc nào từ Trung Quốc”
Nhà thiết kế (NTK) Sĩ Hoàng cho hay đă biết về sự việc đang gây xôn xao dư luận này. Anh khẳng định, những thiết kế nằm trong bộ sưu tập (BST) của Ne-Tiger là áo dài với 2 tà tách biệt, mặc cùng quần dài, đội nón lá, mấn... chứ không phải sự vay mượn ư tưởng nào cả.
“Tôi khẳng định một lần nữa, áo dài chẳng có nguồn gốc nào từ Trung Quốc cả”, NTK nói. Anh cũng đặt câu hỏi về việc tŕnh diễn áo dài trên những phông nền mà thương hiệu trên đưa ra có h́nh ảnh biển đảo, và được tự nhận là “phong cách Trung Quốc” liệu có vấn đề hay chăng?
NTK Sĩ Hoàng cho biết Bảo tàng Áo dài và Hội Di sản Văn hoá TP.HCM đang tiến hành lập hồ sơ tŕnh Chính phủ để công nhận áo dài là quốc phục Việt Nam, tiến tới xác nhận áo dài là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại thuộc sở hữu của Việt Nam tại UNESCO.
“Tuy nhiên, đến nay tiến tŕnh này vẫn c̣n khó khăn. Nhưng chúng tôi vẫn đang cố gắng”, NTK chia sẻ.
NTK Sĩ Hoàng cho biết cách đây 10 năm, anh từng có dịp tham quan một bảo tàng ở Nhật Bản. Cùng thời điểm này diễn ra một cuộc triển lăm về trang phục của Trung Quốc. Tại đây, trong chiếc tủ kính cuối cùng có đặt một chiếc áo dài lụa màu xanh kèm nón lá và được chú thích là trang phục truyền thống Trung Quốc hiện đại.
NTK nhắn nhủ: “Tôi luôn nói với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ rằng mặc áo dài không chỉ để đẹp mà c̣n là trách nhiệm công dân. Nếu không, th́ một ngày nào đó văn hoá này cũng sẽ bị chiếm lấy. Những mối lo ngại này đă có trong tôi từ rất lâu”.
NTK Việt Hùng: “Khi chưa công nhận áo dài là quốc phục trên mặt giấy tờ th́ những tranh căi sẽ c̣n kéo dài”
NTK Việt Hùng khẳng định áo dài là trang phục đặc trưng của người Việt Nam. V́ thế, việc dùng áo dài để ám chỉ thuộc về một nền văn hoá nào đó (không phải Việt Nam) là không thể chấp nhận. Tuy nhiên, có những bất cập nhất định trong sự việc đang gây tranh căi vừa qua. Đặc biệt, hiện tại, áo dài chưa được công nhận là quốc phục của Việt Nam một cách chính thức.
Anh chia sẻ: “Khi muốn đưa một sự việc nào đó ra ánh sáng, chúng ta phải nói có sách, mách có chứng rơ ràng. Nhưng hiện tại, áo dài vẫn chưa được công nhận trên mặt giấy tờ. Hiện tại, chúng chỉ là trang phục mang tính đại chúng, được người Việt Nam mặc nhiều nhất.
V́ thế, tôi nghĩ công nhận áo dài là quốc phục của người Việt Nam là việc rất cần thiết. Khi chưa công nhận áo dài là quốc phục trên giấy tờ th́ những tranh căi sẽ c̣n kéo dài. Cuộc chiến văn hoá trong thời kỳ tranh sáng, tranh tối này quả thật sẽ rất khó khăn”.
NTK cho rằng hiện tại những hoạt động tôn vinh áo dài, giúp h́nh ảnh áo dài trở nên phổ biến trong ḷng người dân vẫn là hoạt động thiết thực nhất. Quan trọng hơn, người làm nghề, đặc biệt thế hệ trẻ cần có nhận thức, hiểu biết rơ ràng về loại trang phục truyền thống này để có nh́n nhận đúng đắn nhất.
Anh cho biết thêm, việc nhiều trang mạng Trung Quốc bán mẫu trang phục giống áo dài nhưng được gọi là sườn xám cách tân hiện khá nhiều, và anh dự đoán có thể mặt hàng này sẽ được ưa chuộng trong mùa Tết tới.
NTK Minh Châu: “Cố bẻ cong sự thật th́ áo dài vẫn là của Việt Nam”
Theo NTK Minh Châu, cho dù truyền thông Trung Quốc gọi áo dài, nón lá là sản phẩm mang dấu ấn Trung Hoa th́ cũng không thể phủ nhận được một sự thật là đây là trang phục truyền thống của người Việt.
Anh cho rằng hiện tại, mỗi người đều có thể tiếp cận thông tin rất đa chiều và thấu đáo. "Huống hồ, chúng ta có lịch sử và nền tảng lâu đời chứng minh. Người Việt từng mang áo dài ra quốc tế từ lâu, ngoài những sân chơi nhan sắc, c̣n có một vài show diễn lớn - nhỏ. Mỗi chúng ta nên tự hào, nền tảng văn hóa dân tộc dù ai có bẻ cong th́ sự thật vẫn măi măi tồn tại”- NTK Minh Châu nói.