SANTA ANA (NV) - Một buổi hội thảo mang tầm vóc lớn qua chủ đề “Những vấn nạn hiện tại của xă hội Việt Nam” vừa được Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam (VAST-Vietnamese American Science & Technology Society) tổ chức tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Santa Ana, hôm Thứ Bẩy, 15 Tháng Mười.
Quang cảnh buổi hội thảo. (H́nh: Nguyên Huy/Người Việt)
Trước khá đông quan khách tham dự gồm các thành viên của hội và nhân sĩ trí thức đại diện các hội đoàn đấu tranh cùng đồng hương nặng ḷng với quê hương đất nước, Kỹ Sư Phạm Ngọc Lân ngỏ lời chào mừng và giới thiệu Giáo Sư Trần Cán Xuân, chủ tịch VAST, tŕnh bày về hội, một tổ chức bất vụ lợi được thành lập từ năm 1990 tại Hoa Kỳ.
Giáo Sư Xuân cho biết hội quy tụ được khá nhiều trí thức và chuyên viên Việt Nam trong các ngành khoa học kỹ thuật ở hải ngoại để nghiên cứu, t́m hiểu và đóng góp ư kiến cho tiến tŕnh phát triển đất nước một cách khách quan.
Cuộc hội thảo, đối với người đến tham dự, là một buổi nói chuyện mang tầm vóc lớn v́ có tới năm diễn giả là những nhà trí thức, chuyên viên về những đề tài mà các diễn giả tŕnh bày.
Mở đầu là Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, một thành viên sáng lập của hội, tŕnh bày về “Thách thức trong phát triển Việt Nam.”
Tiến Sĩ Truyết đề cập đến mục tiêu các điểm chánh yếu trong việc phát triển quốc gia là cải tiến đời sống vật chất của toàn dân và xây dựng một nền văn hóa dân tộc, xây dựng ư thức tiến bộ và trách nhiệm của người dân trong quốc gia đó.
Theo Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, xét qua những tiêu chuẩn này, Cộng Sản Việt Nam không đạt được mục tiêu đó. Tiến Sĩ Truyết lược tŕnh quá tŕnh được gọi là phát triển của Việt Nam bấy lâu nay th́ người dân đă phải chịu rất nhiều thử thách, lo toan và c̣n phải nhận chịu lâu dài nữa v́ hậu quả của sự phát triển này. Đó là những vấn đề nổi bật mà ai cũng biết, môi trường, xă hội và quốc nạn tham nhũng.
Đi vào chi tiết, Tiến Sĩ Truyết nhận định “hoàn cảnh thời tiết không thích hợp cho sự phát triển. Trong khi đó th́ từ những điều kiện khách quan và chủ quan của những con người khai thác tài nguyên và những người cầm quyền đă dẫn đến những sai lầm hoặc bất khả thi.”
Tiến Sĩ Truyết cũng nhận thấy rằng có nghịch lư lớn trong sự phát triển giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam. V́ tŕnh độ giữa hai miền cách biệt nên miền Bắc được ưu tiên và được ưu đăi với những viện trợ của các nước trợ giúp cho Việt Nam.
Trong khi đó, miền Nam được ngầm coi như một thuộc địa nên mọi sự phát triển đều bị hạn chế. Do đó mà sự phát triển đă không cân bằng, không đồng đều, dẫn đến những hậu quả mà người dân phải gánh chịu.
Diễn giả thứ hai là kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, tác giả của rất nhiều bài báo và từng trả lời phỏng vấn nhiều đài phát thanh quốc tế.
Với đề tài “T́nh trạng kinh tế Việt Nam,” ông Nghĩa đề cập đến hiện trạng bi thảm của Việt Nam hiện nay là nợ công quá lớn, nợ nước ngoài tăng rất nhanh và lạm phát lớn đang đe dọa kinh tế Việt Nam. Đó là hậu quả của “mười năm hoang tưởng” sau “Đại thắng mùa Xuân.” Tiếp đó là năm năm đổi mới theo mô h́nh của Trung Quốc.
“Mười năm hoang tưởng,” theo kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, là sự cải cách kinh tế không đồng đều (ông không dùng chữ “phát triển” mà chỉ dùng chữ “cải cách”), là sự cải cách kinh tế mà không cải cách chính trị nên đă không thoát ra khỏi được những khó khăn.
Năm năm đổi mới là năm năm h́nh thành các cơ sở, phe nhóm được nhà nước bảo kê giống như B́nh Xuyên trước đây ở miền Nam. Hậu quả đưa đến tận ngày nay là “một nền kinh tế không cân bằng, không sản xuất, chỉ gia công, không phát triển và đang trên đà trượt lạm phát, vỡ nợ.”
Sau cùng, ông luận: “Qua những con số khô khan về nền kinh tế Việt Nam, nhà nước nay chỉ c̣n có hy vọng là tiền ngoại quốc của 'Việt kiều' gửi về hàng tỉ đô la mỗi năm.”
Tiếp đó các ông Nguyễn Bá Lộc và Kỹ Sư Nguyễn Ngọc Ân lên tŕnh bày về “Kinh tế nông thôn Việt Nam.” Hai diễn giả nhắc đến sự bất công thật to lớn với 75% dân số Việt Nam là nông dân. Họ đă phải chịu quá nhiều thiệt tḥi v́ những chương tŕnh kế hoạch bất nhất, thay đổi của chính quyền. Họ đă phải chịu quá nhiều bất công trong việc quản lư đất đai của nhà nước và cường quyền địa phương.
Về văn hóa và giáo dục, Giáo Sư Trần Cán Xuân, với đề tài “Vấn đề văn hóa và giáo dục Việt Nam,” cho biết văn hóa đă bị đảo lộn. Những giá trị văn hóa, đạo đức ngày trước nay đă bị nhà cầm quyền CSVN xóa bỏ để thay thế vào đó bằng văn hóa Mác Lê, Trung Quốc qua một nền giáo dục không phương hướng, mất căn bản.
Cuối cùng, nha sĩ kiêm nhạc sĩ Cao Minh Hưng nói về t́nh trạng âm nhạc Việt Nam mà theo ông “rất lai căng, nặng nề ảnh hưởng nhạc Hoa qua những giai điệu và hoàn toàn không thể hiện được khía cạnh nào của con người Việt Nam trong cuộc sống đầy khó khăn, hỗn loạn.”
Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa thuyết tŕnh trong cuộc hội thảo. (H́nh: Nguyên Huy/Người Việt)
Trong số những thuyết tŕnh viên, ông Cao Minh Hưng là người trẻ nhất. Ông là người chủ trương Câu Lạc Bộ T́nh Nghệ Sĩ, một tổ chức văn hóa đóng góp tích cực vào sinh hoạt văn học nghệ thuật và tranh đấu của người Việt hải ngoại.
Với tâm hồn trẻ, ông có cái nh́n thật khách quan về phạm vi mà ông đang hoạt động hăng say, đó là âm nhạc, một h́nh thức văn hóa tích cực trong đời sống con người nên cái nh́n của ông về hiện trạng âm nhạc Việt Nam khiến cho người nghe rất quan ngại về tương lai tuổi trẻ Việt Nam, cũng là tương lai của đất nước và dân tộc.
Năm phần thuyết tŕnh của các diễn giả là những chuyên viên và trí thức khiến hầu hết cử tọa khá mệt trí nên phần thảo luận không có nhiều ư kiến được phát biểu mặc dầu những đề tài thuyết tŕnh trong buổi hội thảo này mang một tầm vóc lớn, ảnh hưởng đến tương lai đất nước và dân tộc Việt Nam.
Nguyên Huy/Người Việt