Nếu chốt chi tiêu quốc pḥng ở mức 3,5% GDP, EU có thể tốn thêm gần 390 tỷ USD mỗi năm kể từ khi cuối những năm 1960.
Trong những thập kỷ gần đây, các nước châu Âu đă cùng nhau tiết kiệm được hàng trăm tỷ euro mỗi năm. Đây được coi như một “khoản cổ tức ḥa b́nh” sau chiến tranh khi họ cắt giảm chi tiêu quốc pḥng và giải phóng nguồn lực cho các ưu tiên khác, bao gồm phúc lợi xă hội.
Giờ đây, họ phải đối mặt với “phép tính tàn khốc” khi bắt tay vào tái vũ trang châu lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ không bảo vệ các đồng minh châu Âu không đóng góp đủ ngân sách quốc pḥng.
EU hiện chi chưa đến 2% GDP cho quốc pḥng. Các nhà lănh đạo châu Âu đang công khai tranh luận về việc tăng chi tiêu lên tới 3,5% GDP hoặc cao hơn trong thập kỷ tới. Đây là mức chưa từng thấy ở châu Âu kể từ cuối những năm 1960.
Theo tính toán của Financial Times (FT) dựa trên sức mua tương đương (PPP) năm 2020, chi tiêu ở mức 3,5% sẽ đ̣i hỏi các quốc gia thành viên EU phải phân bổ thêm 387 tỷ USD/năm cho quốc pḥng.
Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của Moody’s Analytics, cho biết châu Âu đă được hưởng lợi từ ḥa b́nh trong những thập kỷ gần đây, giải phóng nguồn lực kinh tế cho đầu tư tư nhân, tăng cường hỗ trợ phúc lợi xă hội và mạng lưới an toàn tài chính.
Theo Eurostat, trên khắp EU, tỷ trọng bảo trợ xă hội trong tổng chi tiêu chính phủ tăng từ 36,6% vào năm 1995 lên 41,4% trước đại dịch. Tại Đức, tỷ trọng này cao gấp đôi Mỹ.
T́nh trạng “lành mạnh” này hiện đă kết thúc và những lựa chọn cho châu Âu đang trở nên rơ ràng. Để tăng chi tiêu quân sự dài hạn, châu Âu sẽ phải cắt giảm chi tiêu hoặc tăng vay mượn.
Trên khắp châu Âu, những nỗ lực nhằm hạn chế chi tiêu an sinh xă hội đều gặp phải thách thức lớn. Tại Pháp, nhiều cuộc biểu t́nh đă nổ ra nhằm phản đối cải cách lương hưu.
Claus Vistesen, nhà kinh tế tại công ty tư vấn Pantheon Macroeconomics cảnh báo một con đường dài và chông gai đang chờ đợi châu Âu.
“Châu Âu chưa có lực lượng vũ trang nào có thể đối đầu với một đối thủ ngang sức kể từ những năm 1970 – 1980”.
Quân số vũ trang của Vương quốc Anh đă giảm hơn một nửa từ năm 1985 đến năm 2020 xuống c̣n 153.000. Tổng số quân của EU đă giảm từ 3 triệu xuống c̣n 1,9 triệu trong cùng kỳ.
Theo ước tính của Goldman Sachs, châu Âu cần tăng chi tiêu quốc pḥng thêm 160 tỷ euro/năm trong 5 năm tới. C̣n theo Pantheon Macroeconomics, con số này là 230 – 460 tỷ euro.
Guntram Wolff, một thành viên cấp cao tại Bruegel, cho biết “thế giới mới” là thế giới mà châu Âu tiến gần hơn đến mức chi tiêu quân sự của những năm 1980. “Điều này có nghĩa là cần hy sinh ngân sách công nhiều hơn”.
Giải pháp tăng vay nợ có thể trang trải một số chi phí ban đầu cho các quốc gia có đủ khả năng tài chính. Nhưng chi phí tái vũ trang cuối cùng sẽ do người nộp thuế và những người thụ hưởng mạng lưới an sinh xă hội của châu lục này gánh chịu.
Trong khi Đức có thể phát hành thêm trái phiếu, các nước châu Âu khác lại không có vị thế tốt như vậy. Ví dụ, theo dữ liệu của Ủy ban châu Âu, nợ công trên GDP của Ư đă tăng từ 31% vào những năm 1960 lên 137% vào năm 2024.
Pháp và Anh cũng có nợ công vượt quá quy mô nền kinh tế, cùng với thâm hụt ngân sách lớn. EU hiện chi khoảng 2% GDP cho các khoản thanh toán lăi suất. Tại Ư, con số này là 4%.
Việc cắt giảm chi tiêu chính phủ cho lương hưu và chăm sóc sức khỏe sẽ đặc biệt khó khăn v́ dân số châu Âu già nhất trong các châu lục. Dân số già đồng nghĩa với chi tiêu xă hội sẽ tăng và thu nhập giảm khi dân số trong độ tuổi lao động giảm.
VietBF@ Sưu tập