Trong các thể chế tự do dân chủ, giới truyền thông báo chí được coi là
"đệ tứ quyền", xếp sau lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ở Hoa Kỳ, Tu Chính Án đầu tiên của Hiến Pháp Hoa Kỳ xác định tự do ngôn luận là quyền tự do căn bản nhất, làm nền móng cho các quyền dân sự và chính trị, đặt căn bản pháp lư để cho nước Mỹ phát huy ra một hệ thống truyền thông báo chí năng động nhất thế giới.
Nhưng kể từ khi ông Donald Trump nắm được quyền lực, báo chí Mỹ đă rơi vào một cuộc chiến sinh tử mà triển vọng tương lai không có mấy ǵ sáng sủa cho lắm.
"Cuối tuần đen đủi" của báo chí
Cuối tuần qua quả là
"thời kỳ đen tối" của báo chí Mỹ. Hôm thứ Sáu, 18 tháng Bảy, ông Trump đă đệ đơn kiện nhật báo
The Wall Street Journal (WSJ), ông chủ báo Rupert Murdoch và hai người phụ trách cao cấp của
WSJ về tội mạ lỵ, đ̣i phải bồi thường đến 10 tỷ USD, một số tiền to lớn chưa từng thấy trong ngành báo chí ở Mỹ này.
Ông Trump tố cáo tờ
WSJ đă loan tin sai sự thật khi cho rằng, hồi năm 2003 ông đă gửi một bức thư kèm h́nh vẽ tục tĩu cho ông Jeffrey Epstein, kẻ đứng đầu đường dây mua bán trẻ vị thành niên phục vụ t́nh dục cho các ông lớn và đă chết trong tù hồi năm 2019. Ngay sau đó, Ṭa Bạch Ốc thông báo cấm các phóng viên của
WSJ không cho đi cùng ông Trump đến sân golf của ông ở Scotland và cấm tham dự các buổi họp báo của ông Trump sau này.
Nên để ư rằng, tỷ phú Rupert Murdoch là ông trùm của một tập đoàn truyền thông hùng mạnh ở nhiều quốc gia và sử dụng hệ thống đó để lung lạc chính trường ở nhiều nước. Tại Mỹ, tập đoàn của ông Murdoch có hai tổ chức truyền thông lớn là báo
The Wall Street Journal và hệ thống truyền h́nh
Fox News.
Ông Murdoch từng là bạn đồng minh thân thiết của ông Trump, từng ra tay hỗ trợ ông Trump rất nhiều trên con đường kinh doanh làm ăn và hoạt động về chính trị. Có thể nói không sợ quá đáng rằng, tập đoàn của ông Murdoch đă góp phần rất lớn đưa ông Trump lên đỉnh cao quyền lực và ông Trump đă cho "trả ơn" qua việc bổ nhiệm đến 30 nhân viên của
Fox News vào các chức vụ cao cấp trong chính phủ Mỹ, tiêu biểu là ông Pete Hegseth, Bộ trưởng Bộ Quốc Pḥng.

các
(Ảnh: Facebook "Donald Trump")
Vụ kiện
WSJ chỉ là đ̣n mới nhất trong hàng loạt cuộc tấn công của ông Trump nhắm vào những cơ quan truyền thông báo chí nào không ủng hộ nghị tŕnh về chính trị của ông, có quan điểm khuynh tả, cấp tiến hoặc không a dua, nói theo những lập luận, đôi khi thật phi lư hoặc dối trá của chính ông và chính quyền do ông lănh đạo.
Cũng vào hôm thứ Sáu tuần qua, Quốc Hội do đảng Cộng Ḥa kiểm soát đă bỏ phiếu chấp thuận cắt bỏ ngân sách 1,1 tỷ USD của hai tổ chức truyền thông công cộng là đài phát thanh
NPR (National Public Radio) và đài truyền h́nh
PBS (Public Broadcasting Service). Hai mạng lưới truyền thông này có hàng trăm cơ sở ở khắp các tiểu bang, được Quốc Hội cấp ngân sách hoạt động từ cuối thập niên 1960, phục vụ chủ yếu cho khán giả/thính giả vùng nông thôn không có điều kiện để tiếp cận các mạng lưới truyền thông thương mại của tư nhân.
Ông Trump nhiều lần tố cáo mà không có bằng chứng cụ thể nào khi cho rằng,
"các hệ thống NPR và PBS đưa tin theo thành kiến của đảng phái" và ông yêu cầu cho cắt nguồn tài trợ, giống như ông đă và đang làm với hệ thống các trường đại học danh tiếng của nước Mỹ.
Kiện cáo và đe dọa
Nỗi ác cảm của ông Trump với giới truyền thông báo chí không phải bây giờ mới có xảy ra. Ngay trước khi tham gia vào chính trị, ông đă kích động cuộc chiến chống lại
"tin giả" (fake news) và nhiều lần tuyên bố, [I]
"báo chí là kẻ thù của nhân dân" (the media is the enemy of the people) [/I, một phát ngôn được cho là của tên trùm Cộng Sản Liên Xô Joseph Stalin, mỗi khi báo chí cho đăng những tin tức, bài viết không có lợi cho ông ta.
Khi lên nắm quyền tổng thống nhiệm kỳ thứ hai, ông Trump đă chuyển từ việc tấn công với lời lẽ ngôn ngữ kích động sang một cuộc chiến với tất cả vũ khí mà ông có: từ sắc lệnh hành pháp đến các vụ kiện cáo.
Trong những mục tiêu đầu tiên của ông là các đài phát thanh quốc tế được Quốc Hội Mỹ tài trợ trong nhiều thập niên qua như đài
Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), các
đài Âu Châu Tự Do (Radio Free Europe) và
Á Châu Tự Do (Radio Free Asia – RFA). Không giống như các tờ báo hoặc kênh truyền h́nh tư nhân chỉ sống nhờ tiền quảng cáo, các tổ chức truyền thông lâu đời (
VOA đă bắt đầu hoạt động từ năm 1942) và do chính phủ tài trợ này có sứ mạng mở rộng
"sức mạnh mềm" (soft power) của nền tự do dân chủ Mỹ, cung cấp thông tin trung thực đến dân cư ở các quốc gia độc tài quân sự, độc đảng đang kiểm soát mọi tin tức.
Các đài này không phục vụ cho khán/thính giả Mỹ nhưng ông Trump vẫn cho rằng chúng chứa đụng đầy rẫy các
thành kiến (bias) và cần bị dẹp bỏ, dù ai cũng thấy rơ, việc cắt nguồn tài trợ, sa thải hàng chục ngàn nhân viên và đóng cửa các đài
VOA, RFE, RFA chỉ có lợi cho sự cai trị độc tài của ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, và ông Tập Cận B́nh, chủ tịch TQ, cùng với guồng máy tuyên truyền tẩy năo đồ sộ của họ, làm mất đi lợi thế to lớn của thể chế tự do dân chủ của Mỹ.
Không thể cắt nguồn tài trợ các tổ chức truyền thông tư nhân, ông Trump bèn sử dụng thủ đoạn kiện cáo và đe dọa để buộc họ phải vâng theo lời. Những thủ đoạn này đă giúp cho ông kiếm được 67 triệu USD từ khi đắc cử nhiệm kỳ 2, theo số liệu thống kê của báo
The Atlantic.
Đài truyền h́nh
ABC, thuộc tập đoàn
Disney, đă phải chi trả 15 triệu USD để ông Trump bỏ qua vụ người dẫn chương tŕnh George Stephanopoulos đă
"mạ lỵ" ông khi nói ông Trump
"phạm tội cưỡng hiếp" (liable for rape) nữ văn sĩ E. Jean Carroll trong khi bản án của ṭa chỉ nói ông này
"lạm dụng t́nh dục" (sexual abuse).
Hai mạng xă hội
Facebook và
X (Twitter cũ) đồng ư trả cho ông Trump 25 triệu USD của Facebook) và 10 triệu của X) để dàn xếp vụ ông Trump kiện cáo v́ cho rằng các mạng xă hội này đă vô cớ cho đóng tài khoản của ông sau vụ bạo loạn tấn công Quốc Hội ngày 6/1/2021.
Vụ rùm beng nhất là vụ ông Trump, với sự hỗ trợ của
Ủy Ban Truyền Thông Liên Bang (FCC) kiện đài truyền h́nh
CBS v́ tố cáo đài này đă cho chỉnh sửa phần trả lời phỏng vấn của bà Kamala Harris, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ năm 2024, để tô vẽ thêm cho bà Harris
"có vẻ tài năng hơn, được ưa chuộng hơn". Đài CBS có nói, họ chỉ cho biên tập lại phần trả lời của bà Harris làm sao cho phù hợp với thời gian ghi h́nh và dễ hiểu nhưng vẫn giữ nguyên ư nghĩa của câu trả lời, một công việc b́nh thường của giới truyền thông báo chí. Nhưng để tránh sự trả thù của ông Trump, tập đoàn điện ảnh
Paramount, chủ nhân của đài
CBS, đă đồng ư trả 16 triệu USD để dàn xếp vụ kiện;
Paramount cũng không muốn bị
FCC ngăn trở kế hoạch của họ cho thâu tóm
Skydance, một hăng phim nhỏ hơn. Cũng v́ áp lực của ông Trump, mới đây
CBS đă phải cho sa thải nhà báo Stephen Colbert, người tổ chức và dẫn chương tŕnh hài hước ban đêm rất được khán giả ưa chuộng, v́ ông này là thường xuyên chế giễu ông Trump mỗi khi lên sóng.
Cũng có vài tờ báo c̣n
"cứng đầu" nhưng không biết sẽ đối đầu đến bao lâu. Sau vụ Không quân Hoa Kỳ cho ném bom 3 cơ sở nguyên tử của Iran, đài
CNN có trích dẫn lại báo cáo sơ bộ của cơ quan T́nh Báo Bộ Quốc Pḥng Mỹ cho rằng, các cơ sở này chỉ bị thiệt hại mà không bị "
hoàn toàn xóa sổ" như lời tuyên bố ông Trump, khiên cho ông đă nổi giận và đ̣i CNN phải cho sa thải nữ phóng viên Natasha Bertrand, người đă viết bản tin nói trên, mà CNN vẫn không nghe theo.
Tương lai u ám của giới truyền thông báo chí tự do
Trong cuộc tấn công liên tục vào giới báo chí và tự do ngôn luận, ông Trump có một người trợ thủ đắc lực là Brendan Carr, nhân vật hoạt động chính trị có quan điểm chống đối hệ thống truyền thông, được ông bổ nhiệm đứng đầu
FCC, cơ quan hoạch định chính sách về hệ thống truyền thông truyền h́nh, cấp giấy phép cho các hoạt động về báo chí.
Ông Brendan Carr cũng là một trong những tác giả của
Đề Án 2025 (2025 Project) hay là
"cẩm nang trị quốc" của đảng Cộng Ḥa, trong đó phần của ông Carr là cho thiết kế các chính sách nhằm chính trị hóa giới truyền thông, biến giới truyền thông độc lập trở thành cỗ máy tuyên truyền cho đường lối chính trị bảo thủ, hỗ trợ chính quyền Trump và t́m cách thủ tiêu các tiếng nói đối lập. Dưới sự chỉ đạo của ông Carr,
FCC đă mất đi tính cách độc lập không đảng phái mà nay đă hoàn toàn phục vụ cho lợi ích của phong trào MAGA.
Một trong những cơn gió lạnh thổi vào gáy các phóng viên báo chí là chính quyền Trump đă quyết định hủy bỏ các biện pháp bảo vệ cho họ, theo đó họ có quyền giữ bí mật nguồn tin, không tiết lộ ai là người cung cấp thông tin, kể cả thông tin bí mật. Bộ Tư Pháp trong các chính phủ trước đó đều không yêu cầu các phóng viên báo chí phải tŕnh ra sổ danh bạ điện thoại hay các thư từ trao đổi với người khác, nhưng Bộ Tư Pháp của ông Trump cho rằng, các điều tra viên có quyền đưa ra yêu cầu này và bắt buộc họ phải tuân thủ.
Trong lịch sử, đă có vài tổng thống Mỹ như
John Adams ở cuối thế kỷ 18,
Woodrow Wilson đầu thế kỷ 20 hay
Richard Nixon gần đây đều có chính sách hạn chế hoạt động độc lập của báo chí v́ không muốn công chúng biết nhiều về những hành vi lạm dụng của chính phủ, như vụ Watergate chẳng hạn. Nhưng Quốc Hội, nhánh Tư pháp và công luận đều phản đối các chính sách đó, coi đó là sự vi phạm trắng trợn quyền tự do ngôn luận của công dân Mỹ được bảo vệ trong Tu Chính Án thứ Nhất.
Thời của ông Trump nay đă khác. Cuộc tấn công giới truyền thông báo chí đang diễn ra gần như không gặp phải sức kháng cự đáng kể nào. Lợi thế vô đối của ông Trump là ông đang nắm một bộ máy Hành pháp rất mực trung thành, một Quốc Hội với "con dấu cao su" do đảng của ông chiếm đa số và một Tối cao Pháp viện cũng do những thẩm phán mà ông đă bổ nhiệm và kiểm soát thật chặt chẻ.
Một phần của vấn đề nằm ở chỗ, giới báo chí truyền thống hiện nằm trong tay các tập đoàn tư nhân mà lợi ích gắn bó mật thiết với chế độ hiện hành. Nhật báo
The Washington Post (WP) nêu ra khẩu hiệu
"Nền dân chủ đă chết trong bóng tối" và các phóng viên nhà báo của
WP tuy đă có nhiều nỗ lực tranh đấu đáng nể, nhưng tỷ phú Jeff Bezos lại có những sự toan tính khác.
Ông Bezos là chủ nhâncủa
WP, cũng đồng thời nắm quyền sở hữu tập đoàn
Amazon và hăng hàng không vũ trụ
Blue Origin, ông ta muốn nịnh bợ ông Trump v́ ông ta cần các hợp đồng của chính phủ.
WP không thể tiếp tục đưa những tin tức và b́nh luận không có lợi cho ông Trump và phong trào MAGA và phải cho sa thải những phóng viên nhà báo
"cứng đầu" trong đó có bà
Ann Telnaes, cây bút hí họa từng đoạt giải cao quư
Pulitzer.
Điều đáng sợ là các ông chủ báo đều xem thỏa hiệp, thậm chí
"bưng bô" ông Trump là việc kinh doanh làm ăn b́nh thường để khỏi phải ra hầu ṭa, để duy tŕ lợi nhuận và cơ hội làm ăn. Chẳng bao lâu nữa, với cung cách này, tinh thần báo chí tự do và độc lập sẽ không c̣n nữa, báo chí sẽ không c̣n là
"nói tiếng nói của những người thấp cổ bé miệng" mà biến thành cái loa phát ngôn của kẻ cầm quyền, trở thành cỗ máy tuyên truyền bất chấp sự thật, công lư và lẽ phải.
Tất cả các chế độ độc tài đều sợ hăi hệ thống truyền thông báo ch́ độc lập. Một chế độ được xem là tự do dân chủ khi người dân được cất tiếng nói mà không thấy sợ hăi. Khi giới truyền thông báo chí không c̣n độc lập với chính quyền th́ thể chế tự do dân chủ chỉ c̣n là cái vỏ bên ngoài hào nhoáng để che đậy bản chất độc tài ở bên trong.