Một tiệm bánh do người Việt Nam sáng lập khiến người dân và khách du lịch tại New Orleans mê mẩn.
Mỗi mùa lễ hội Mardi Gras, người dân New Orleans sẵn sàng đi xa đến ngoại ô phía Đông để xếp hàng trước tiệm bánh Đông Phương – một cửa hàng nhỏ nhưng đă trở thành biểu tượng ẩm thực của vùng. Với bảng hiệu rực rỡ mang cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, tiệm bánh thu hút đông đảo thực khách đến mua món bánh King Cake đặc biệt.

Bà Hương cùng chiếc bánh King Cake đă đưa tên tuổi tiệm vươn xa (Nguồn: Eater)
Giữa một thành phố nơi mà nhiều nhà hàng xuất hiện rồi nhanh chóng biến mất, Đông Phương vẫn vững vàng suốt hơn bốn thập kỷ, vừa tôn vinh di sản của cộng đồng người Việt tại Mỹ, vừa góp phần nâng tầm ẩm thực New Orleans.
Hành tŕnh từ tiệm bánh gia đ́nh đến thương hiệu ẩm thực đ́nh đám
Đông Phương được sáng lập vào năm 1981 bởi gia đ́nh họ Trần. Ban đầu, tiệm bánh chỉ phục vụ cộng đồng người Việt địa phương với các món ăn truyền thống như bánh ḿ, bánh trung thu. Nhưng dần dần, sự sáng tạo trong công thức chế biến đă đưa tên tuổi của tiệm vươn xa.
Bà Hương – mẹ của chủ tiệm hiện tại, Linh Garza – là người đầu tiên mang bánh trung thu đến với cộng đồng. C̣n cha của Linh là người hoàn thiện công thức bánh ḿ baguette chuẩn Pháp mà ngày nay đă trở thành thương hiệu của Đông Phương. Thế nhưng, thành công vang dội nhất của họ có lẽ chính là King Cake – một món bánh truyền thống mùa lễ hội Mardi Gras, được biến đổi theo phong cách rất riêng của người Việt.
King Cake của Đông Phương khác biệt với những phiên bản truyền thống. B́nh thường, bột bánh sẽ được tết bím, xếp thành h́nh ṿng tṛn có lỗ ở giữa. Nhưng với phiên bản của Đông Phương, bánh sẽ được cán nhiều lớp mềm mịn, không quá ngọt, không quá đặc và mang h́nh dáng một chiếc bánh đầy đặn hơn.
Mỗi mẻ bánh với nhiều hương vị như hạnh nhân, dừa, hồ đào, quế, và phô mai kem,... thường mất ba ngày để hoàn thành. Theo The Washington Post, mỗi mùa lễ hội Mardi Gras, Đông Phương bán ra đến hơn 60.000 chiếc bánh, đôi khi đơn hàng nhiều đến mức họ phải giới hạn số lượng bánh bán ra cho mỗi khách.

Bánh Đông Phương ngọt ngào tinh tế (Nguồn: Eater)
Chủ tiệm Linh Garza chia sẻ: “Chúng tôi có những khách hàng chưa từng đặt chân đến khu vực phía Đông New Orleans, nhưng vào hai tháng đầu năm, họ sẵn sàng đi cả quăng đường dài chỉ để mua bánh của Đông Phương.”
Năm 2005, cơn băo Katrina gần như quét sạch New Orleans. Đông Phương không nằm ngoài thảm kịch, khi nước lũ nhấn ch́m toàn bộ tiệm bánh. Đứng trước hai lựa chọn: đóng cửa vĩnh viễn hoặc nỗ lực tái thiết, họ chọn cách thứ hai.
Bất chấp thiếu thốn nguyên vật liệu và nhân công, họ đă tự sửa chữa lại cửa hàng, từng viên gạch, từng lớp sơn. Tháng 1 năm 2006, Đông Phương mở cửa trở lại, sự kiên tŕ đă được đền đáp, tiệm nhanh chóng phục hồi và tiếp tục mở rộng.
Bước ngoặt với giải thưởng danh giá
Năm 2008, Đông Phương bắt đầu thử nghiệm bán King Cake. Ban đầu, chỉ có cộng đồng người Việt ủng hộ, nhưng dần dần tiếng lành đồn xa, bước ngoặt xảy ra khi một bài viết trên trang The Times-Picayune ca ngợi King Cake của tiệm. Từ đó, khách hàng từ khắp nơi kéo đến, thậm chí nhiều chuỗi cửa hàng c̣n đặt hàng số lượng lớn tại tiệm để phân phối khắp New Orleans.
Năm 2018, Đông Phương vinh dự nhận giải thưởng American Classic từ James Beard Foundation – một trong những danh hiệu cao quư nhất trong ngành ẩm thực Mỹ.
Ngày nay, Đông Phương không chỉ nổi tiếng với King Cake, mà c̣n là nơi phục vụ nhiều loại bánh thơm ngon khác cũng như một số món ăn Việt Nam nổi tiếng như: phở, cơm tấm, bánh ḿ,...
Chủ tiệm Linh Garza chia sẻ rằng giờ đây, người dân New Orleans đă không c̣n xa lạ với ẩm thực Việt Nam. Từ những quán phở, bánh ḿ mọc lên khắp nơi, đến các nhà hàng nổi tiếng như Mint Modern Vietnamese và Lilly’s Cafe,... Tất cả là minh chứng cho sự hội nhập mạnh mẽ của văn hóa Việt trong ḷng nước Mỹ.
VietBF@ sưu tập