Và Wonderful quyết tâm kể tiếp câu chuyện nầy hầu mong các bạn lính của QLVNCH ngày đó biết thương cảm và ghi ơn cho những anh hùng đă hy sinh ngày đó nằm xuống cho chúng ta vui hưởng cái đang có của ngày hôm nay...
Ai là thân nhân của TSI Nguyễn Văn Bảy, số quân 59/182638, thuộc Trung Đội 2, ĐĐ15, Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù?
Trong những ngày cuối cùng của trận chiến, Tháng Tư 1975, trong khi Cộng Sản tràn ngập mặt trận Bà Rịa, cắt đường từ Saigon ra Vũng Tàu với chiến xa yểm trợ, những người lính Nhảy Dù thuộc Trung Đội 2-Trung Đội 15 thuộc Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù vẫn c̣n cố thủ để cho đơn vị rút đi. Toàn trung đội đă hy sinh vào những phút cuối cùng của cuộc chiến, trong đó có người lính Dù linh hiển mang tên Nguyễn Văn Bảy, nằm lại trong khu vực gần cầu Cỏ May.
Theo lời kể của một người lính Dù hiện nay sinh sống tại Bà Rịa mang danh hiệu MĐ.90, thân xác người thất trận nằm chơ vơ, lạnh lẽo, thỉnh thoảng vài người chăn ḅ và dân chúng qua lại xót thương đắp đổi cho anh vài nắm đất, qua thời gian, nơi anh nằm xuống trở thành một ụ đất cao. Sau
trận chiến người chiến sĩ xả thân v́ đất nước nằm lại, không một manh chiếu, một mảnh poncho, chỉ được vùi bằng đất cát quê hương.
Măi đến năm 1995, theo phong trào đưa dân phía Bắc di dân vào Nam làm ăn sinh sống rầm rộ, một người lính Bắc Việt giải ngũ là anh Phạm Văn Kiên, cùng gia đ́nh vào Bà Rịa, mua lại một mảnh đất hoang dă giữa rừng cây tràm, cây cừ, cỏ dại, có ụ đất cao, mà một người dân địa phương là ông Hai Ĺ cho biết đó là nấm mộ chôn một người lính Dù không rơ họ tên từ năm 1975.
Những điều linh hiển.
Cám cảnh cho thân người chiến sĩ bị vùi thân nơi này, và cũng để dọn dẹp lại nơi canh tác, năm 1996, vợ chồng anh Phạm Văn Kiên quyết định cải táng hài cốt người lính miền Nam vào một góc vườn và lập trang thờ để hương khói.
Về việc cải táng này, anh Phạm Văn Kiên đă bàn bạc cùng với một vài anh em lối xóm, cũng là bộ đội giải ngũ từ ngoài Bắc vào đây sinh sống một đợt, là sẽ tiến hành vào ngày mai. Bỗng dưng tối hôm đó vào khoảng 10 giờ đêm, cô em gái của anh Kiên mới ngoài Bắc vào thăm, đang ngủ, ngồi bật dậy chỉ mặt vào anh Kiên nói:
- Ngày mai mà mày đào, mày sẽ chết!
Nói xong câu đó, cô em lại nằm xuống ngủ b́nh thường. Gia đ́nh anh Kiên cũng không hiểu sao cô em gái anh lại có thái độ hỗn hào như thế? Tại sao phải chết khi đào ụ đất?
Trời sáng, hai vợ chồng người lối xóm đến phụ giúp việc cải táng, bỗng dưng cô em gái của anh Kiên mặt mày đỏ gay, tay cầm một nhánh cây chỉ mặt anh Kiên nói với một giọng khác thường:
- Coi chừng chết nhé!
Nói xong cô ấy cầm nhánh cây cắm xuống chỗ gần ụ đất và sau đó té xuống bất tỉnh. Mười phút sau, cô tỉnh dậy mà cũng không biết ḿnh đă nói ǵ. Hồ nghi, anh Phạm Văn Kiên đến chỗ nhánh cây, nơi cô em gái vừa cắm xuống, nhẹ nhàng dùng cái bay thợ hồ cào nhè nhẹ trên lớp đất th́ thấy một trái M79 hiện ra. Nếu không có sự cảnh báo của cô em, có thể với nhát cuốc đụng trái đạn, sẽ phát nổ và gây chết chóc cho những người đứng gần.
Rất nhẹ nhàng, cẩn thận, anh Kiên cào đi những phần đất trên ụ đất cao, t́m thấy thân h́nh của một người lính, thân xác và quân phục đă ră mục, di cốt chỉ c̣n lại 2 ống xương đùi, một sọ người, vài đốt xương nằm vương văi. Lẫn lộn với xương cốt là một dây đạn M16 đă bị hoen rỉ, 4 trái đạn M.79, 2 trái lựu đạn M26, một dây kim khí màu trắng có h́nh thánh giá, một ít đạn M16, đôi giày đă mục nát nhưng c̣n đôi vớ, và một ít đồ lặt vặt, và quí nhất là một thẻ bài có khắc tên: Nguyễn Văn Bảy, SQ: 59/182638 - LM: B.
Anh Phạm Văn Kiên đă bỏ tất cả vào một cái lu nhỏ và chôn ở góc vườn. Trước khi chôn xuống, anh Kiên đă cẩn thận ghi lại những chi tiết về tên họ, số quân và loại máu B trên thẻ bài vào cuốn sổ gia phả của gia đ́nh ḿnh.
Trong cuộc nói chuyện với anh Phạm Văn Kiên qua điện thoại vào tối Thứ Sáu 11 Tháng Giêng từ Mỹ, anh Phạm Văn Kiên, người lính Bắc Việt giải ngũ, gốc gác Đồ Sơn, Thanh Hóa đă cho chúng tôi biết, anh nguyên là bộ đội, đă tham gia trận đánh năm 1979 với Trung Quốc và sau khi giải ngũ, vào Nam lập nghiệp năm 1989. Anh Kiên cho biết năm 1998, khi gia đ́nh làm ăn khấm khá, vợ chồng anh Kiên bàn bạc xây lại căn nhà lớn hơn để ở. Trong ngày chở gạch cát, xi măng về để khởi công xây dựng, th́ buổi tối cả hai vợ chồng đều thấy trong giấc mơ, một người lính to cao, đen, bận đồ rằn ri về nói:
- Hai vợ chồng chú thím tính xây lại nhà th́ nhớ xây nhà cho tôi với nhé! Tôi là Bảy đang ở góc vườn nhà chú thím đây!
V́ vậy, vợ chồng anh Kiên sau đó, xây nấm cho ngôi mộ và bàn trang để thắp nhang. Mỗi năm vào ngày lễ, Tết, giỗ Chạp gia đ́nh đều cúng bái thắp hương cho anh Bảy như là một thành viên trong gia tộc.
Những tấm ḷng chiến hữu
Cho măi đến ngày 19 Tháng Tám 2011, qua những câu chuyện, và sự t́m ṭi, nhóm “bốc mộ” của anh em Nhảy Dù đă t́m được 4 quân nhân hy sinh tại vườn nhà ông Hai Ĺ. Từ đó, nhóm t́m mộ mới biết câu chuyện hài cốt của anh Nguyễn Văn Bảy chôn trong vườn gia đ́nh ông Phạm Văn Kiên. Về cấp bậc TSI của anh Kiên là do một đồng đội của anh cùng trung đội cho biết.
Nhiều anh em trong gia đ́nh Mũ Đỏ đă có dịp ghé lại nhà anh Phạm Văn Kiên đều được anh Kiên cho xem tấm thẻ bài cũng như những ḍng chữ anh đă ghi rơ trong gia phả của ḍng họ anh. Bà con lối xóm đều tin vào sự linh hiển nên thường vẫn hương khói cho anh Nguyễn Văn Bảy. Anh Phạm Văn Kiên cũng cho biết khi xây ngôi mộ cho anh Bảy, gia đ́nh anh cũng bị đàm tiếu là “xây mộ, thắp nhang cho lính Ngụy!”
Nhóm anh em Nhảy Dù đă đến thăm và cảm ơn vợ chồng anh Kiên đă cải táng, xây mộ cho TSI Nguyễn Văn Bảy, và ngỏ ư muốn đem anh Bảy về nhà thờ giáo xứ Long Hương v́ theo lời kể, người ta t́m thấy giây thánh giá bên cạnh hài cốt của anh Bảy.
Sự cải táng không thể tiến hành ngay v́ sự quyến luyến của gia đ́nh anh Phạm Văn Kiên là người đă chăm sóc ngôi mộ này hơn 20 năm. Trong thời gian này, các chiến hữu Mũ Đỏ c̣n ở lại trong nước hay đă ra nước ngoài như Mỹ, Canada có ḷng đều tạo cơ hội thăm viếng, giúp đỡ hai gia đ́nh của ông Hai Ĺ cũng như Phạm Văn Kiên. Một Mũ Đỏ ở Canada đă tài trợ cho chuyến thăm viếng của anh em đến Bà Rịa và một chiến hữu BĐQ khác đă có ḷng chịu lo toàn bộ chi phí để cải táng và đem anh Bảy về nhà thờ Long Hương, mà trong trang báo này, anh em không muốn nêu rơ danh tánh.
Cho đến ngày 28 Tháng Mười Hai 2012 gia đ́nh Mũ Đỏ mới cải táng di cốt của anh Nguyễn Văn Bảy từ một chiếc lu đă chôn trước đây qua một chiếc quách nhỏ vào nhà hài cốt giáo xứ Long Hương (Bà Rịa).
Hiện nay trong 4 hài cốt gởi tại chùa Bửu Thiền, một hài cốt đă được người thân nhận đem về quê là TSI Vơ Quang Hàng, c̣n lại 3 quân nhân là: Trần Văn Hà, Trương Vi Cử và một Vô Danh. Nếu quư vị nào có ḷng nhang khói cho các anh gởi tại đây xin vui ḷng liên lạc với Đại Đức Thích Trung Thông, chùa Bửu Thiền, đường Lư Thái Tông, khu Cầu Xéo, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Hài cốt của TSI Nguyễn Văn Bảy hiện để tại giáo xứ Long Hương, liên lạc qua Linh Mục Phạm Minh Tân, giáo xứ Long Hương, thành phố Bà Rịa, Vũng Tàu.
Chúng tôi, người viết bài này mong mỏi bản tin được phổ biến, để gia đ́nh các chiến hữu Nguyễn Văn Bảy, Trần Văn Hà, Trương Vi Cử... thuộc TĐ 1ND có thể nhận ra thân nhân của ḿnh.
Chúng tôi xin ghi số điện thoại của những người trong cuộc để gia đ́nh các tử sĩ có thể liên lạc t́m thân nhân hoặc giúp đỡ:
- Phạm Văn Kiên Tổ 1, khu phố 1, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Số Phone: 01666496797, người đă có công cải táng, xây mộ và chăm sóc mộ phần của TSI Nguyễn Văn Bảy trong suốt hơn 20 năm.
- Anh Hai Ĺ, nhân chứng tại địa phương 0984748392.
- Anh Viên, danh hiệu MĐ.90, người kể chuyện 0903721529.
Xương cốt và thẻ bài của TSI Nhảy Dù Nguyễn Văn Bảy..Ngôi mộ người lính Nhảy Dù trong khu vườn người lính Bắc Việt giải ngũ.
Ngôi mộ của Anh Bảy đựơc xây cất chu đáo v́ c̣n nhiều người đến viếng thăm và cầu nguyện.
Đến bức tượng TIẾC THƯƠNG ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa mà bọn cộng sản bắc việt cũng không tha....
Đầu tháng 05-1975, tượng TIẾC THƯƠNG nơi cổng vào Nghĩa Trang bị giật sập, tượng chỏng ngược đầu xuống đất, cẳng lên trời, cận lề xa lộ, khiến cho những khách qua đường cảm động, âm thầm nhỏ lệ xót thương “anh lính đồng đen”, một khối vật chất nhưng rất có hồn và mang nhiều huyền thoại....của những người bạn lính VNCH của tôi.
Rót ra ly rượu, rót đầy
Một trăm phần nhé, ôi mây với trời
Tay run đổ hết rượu rồi
Cái ly vỡ nát, bia người c̣n nguyên
Wonder ful ngó quanh ḿnh
Khom lưng lượm miểng ḷng tràn tiếc thương.
Last edited by wonderful; 01-15-2019 at 01:01.
The Following 5 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Cây Mai Rừng Của Người Lính Trận
Ông Thành xuất thân là một quân nhân, nhập ngũ từ năm mới hai mươi tuổi. Đất nước chiến tranh tuổi thanh niên đa số dấn thân vào con đường binh nghiệp, dù chẳng ham ǵ cảnh cốt nhục tương tàn, nhưng khổ thay cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng. Muốn ḥa b́nh phải có chiến tranh, định mệnh đưa đẩy khiến toàn dân đều chịu chung số phận nghiệt ngă của một đất nước bị phân chia kéo dài 20 năm đằng đẵng.
Hơn mười năm lính, bao lần xông pha trận mạc, trôi nổi sống chết với đồng đội chiến hữu của ḿnh trên khắp các chiến trường miền Đông, rồi lại chuyển qua miền Tây. Mỗi nơi mỗi vẻ, nhưng in đậm trong trí nhớ của ông Thành là chiến trường miền đông, vùng chiến địa đôi khi lại là một cánh rừng thưa mà mỗi độ Xuân về, mai rừng nở hoa bát ngát mênh mông một màu vàng rực rỡ. Ông Trời trớ trêu đem cái đẹp của rừng mai lúc sang Xuân, lồng vào nỗi buồn ray rứt của khói lửa binh đao, khiến ḷng người lính trận thắt lại mênh mang khi ngắm hoa nở trên đầu súng.
Những năm xa gia đ́nh, ăn Tết trên rừng với hoa mai vàng óng ả đă ghi đậm trong ḷng ông Thành một bức tranh tuyệt vời trong đời quân ngũ. Tết trên rừng nơi vùng hành quân nào có ǵ , nếu không nhờ những cánh mai vàng hồn nhiên rung rinh hé nở trong nắng sớm, và chút se sắt của gió Xuân làm thổn thức con tim người lính trận. Xa vợ con, xa gia đ́nh, xa phố thị b́nh yên, những buổi chiều nơi vùng trú quân năm nào im tiếng súng, thân phận người lính trận có ǵ vui khi được lai rai ly rượu đế, món thịt rừng và con khô nướng, để nhớ về không khí ấm cúng của gia đ́nh, và những buổi chiều Xuân nhộn nhịp, an b́nh nơi thành phố. Ông Thành đă có nhiều năm ăn Tết ở đơn vị với chiến hữu, đă quen dần với những mùa Xuân xa nhà, cho đến năm ấy sau một lần hành quân đụng nặng cấp tiểu đoàn, ông bị thương nặng ngất đi v́ mảnh đạn pháo dập đứt ĺa một chân, và bao nhiêu mảnh nhỏ ghim vào thân thể.
Thế là giă từ vũ khí, giă từ nếp sống nhà binh rày đây mai đó, ông làm người phế binh an phận bên lề cuộc chiến, đời sống tương đối được ổn định nhờ người vợ hiền tần tảo buôn bán nuôi con. Lúc nghĩ đến chuyện mua một căn nhà để có một chỗ ở cố định, ông Thành chống nạng đi lang thang khắp hang cùng ngơ hẻm, măi mới ưng ư một dẻo đất gần bờ sông, uốn cong theo thế đất để đi vào một con rạch nhỏ. Ông tính toán thú điền viên cho ḿnh ở cái tuổi chưa già nhưng xem như đă phế thải với cuộc đời, thôi th́ một căn nhà tôn vách ván, sân trước sân sau cũng rộng răi thoáng mát, nuôi con heo con gà quanh quẩn với vườn rau, bù vào đồng lương khiêm nhượng của một thương phế binh, cộng thêm bà vợ tần tảo chăm làm đời sống cũng không đến nỗi.
Tuy giă từ vũ khí, chấp nhận đời sống êm ả của một cảnh đời tàn phế v́ chiến tranh, ông Thành thường nhiều lần trở lại trong mơ quăng đời của người lính trận, mỗi lần ngồi tần ngần nh́n ḍng nước chảy ông miên man nhớ lại những khuôn mặt bạn bè, chiến hữu một thời của ḿnh với nỗi nhớ nhung, thương yêu đằm thắm. Tuy đă xa rồi chiến trường xưa, bạn bè thời quân ngũ nhưng trong ḷng ông vẫn vọng về những kỷ niệm in hằn trong trí nhớ, nhớ nôn nao chén rượu cay, con khô nướng, ly bia sủi bọt trong cái quán cóc ven đường có cô hàng xinh xinh ở vùng hậu cứ , tiếng cười ngất ngưởng của những Kinh Kha thời đại. Có đi vào chiến tranh, có chia xẻ tận t́nh với nhau những lần sống chết mới thấm thía được nỗi nhớ ấy như thế nào. Chẳng những thế c̣n in đậm trong ông nỗi nhớ cánh rừng mai vùng chiến địa năm xưa, khiến ông quyết định mua một dẻo đất vuông vức khá đẹp trong Xóm Hoa Mai để cất một căn nhà làm chỗ an cư lạc nghiệp.
Vậy là may lắm rồi, khi c̣n biết bao nhiêu người vợ lính ẵm con thơ chạy theo chồng từng bước trên các nẻo đường chinh chiến với đồng lương cố định ít ỏi, những năm ấy ông rong ruổi một ḿnh như con chiến mă trên dải đường xa, để một ḿnh bà vợ lo toan nuôi đám con ăn học . Chẳng biết cái tên Xóm Hoa Mai có tự bao giờ, nhưng đặc điểm của xóm là nhà nào cũng trồng một, hai cây hoa mai ở sân trước, bên hiên nhà lẫn trong bóng của cây mận, cây dừa. V́ thế khi xuân về từ đầu xóm đến cuối xóm, nhà nào cũng có hoa mai vàng rực rỡ trên cây và thảm hoa rụng đầy trên mặt đất. Ông Thành đi kiếm đất cất nhà vào mùa Xuân năm ấy bỗng như lạc vào rừng hoa mai ở chiến trường xưa thuở nào.
Người chủ đất biết được cái thích của ông Thành nên v́ thế miếng đất khá cao giá hơn chỗ khác, ông cũng biết vậy nhưng nếu so với cái hạnh phúc của người t́m được điều ḿnh thích th́ giá ấy chưa phải là đắt.
Khi cất xong ngôi nhà đơn sơ với số tiền do bà vợ đảm đang dành dụm trong nhiều năm buôn tần bán tảo, cả nhà cảm thấy đă an cư lạc nghiệp. Trên mảnh đất ấy đă có sẵn vài cây dừa và hai cây mận, đủ làm bóng mát ban đầu cho căn nhà ven sông thêm thơ mộng, và ở vườn sau thả thêm một đàn gà, nuôi hai con heo, cộng thêm vài con vịt xiêm ồn ào đi đi lại lại rồi nhảy xuống mương lặn lội cũng vui vui. Việc đầu tiên là ông Thành đi lùng mua một gốc mai quư để trồng ở sân trước. Chưa t́m được th́ một sáng kia, đang loay hoay với cái hàng rào bông bụt trước sân ông nghe có tiếng gọi quen quen:
- Ông thầy!
Ông ngửng lên nh́n nhưng đôi mắt v́ chói ánh mặt trời nên nh́n chưa rơ, để rồi khi nh́n ra, ông suưt làm rơi cái nạng xuống đất, mừng rỡ nhận ra tiếng nói quen thuộc của người lính đàn em cùng đơn vị năm xưa. Đôi con mắt nh́n nhau rươm rướm lệ, nh́n người đàn em về phép với bộ chinh y c̣n bám bụi đường xa, khuôn mặt hằn lên những gian khổ chiến trường khiến ông chỉ muốn khóc. Ông hỏi, ngỡ ngàng biết bao khi thốt lên mấy tiếng thân thương của một người đàn anh cùng đơn vị thuở nào:
- Ôi! Chú mày! Sao biết anh ở đây mà t́m?
Người lính trẻ toác miệng cười vô tư:
- Em hỏi thăm th́ biết. Sẵn dịp về phép, ghé thăm ông Thầy và mang về một món quà ở chiến trường xưa. Ông thầy có nhớ khu rừng mai hồi xưa ḿnh đụng lớn ở đó không? Vừa rồi đi qua đó, thấy có loài mai quư em vội bứng cây mai này để dành tặng ông Thầy làm kỷ niệm. Cây này khỏe, xem nhỏ vậy nhưng cũng già rồi, em chăm nó kỹ lưỡng đợi khi có phép mới mang về được đây. Ông thầy chịu khó chăm nó độ mùa Xuân năm sau là hy vọng có bông chưng Tết.
Ông Thành cảm động nói không nên lời, ôi t́nh huynh đệ chi binh tưởng chỉ có được thời gian c̣n tại ngũ, trong sách vở và mấy bản nhạc bốc thơm đời lính, hóa ra nó không phải là những lời hoa mỹ trên đầu môi chót lưỡi, uốn éo trên môi miệng nhũng cô ca sĩ. Chẳng có ǵ quư hơn khi ḿnh tặng cho người khác món quà mà người ta đang mơ ước, mong đợi, cây mai rừng của người lính trẻ đối với ông Thành quư c̣n hơn vàng bạc. Lúc khề khà ly bia sủi bọt với người lính cũ, anh ta ngà ngà say chỉ vào dúm đất ôm lấy gốc mai xanh mướt, nói với ông Thành:
- Cái nhúm đất ở gốc mai này có khi cũng đă nhuộm máu binh lửa đó ông thầy à. Hổng biết sao chứ em mơ hồ là nó sẽ gắn liền với ông thầy hết cuộc đời trong cái mảnh sân và căn nhà này đó. Hễ ngày nào đó thấy mai nở, ông thầy sẽ nhớ đến em, cho dù em c̣n sống hay chết…
Ông Thành mắng yêu người lính trẻ mà đôi mắt ông sao ướt nḥa như trời mưa:
- Bậy nà! Khi nào về phép nhớ ghé thăm anh nghe …
Người lính trẻ giă từ ông thầy cũ của ḿnh rồi trở ra đơn vị, để lại cây mai quư mọc lên từ cánh rừng khói lửa miền Đông. Cây mai cứ thế lớn nhanh như thổi, v́ ông Thành chăm sóc nó c̣n hơn mẹ chăm con mọn. Không biết sao từ đấy, những lúc vui, buồn quanh quẩn bên cây mai với đôi nạng gỗ, ông Thành dường như thấy ḷng ḿnh ấm hẳn lại. Ông gửi lại chiến trường một phần thân thể của ḿnh, có khi chính những ḍng máu của ông và bao người lính đă loang chảy và thấm sâu xuống ḷng đất ấy, để hội tụ vào những gốc mai trong cánh rừng thưa nở hoa vàng mỗi độ Xuân về, gom lại thành một thứ t́nh đồng đội khó nguôi ngoai.
Những sớm mai khi thức dậy, những buổi chiều gió hiu hiu từ bến sông phả vào khu vườn nhỏ tiếng lá reo, đă thấy bóng ông lom khom với đôi nạng gỗ bên cây mai, lắm khi cao hứng ông c̣n hát một ḿnh :
- Người về, người về nay đă cụt chân Máu đào, máu đào đă thấm trên thây bao nhiêu quân thù …u ù, một ngày chinh chiến mùa thu…
Cây mai lớn nhanh theo cái t́nh đằm thắm thương yêu của người thương phế binh đă một thời xả thân trên chiến trường cũ.
Nó chẳng phụ công ông chăm sóc nên mùa Xuân năm sau cây đă đơm những bông hoa đầu tiên, tám cánh vàng tươi rung rung trong nắng sớm, khác nào nụ cười xinh xinh của các cô em gái hậu phương thuở ấy. Không có ng̣i bút nào diễn tả hết được nỗi vui của người thương binh chống nạng đứng ngẩng nh́n những đóa mai vàng tám cánh rung rinh trong nắng sớm, nh́n nó ông Thành lại nghĩ đến h́nh ảnh người đàn em có cái miệng cười thật tươi khi đến thăm ông lần về phép năm trước.
Để rồi vô t́nh có ngày ông Thành bỗng phát hiện ra mọi buồn, vui trong đời ông h́nh như đă được cây mai báo trước mà sau khi chuyện xảy ra, ông mới thấy được sự kỳ lạ ấy. Hai năm sau, một đêm mùa hè ông Thành không ngủ được, trời đêm ấy có trăng nhưng lặng gió, ông quanh quẩn thả ra gốc mai rồi lại quay vào ngồi trước hiên nhà hút thuốc.
Đêm khuya rồi mà vẫn khó ngủ, ông vào nhà ghé ḿnh lên chiếc phản gỗ nhưng vừa đặt ḿnh xuống và lơ mơ đi vào giấc ngủ, ông nghe như từ cây mai có tiếng chuyển động của những bước chân, y hệt tiếng xê dịch của những gót giày nhà binh mỗi lần chuyển quân. Từ chỗ gốc mai tự nhiên gió nổi lên lồng lộng khiến cây lá ŕ rào, th́ thào với nhau giữa canh trường. Không biết thức hay ngủ giữa cơn mộng mị, ông Thành nhác thấy người lính trẻ đàn em tặng ḿnh cây mai năm nào đang đứng tựa cành mai, dưới ánh trăng mờ anh ta toác miệng cười với ông, nụ cười thân thương của người đàn em khiến ông mừng quá quơ đôi nạng định chạy ra ôm lấy người chiến hữu của ḿnh. Ngay khi ấy ông chợt tỉnh, th́ ra đấy chỉ là một giấc mộng. . .
Ông Thành tỉnh hẳn rồi không ngủ lại được, hoặc có ngủ th́ cũng chỉ chập chờn nửa tỉnh nửa mê chờ sáng. Linh tính cho ông biết có chuyện ǵ …xảy đến với thằng đàn em dễ thương của ḿnh, như câu dặn ḍ của hắn trước khi chia tay, trong lúc ngà ngà men rượu:
- Một ngày nào đó mai nở, ông thầy sẽ nhớ đến em, dù em c̣n sống hay đă chết…
Từ hôm ấy sau giấc mộng kỳ lạ giữa đêm trăng, bóng h́nh người lính trẻ cứ măi chập chờn trong tâm hồn người đàn anh khiến ông Thành khắc khoải một nỗi mong đợi khôn nguôi. Không chịu được nỗi buồn u uẩn đó, ông Thành viết thư thăm người bạn cũ cùng đơn vị năm xưa, hỏi thăm đàn em mới biết tin người lính trẻ tặng ông cây mai quư đă biền biệt ra đi đúng vào khoảng đêm trăng mùa hè hôm ấy.
Từ ngày ấy người trong nhà thấy khi trời nhập nhoạng chiều, gió se sắt thổi từ bờ sông phả vào sân trước là ông Thành lặng lẽ cặm ba cây nhang dưới chân cội mai, nơi cái nhúm đất con con mà người lính đă mang về từ chiến trường xưa dưới gốc cây, đôi mắt ông đau đáu một nỗi buồn dịu vợi....
Hôm đầu tiên nghe tin người đàn em đă tử trận, ông Thành ngơ ngẩn suốt buổi chiều cạnh gốc mai lá xanh mươn mướt, lúc nào ông cũng chỉ muốn khóc. Khi cặm những cây nhang xuống đất, ông bật lên khóc rưng rức, rồi vu vơ mắng yêu vào cái khoảng không trống trải của hư vô:
- Mồ tổ bây, c̣n trẻ vậy mà sao đi vội thế!
Mùa Xuân tiếp nối mùa Xuân, người thương binh giờ đây già đi với mái tóc muối tiêu và khi gió trở mùa, những vết thương cũ ê ẩm làm ông khó ngủ hơn. Vẫn chỉ có cây mai làm bạn để ông hát vu vơ bản nhạc cũ:
Người về, người về nay đă bị thương
Nhưng ḷng vẫn nhớ, người ơi biên cương xa vời, ơ hờ
Người về nay đă bị thương….
Cây mai bây giờ đă thành cội, tính theo tuổi đời kể từ ngày người lính đem về tặng ông đến nay th́ nó đă được sáu tuổi, mỗi độ Xuân về hương sắc càng rực rỡ theo tuổi dậy th́ của cô con gái ông Thành đang bước vào tuổi mộng mơ.
Ông Thành có thêm niềm vui lúc Xuân sang, một lũ bạn học cùng lớp của con gái ríu rít chen nhau đứng chụp h́nh dưới gốc mai, cô nào cũng khoe nụ cười hàm tiếu. Chuyện ấy làm ông liên tưởng đến mỗi lần hành quân về thành phố, người hậu phương đến thăm lính trận từ chiến trường xa mới về choàng ṿng hoa chiến thắng. Mấy thằng đàn em của ông khi xung trận ĺ lợm ghê, vậy mà khi đứng trước giai nhân, lúng túng vụng về chỉ biết nhe răng ra cười, đúng là ” chí lớn trong thiên hạ, không đựng đầy đôi mắt giai nhân”.
Mùa Xuân năm ấy ông Thành vẫn lắng nghe trong đêm tiếng đại bác ́ ầm từ xa vọng về thành phố, ánh hỏa châu lơ lửng giữa đêm đen, chiếc máy bay trực thăng bắn ra những tia lửa đỏ rực ở vùng ngoại ô, và bản tin mỗi ngày đọc sao nghe nặng nề hơn trong ḷng người lính cũ. Ông thầm nghĩ, ḿnh an phận rồi dù có gửi lại chiến trường cái chân và những mảnh đạn ghim vào người vẫn c̣n ê ẩm lạ, nhưng sao chưa thấy năm nào mùa Xuân sắp đến mà trời đất lại buồn như năm nay. Trước Tết ông Thành đă chọn ngày lặt lá mai, pha mấy chậu nước ấm tưới vào gốc mai để thúc cho hoa nở đúng kỳ hạn. Chẳng bao giờ ông Thành cắt một cành mai để chưng trong nhà hay tặng cho bằng hữu anh em dù thân t́nh cách mấy.
Ông quan niệm phải giữ trọn vẹn tất cả những ǵ của cành mai, như lúc nào ông cũng trân trọng linh hồn của người đàn em, mà chẳng những thế cả cái nhúm đất con con mang theo gốc mai của người lính trẻ đă chết đem về, ông cũng muốn nó c̣n tồn tại măi trong mảnh sân này, chỉ ở mảnh sân này mà thôi . . .
Cũng như mọi năm cây mai ra nụ rất nhiều, nụ lớn nụ bé chen nhau trên cành chỉ c̣n thưa thớt ít lá đẹp làm màu xanh cho cây, cả nhà ai cũng tấm tắc mong đợi khi chiều ba mươi Tết các nụ hoa đă mơn mởn lên chúm chím chờ hé nhụy. H́nh như đối với ông Thành th́ chỉ có cây mai này mới hoàn toàn đem mùa Xuân đến cho ông, với một nỗi niềm riêng gửi gấm vào đó mà không cần ai hiểu, chiều ba mươi Tết cây mai vẫn hứa hẹn một vẻ đẹp măn khai cho ngày đầu Xuân đầy hy vọng.
Nhưng không thể ngờ, định mệnh như một bàn tay tai quái thổi cơn gió hung tàn vào cái đêm cuối cùng của một Năm, giờ giao thừa đă qua mà gió ở đâu ào ào thổi qua vườn làm ông Thành lo lắng thắc thỏm không yên. Chẳng lẽ không khí chiến tranh hiện diện trong nỗi thống khổ của dân tộc, đă hơn hai mươi năm lại gom thành cơn gió oan nghiệt thổi thốc vào cây mai báo hiệu một mùa Xuân Khổ chia xa , trong gia đ́nh đang b́nh yên của ông. Cả nhà đă yên giấc khi nửa đêm về sáng, ông Thành lại trằn trọc hồi tưởng đến mùa Xuân trên cánh rừng miền Đông khi ông c̣n là lính trận, chợt tiếng xào xạc của cây mai sân trước bị gió xoáy vào trong đêm trừ tịch, nghe như âm vang của từng bước chuyển quân năm xưa làm ông rùng ḿnh.
Chợt nhớ đến khuôn mặt của người đàn em hiện về trong giấc chiêm bao, cũng đêm đó gió ở đâu lồng lộng quay cuồng nơi gốc mai sân trước, ông Thành h́nh dung ra một sự đổ vỡ mà không định nghĩa được là cho ḿnh hay cho ai. . .
Sáng hôm sau ông dậy sớm, vợ ông đă sửa soạn bữa cơm cúng đầu năm trên bàn thờ ông bà tổ tiên, khói hương nghi ngút và trầm trầm một sự tưởng nhớ rất thiêng liêng. Ông Thành đốt mấy nén nhang cắm trên bàn thờ ông bà, rồi đốt thêm ba nén nhang đem ra cây mai để gọi là mừng tuổi đất trời và để tưởng nhớ bạn bè, gọi thầm những h́nh xưa bóng cũ.
Từ trong nhà bà Thành nghe có tiếng rơi của chiếc nạng gỗ và tiếng kêu thảng thốt như tiếng khóc khô khốc của ông Thành vọng lên trong buổi sáng đầu Xuân c̣n mờ hơi sương:
- Trời ơi!
Bà Thành chạy ra sân rồi không tin vào mắt ḿnh. Bao nhiêu nụ và hoa đều rụng xuống tả tơi như một tấm thảm trên mặt sân lát gạch đỏ, c̣n ông Thành th́ ngă lăn ra dưới gốc cây lịm đi như một xác chết. Mùa Xuân ấy là mùa xuân năm một chín bảy lăm ./.
Nguyên Nhung
The Following 4 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Ông Lê Anh Tuấn sinh ngày 12 tháng 12 năm 1943; xuất thân trường trung học Chu Văn An. Ông học hết năm thứ ba Đại Học Luật Khoa th́ gia nhập khóa 14 sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
Là người em út của một vị Tướng đầy uy quyền – Trung Tướng Lê Nguyên Khang – nhưng ông Lê Anh Tuấn không xin về những đơn vị ít nguy hiểm mà ông lại t́nh nguyện về các đơn vị tác chiến. Đơn vị cuối cùng do ông chỉ huy là Giang Đoàn 43 Ngăn Chận, hậu cứ tại Tuyên Nhơn.
Ngày 26 tháng 04 năm 1975, Cộng Sản Việt Nam dốc toàn lực tấn công Tuyên Nhơn, với chủ tâm muốn san bằng Căn Cứ Tuyên Nhơn.
Không phá vỡ được pḥng tuyến Tuyên Nhơn, Trung Đoàn E1 của Cộng Sản Việt Nam phong tỏa pḥng tuyến Tuyên Nhơn bằng hệ thống pḥng không dày đặc và thả thủy lôi trên mọi hải tŕnh dẫn đến Tuyên Nhơn.
Tối 29 tháng 04 năm 1975, từ Đồng Tâm, Tư Lệnh Phó Lực Lượng Trung Ương – Hải Quân đại tá Vũ Xuân An – liên lạc truyền tin và ra lệnh cho thiếu tá Tuấn, bằng mọi cách, phải đưa đơn vị rời Tuyên Nhơn.
Trên giang tŕnh Giang Đoàn 43 Ngăn Chận mở đường máu để về Bến Lức c̣n có Giang Đoàn 64 Tuần Thám tháp tùng. Cả hai đơn vị đều bị Cộng Sản Việt Nam tấn công rất tàn bạo.
Tối 30 tháng 04 năm 1975, thấy đoàn giang đỉnh vừa chống trả vừa di chuyển chứ không dừng, xe tăng của Cộng Sản Việt Nam hạ ṇng súng bắn trực xạ, gây nhiều thương vong!
Giữa lúc nguy nan như thế, trên tầu có rất nhiều đàn bà và trẻ con, nếu liều ra th́ chết hết nên vào khoảng giữa trưa, Thiếu Tá Lê Anh Tuấn đă ra lệnh cho tất cả các chiến hữu đáp tầu vào bờ và đầu hàng. Khi tầu cập bến, sau khi cho dân chúng lên bờ an toàn, một ḿnh ở lại tầu, Thiếu Tá Tuấn đă dùng súng colt tự bắn vào đầu ḿnh vào chiều 30/4/1975, lúc 17 giờ 20 phút, sau khi Dương Văn Mình tuyên bố đầu hàng vào buổi trưa .
21 năm sau (1996), gia đ́nh anh và những người bạn khóa 14 HQ đă từ Mỹ đă về đến bờ sông Vàm Cỏ Tây t́m mộ anh, thấy ngôi mộ đă được dân chúng tự động xây cất tử tế. Đào lên th́ thấy giấy tờ bọc trong bao plastic (Thẻ căn cước quân nhân, thẻ Sinh Viên Năm thứ tư Luật Khoa và thẻ bài Quân Đội) vẫn c̣n nguyên vẹn. Hài cốt anh đă được hoả thiêu và đem về Mỹ để tại chùa Giác Minh - Palo Alto, California.
Gia đ́nh Hải Quân đă làm lễ tiếp đón và truy điệu rất trang trọng. Nhiều bạn bè CVA, đại diện các đoàn thể đă đến nghiêng ḿnh trước di ảnh để chào vĩnh biệt một cựu học sinh CVA quả cảm, một quân nhân bất khuất cuả Hải Quân Việt Nam, và trên tất cả là một người anh hùng thà chết chứ không đầu hàng giặc
Bà cụ thân mẫu cuả anh, năm nay đă 96 tuỗi, vẫn ngày ngày cầu nguyện cho người con trai ra đi khi chưa lập gia đ́nh .
The Following 3 Users Say Thank You to Đôla Trăm For This Useful Post:
Wonderful vô cùng thương tiếc các Anh.
Đọc lại chuyện ngày đó..nước mắt tôi c̣n rơi...
Các anh ơi...các anh mất đi, nhưng tên tuổi và sự hy sinh cao cả của các anh vẫn c̣n sống, tổ quốc ghi công, toàn dân Việt Nam nhớ ơn các anh và lịch sử sẽ lưu dấu son hồng những người con anh hùng của dân tộc. Cầu xin các anh sớm được siêu thoát, bây giờ chắc các anh đang mĩm cười v́ đă gặp được những đồng đội thân thương cùng chiến đấu bên nhau ngày cũ...
C̣n gia đ́nh cha mẹ,vợ con và các cháu của các anh bây giờ trong ḷng họ vẫn c̣n tê tái khôn nguôi...................Một nén nhang ḷng SJ January 2019.
:thankyou :
Bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh vợ cố trung tá Ngụy Văn Thà (hạm trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 .)đă hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 .
Bà quả phụ Ngô Thị Kim Thanh vợ cố thiếu tá Nguyễn Thành Trí (hạm phó hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 ) đă hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 , khi đó bà 28 tuổi đang mang thai đứa con thứ 2 .
Thư báo tử do đề đốc Trần Văn Chơn kư gửi cho bà quả phụ Lê Kim Chiêu ,báo tin chồng bà : cố HQ đại úy Huỳnh Duy Thạch đă hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 .
The Following 2 Users Say Thank You to Đôla Trăm For This Useful Post:
Ḿnh cùng chung đời lính thương nhau khác chi nhân t́nh...
Và c̣n một cái t́nh nửa là t́nh Huynh Đệ ANH EM..
Và tôi xin kể câu chuyện cảm động đó..
Đôi Bàn Tay Nguyện Cầu.
Chuyện kể rằng vào thế kỷ thứ 15, tại một ngôi làng nhỏ gần thành phố Nuremberg của nước Đức có một gia đ́nh nghèo khó và rất đông con. Trụ cột trong gia đ́nh – người cha là một thợ kim hoàn có tiếng thuộc ḍng họ Albrecht. Ông phải làm việc quần quật suốt 18 tiếng một ngày, từ sáng sớm đến tối khuya trong nhà xưởng và đi làm thuê làm mướn bất cứ công việc ǵ cho người dân trong vùng để nuôi đàn con khôn lớn.
Mặc dù sống trong gia cảnh nghèo khó, nhưng hai cậu con trai đầu ḷng nhà Albrecht luôn ấp ủ một ước mơ trở thành một nghệ sĩ tài ba. Tuy vậy chúng cũng hiểu rằng cha ḿnh chẳng bao giờ có đủ tiền để chu cấp cho một trong hai đứa tới học tại trường nghệ thuật ở Nuremberg.
Sau nhiều đêm bàn bạc trên chiếc gường chật chội của ḿnh, hai anh em cuối cùng cũng đă thỏa thuận được rằng: chúng sẽ tung đồng xu để phân định và người thua cuộc sẽ phải nghỉ học, đi làm thuê trong các hầm mỏ để kiếm tiền nuôi người kia ăn học thành tài. Người thắng sẽ hoàn thành việc học tập trong ṿng 4 năm và sau đó quay trở lại kiếm tiền để nuôi người anh em c̣n lại của ḿnh đi học bằng việc bán những bức tranh hay thậm chí là đi làm thuê trong các hầm mỏ.
Vậy là sự việc tung đồng xu định mệnh của anh em nhà Albrecht đă được diễn ra vào một buổi sáng chủ nhật nọ, ngay phía sau nhà thờ.
Cuối cùng th́ người anh – Durer Albrecht đă thắng cuộc và tới Nuremberg học mỹ thuật; c̣n người em – Albert phải nghỉ học và đi làm thuê trong những hầm mỏ, ṛng ră suốt 4 năm trời vô cùng cực nhọc để kiếm tiền nuôi anh ăn học.
Người anh nhanh chóng trở thành một học tṛ xuất sắc ở trường. Những tác phẩm tranh vẽ, tranh khắc gỗ và tranh sơn dầu của anh thậm chí c̣n đẹp hơn hẳn những bức tranh khác của các bậc thầy dạy.
Như một lẽ đương nhiên, ngay khi vừa tốt nghiệp, Durer Albrecht đă bắt đầu kiếm được rất nhiều tiền từ các tác phẩm của ḿnh.
Chàng trai trẻ trở về nhà trong niềm vui sướng hân hoan của cả gia đ́nh. Buổi tối hôm đó, nhà Albrecht tổ chức một bữa tiệc ăn mừng lớn. Buổi tiệc tràn đầy tiếng nhạc và những lời chúc tụng. Durer Albrecht rời bàn ăn tiến tới bên người em trai yêu dấu đă bao năm vất vả lam lũ nuôi ḿnh ăn học để nói lời biết ơn và cùng nâng cốc chúc mừng.
Đến cuối tiệc, Durer Albrecht dơng dạc tuyên bố:
– Này Albert! Em trai yêu quư của anh. Đă đến lúc anh chăm lo cho em được rồi. Em hăy tới Nuremberg để theo đuổi ước mơ của ḿnh đi, anh sẽ trang trải mọi việc và luôn ở bên cạnh em.
Mọi ánh mắt đều dơi nh́n về phía cuối bàn ăn nơi Albert đứng, với niềm xúc động khôn cùng.
Nhưng người em vẫn đứng đó cúi đầu trong im lặng. Những giọt nước mắt lăn dài xuống hơm má gầy g̣ xanh xao của ḿnh… và Albert nấc lên trong thổn thức:
– Không, không… không!
Cuối cùng, Albert ngẩng đầu lên và lau những giọt nước mắt trên đôi g̣ má hốc hác, anh nh́n mọi người khắp một lượt, rồi run rẩy áp đôi bàn tay của ḿnh lên bên má phải và nghẹn ngào nói:
– Anh Durer! Anh ơi, em không thể! Em không thể tới học ở Nuremberg, đă quá muộn rồi anh ạ. Anh nh́n đôi tay em này, anh ơi! Ôi, bốn năm qua làm việc trong các hầm mỏ, nó đă làm ǵ đôi bàn tay em! Ngón tay nào của em cũng không c̣n nguyên vẹn, gần đây em luôn bị dày ṿ bởi bệnh đau khớp ở tay phải, nó đau đến nỗi, em thậm chí c̣n không thể nâng ly chúc mừng anh, thế th́ sao mà em có thể vẽ nên những bức tranh tinh tế trên giấy bằng ch́ và cọ hả anh? Thôi anh ơi, tất cả đă muộn rồi!
Cả pḥng tiệc ch́m đi trong im lặng. Rất nhiều người lặng lẽ rút khăn tay lau nước mắt. Durer Albrecht ôm choàng lấy em trai Albert gầy g̣ tội nghiệp mà không thốt lên lời!…
Hơn 400 năm đă trôi qua, giờ đây hàng trăm kiệt tác của Durer Albrecht vẫn được treo khắp các viện bảo tàng nổi tiếng trên toàn thế giới. Những bức chân dung, những bức phác họa, tranh màu nước, những bức tranh vẽ bằng ch́ than, những bản tranh khắc gỗ, khắc đồng của ông… đều trở thành kiệt tác nghệ thuật được bảo tồn, đấu giá, sao lưu và triển lăm khắp nơi.
Nhưng có một bức họa được coi là ‘kiệt tác trong những kiệt tác’ của Durer Albrecht được những người yêu hội họa toàn cầu biết tới đó chính là bức tranh mà người danh họa này vẽ bằng cả tài năng, ḷng trân trọng và biết ơn của ḿnh đối với sự hy sinh thầm lặng của người em trai Albert:
Nhiều đêm thâu, Durer Albrecht đă miệt mài vẽ bức tranh về đôi bàn tay không c̣n lành lặn của người em trai yêu dấu, với những ngón tay b́nh dị, khắc khổ chụm vào nhau hướng lên bầu trời. Ông đơn giản chỉ đặt tên cho bức họa là: “Đôi bàn tay”, nhưng hết thảy công chúng khi chiêm ngưỡng tuyệt tác này và được nghe câu chuyện cảm động về t́nh anh em của nhà Albrecht th́ đều xúc động và gọi đó là bức họa: “Đôi bàn tay nguyện cầu”. Ryan et Jacky SJ January 2019.
Last edited by wonderful; 01-21-2019 at 22:19.
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Gia đ́nh Hải Quân đă làm lễ tiếp đón và truy điệu rất trang trọng. Nhiều bạn bè CVA, đại diện các đoàn thể đă đến nghiêng ḿnh trước di ảnh để chào vĩnh biệt một cựu học sinh CVA quả cảm, một quân nhân bất khuất cuả Hải Quân Việt Nam, và trên tất cả là một người anh hùng thà chết chứ không đầu hàng giặc
Bà cụ thân mẫu cuả anh, năm nay đă 96 tuỗi, vẫn ngày ngày cầu nguyện cho người con trai ra đi khi chưa lập gia đ́nh .
:handshake :
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
The Following User Says Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Tôi tự nhủ thầm: ”Kệ mẹ, ai nói chi th́ nói, ḿnh cứ để cho bị gạt... chỉ mong được nhảy ra khỏi đáy giếng không c̣n là con ếch nữa mà trở thành con ǵ cũng được, miễn sao không là “ếch ngồi đáy giếng là được”... Cái “ngu” triệt để của tôi là ở chỗ đó có khác người không? Đáng tiếc!
(MũĐỏÚtbạchlan)
Ông bạn già bị gạt vô số lần không nhớ nổi mà vẫn khẳng khái sống. Ḿnh chỉ bị gạt một lần thôi mà tàn lụi cuộc đời. Tan cửa nát nhà nhưng bù lại được biết thêm thế nào là chế độ ưu việt. Hiểu rỏ hơn câu châm ngôn nhớ đời " Đừng nghe những ǵ cs nói mà hảy nh́n những ǵ cs làm " Được sống và học tập theo gương " Cáo vỉ đại " từ vùng Hoàng Liên Sơn (ngă ba Nghĩa Lô.) Rồi đến Yên Bái. Rồi được mở thêm tằm mắt ở Nghệ Tĩnh.( Trại Đầm Đùng Cây Mít) được tham quan và sống ở đó. Học được nghề đập đá. Rồi dần chuyễn về nam trại Hàm Tân Z30.
Trong suốt quảng thời gian đó được tiếp xúc lén lút qua những lần giao thương cứu đói. Đổi một bộ đồ cải tạo lấy một lon guigoz đường..gặp những người sỏ nhầm giày ( đi lính thời Pháp ) kín đáo cho biết là họ không được về quê mà phải định cư tại đây luôn. Nói chung là được biết thế nào là chết đói, khát, bệnh tật, nhục nhả. Được nghe lên lớp những bài giảng dốt nát, phản khoa học mà cán bộ cứ tưởng là hay không chổ nào chê. Được nh́n các cán ngố trên bục cao ngồi theo kiểu nước lụt, có cán bộ thỉnh thoảng vẩn không bỏ nón cối. Ngồi ở dưới nh́n lên ḿnh thấy giống như mấy cái bia ngày xưa ở quân trường.
Một số bạn may mắn không được sống thực tế trong thiên đường XHCN nhưng chắc cũng được đọc và nghe kể những chuyện dài không dứt
Cảnh Sát Dă Chiến (CSDC) là một lực lượng vơ trang thuộc Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH). Ngoài việc trang bị vũ khí để tiêu diệt hạ tầng cơ sở Cộng sản, Cảnh Sát Dă Chiến c̣n được trang bị thêm các dụng cụ cần thiết khác để trấn áp các cuộc bạo động và nhiễu loạn dân sự. Để đạt được kết qủa tốt trong hai nhiệm vụ chính yếu đó, tất cả các sĩ quan Cảnh Sát Dă Chiến sau khi tốt nghiệp tại Học Viện CSQG, c̣n được gởi theo học trọn khóa huấn luyện sĩ quan tại trường Bộ Binh Thủ Đức. Ngoài ra, sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh Sát Dă Chiến cũng c̣n lần lượt được gỡi đi thụ huấn các khóa về trấn áp bạo động, tác chiến rừng rậm, và t́nh báo tác chiến tại Mă Lai và Phi Luật Tân.
Đối với nhân viên Cảnh Sát Dă Chiến, sau khi tốt nghiệp khóa Cảnh Sát Căn Bản tại Rạch Dừa, Vũng Tàu c̣n được huấn luyện thêm về quân sự và chuyên môn Cảnh Sát Dă Chiến tại Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Dă Chiến Đà Lạt. Đây là trung tâm huấn luyện lớn nhất, chuyên huấn luyện phần căn bản Cảnh Sát Dă Chiến cho nhân viên cảnh sát sắc phục được chuyển sang Cảnh Sát Dă Chiến và huấn luyện tập thể cấp trung đội cho tất cả các đơn vị Cảnh Sát Dă Chiến trên toàn quốc. Cảnh Sát Dă Chiến là thành viên chính yếu trong chiến dịch Phượng Hoàng. Với cấp số lư thuyết là 16,500 quân, Cảnh Sát Dă Chiến được phối trí hoạt động từ thành thị cho tới nông thôn.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TẠI TRUNG ƯƠNG
Tại Sài G̣n có Bộ Chỉ Huy Khối Cảnh Sát Dă Chiến trực thuộc Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia. Do nhu cầu cải tổ để phù hợp với t́nh h́nh an ninh chung, Khối Cảnh Sát Dă Chiến nhiều lần đă được đổi tên. Năm 1969, Khối Cảnh Sát Dă Chiến được đổi tên là Khối Yểm Trợ Vơ Trang. Khối này có trách nhiệm quản trị và điều hành theo hệ thống dọc hai lực lượng dưới quyền: lực lượng Cảnh Sát Dă Chiến, lực lượng Giang Cảng. Năm 1972, Khối Yễm Trợ Vơ Trang một lần nữa được đổi tên thành Khối Điều Hành. Lúc nầy Khối Điều Hành có 3 lực lượng vơ trang dưới quyền, đó là lực lượng Cảnh Sát Dă Chiến, lực lượng Giang Cảnh và lực lượng Thám Sát tỉnh. Đến năm 1973, Khối Điều Hành được đổi tên thành Khối Hành Quân.
Khối Cảnh Sát Dă Chiến nguyên thủy ngoài các pḥng chuyên môn c̣n có Đại Đội Tổng Hành Dinh và một Chi Đội Thiết Giáp gồm 8 chiến xa AM8. Chi Đội nầy phụ trách an ninh Ngân Hàng Quốc Gia và an ninh ṿng đai Bộ Tư Lệnh CSQG. Bên cạnh đó có hai biệt đoàn. Biệt Đoàn 5 CSDC có 12 đại đội tác chiến, được phối trí hoạt động trong khắp các quận của đô thành Sài G̣n và tỉnh Gia Định. Biệt Đoàn 222 CSDC là biệt đoàn tổng trừ bị của Bộ Tư Lệnh CSQG. Biệt đoàn này sẵn sàng tăng cường yểm trợ hoạt động cho tất cả các Bộ Chỉ Huy CSQG địa phương trên khắp lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa.
Tổng số quân số của 2 biệt đoàn này có trên 5,000 người. Những thành tích quan trọng và khó quên được đó là hoạt động của hai biệt đoàn trong trận chiến Tết Mậu Thân năm 1968. Các trận đánh của Biệt Đoàn 5 tại nhà thờ Cha Tam, nhà thờ Bảy Vàng, bến Phạm Thế Hiển, Đồng Ông Cộ (Gia Định). Trận đánh tái chiếm đài phát thanh Sài G̣n do Thiếu Tá N.T.X. (chỉ huy phó Biệt Đoàn 222) chỉ huy. Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, chúng ta cũng thấy các trận đánh dữ dội của Biệt Đoàn 222 do Thiếu Tá N.V.T. chỉ huy tại Kư Thu Ôn, Quận 8 Sài G̣n. Ngoài ra, Biệt Đoàn 222 cũng từng được điều động tăng cường yểm trợ để vây bắt đảng cướp “Cua Vàng” tại ranh giới hai tỉnh Kiến Phong và Châu Đốc.
Những người lính Cảnh Sát Dă Chiến trên đường phố Saigon. Họ vẫn chưa tan hàng, và tiếp tục chống trả mănh liệt để bảo vệ thủ đô đến giờ phút cuối. H́nh chụp tại Sài G̣n ngày 29 tháng 4/1975. (H̀NH ẢNH: sưu tầm)
Biệt Đoàn 222 cũng từng được tăng phái Bộ Chỉ Huy tỉnh Biên Ḥa để bao vây, bắt trọn tổ chức kinh tài của Cộng Sản trong Làng Cô Nhi Long Thành. Với nhiệm vụ truy lùng các tổ chức hạ tầng cơ sở Cộng Sản, Cảnh Sát Dă Chiến đă hành động hết sức chính xác. Sau 30 tháng 4 năm 1975, trong lúc chúng tôi bị tập trung vào làng Cô Nhi Long Thành, chúng tôi đă gặp lại một cán bộ Việt Cộng nằm vùng đă từng bị Cảnh Sát Dă Chiến bắt giữ trước đây. Nay anh ta trở lại làng này để tiếp tục kinh tài cho Việt Cộng. qua việc bán chuối, tương, chao, đậu phọng, cho khoảng 3,000 viên chức các cấp của chính quyền miền Nam đang bị tập trung cải tạo tại trại tù này.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Kể từ năm 1968 trở về trước, các tỉnh và thị xă biệt lập có 5 quận hành chánh trở xuống được thành lập một Đại Đội Cảnh Sát Dă Chiến với 4 trung đội tác chiến và một Ban Chỉ Huy Đại Đội. tỉnh và thị xă biệt lập nào có từ 6 quận trở lên được thành lập 2 đại đội Cảnh Sát Dă Chiến. Kể từ năm 1969 trở về sau, do nhu cầu yểm trợ chiến dịch Phượng Hoàng, Cảnh Sát Dă Chiến ở các tỉnh trên toàn quốc được tổ chức lại. Mỗi tỉnh và thị xă biệt lập chỉ c̣n lại một ban chỉ huy đại đội và một trung đội trừ bị đóng tại hậu cứ đại đội. Tất cả các trung đội được đưa xuống hoạt động ở khắp các quận hành chánh của tỉnh liên hệ. Mỗi quận được bố trí một trung đội Cảnh Sát Dă Chiến.
Do đó, một đại đội Cảnh Sát Dă Chiến ở cấp tỉnh được thành lập với nhiều hay ít trung đội là tùy thuộc vào số quận hành chánh của tỉnh địa phương. Thí dụ Đại Đội Cảnh Sát Dă Chiến có nhiều Trung đội nhất là Đại Đội 102-Cảnh Sát Dă Chiến Thừa Thiên. Đại Đội này có đến 13 trung đội, v́ tỉnh Thừa Thiên có thêm 3 quận hành chánh của thị xă Huế. Trong khi đó một đại đội ở các biệt đoàn Cảnh Sát Dă Chiến chỉ có 4 trung đội như nhau.
Những thành quả quan trọng trong nhiệm vụ là tiêu diệt hạ tầng cơ sở Cộng Sản. Cảnh Sát Dă Chiến đă đạt được rất nhiều, tỉnh nào cũng có, quận nào cũng có. Dưới đây là một số kết qủa điển h́nh mà đến hôm nay chúng tôi vẫn c̣n nhớ măi.
Trong một đêm vào cuối năm 1972, môt tiểu đội của Đại Đội 401 CSDC Định Tường (Mỹ Tho ) tổ chức một cuộc phục kích bên một bờ kênh nhỏ có cầu tre bắt qua. Trong trận này, họ bắn hạ 11 cán binh Việt Cộng, tịch thu được 10 súng AK và một súng nhỏ.
Đại Đội 410 CSDC Phong Dinh (Cần Thơ) trong một lần phục kích đêm tại rạch Bến Bạ, Cần Thơ, đă tiêu diệt một toán Cộng Sản, tịch thu một số vũ khí quan trọng khi đối phương dùng xuồng vận chuyển vũ khí qua sông.
Tại mặt trận Quảng Trị và B́nh Long, Cảnh Sát Dă Chiến cũng làm tṛn trọng trách của ḿnh, cũng ở hầm, cũng đánh giặc, cũng gian khổ như các đơn vị khác. Nói tới mặt trận B́nh Long (trận chiến tại thị xa An Lộc) th́ cũng phải nói tới công của N.V.K.là đại đội đrưởng của Đại Đội 302 Cảnh Sát Dă Chiến B́nh Long thời đó. Cảnh Sát Dă Chiến cũng tử thủ tai An Lộc.
Khi được lệnh đến thăm BCH/CSQG B́nh Long, tôi và Trung Tá D.T.Y được Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 BB đóng tại Lai Khê giúp đỡ để được đi cùng trực thăng tải thương đến phi trường Xa Cam An Lộc. Chúng tôi đă được Trung tá L.V.T. (chỉ huy trưởng của Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh B́nh Long) và Thiếu Tá L.V.Đ. (chỉ huy phó) ra đón bằng hai xe Honda 67, v́ thành phố đỗ nát không c̣n nhà cửa, đường sá không c̣n sử dụng xe Jeep được. Vả lại lúc đó Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh B́nh Long cũng không c̣n xe Jeep nào để đi.
Chúng tôi đă có dịp lưu lại một đêm tại bộ chỉ huy này để được chứng kiến những gian khổ của anh em Cảnh Sát Quốc Gia nói chung và của Cảnh Sát Dă Chiến nói riêng. Sau hơn một tháng ở dưới hầm, toàn đơn vị thiếu thốn đủ mọi thứ, từ thức ăn cho đến nước uống và cả sự liên lạc với gia đ́nh cũng bị gián đoạn.
Vai tṛ của một sĩ quan Cảnh Sát Dă Chiến hết sức phức tạp, không những phải am tường về luật pháp mà c̣n phải quán triệt về quân sự. Tiêu diệt cơ sở hạ tầng Cộng Sản th́ chỉ cần biết tin tức t́nh báo từ Cảnh Sát Đặc Biệt (CSĐB) hoặc các cơ quan bạn để Cảnh Sát Dă Chiến có thể thi hành nhiệm vụ. C̣n đối với các cuộc biểu t́nh và nhiễu loạn dân sự th́ Cảnh Sát Dă Chiến phải khéo léo, tế nhị hơn và nhất là phải biết rơ quyền hạn và trách nhiệm của ḿnh.
Thật vậy, với nhiệm vụ thứ hai này, Cảnh Sát Dă Chiến luôn luôn thi hành đúng mức và đúng luật. Bằng chứng là vào giữa năm 1973, Linh Mục Trần Hữu Thanh từ Sài G̣n ra Quảng Ngăi xúi giục học sinh và dân chúng địa phương biểu t́nh chống chính quyền. V́ số người xuống đường quá đông nên ngoài Cảnh Sát Dă Chiến ra, vị tỉnh Trưởng c̣n điều động thêm quân đội địa phương đến hỗ trợ.
Kết quả của cuộc giải tỏa đám biểu t́nh này là đă làm một học sinh bị trúng đạn ở chân. Cha mẹ của học sinh bị nạn gởi đơn kiện Cảnh Sát Dă Chiến đă bắn vào con họ. Nhưng qua cuộc điều tra mới biết rằng Cảnh Sát Dă Chiến chỉ sử dụng các dụng cụ chuyên môn sẳn có như lăng khiên, đoản côn, lựu đạn khói cay, ṿi phun nước. Vă lại tầm mức bạo động ở đây luật pháp chưa cho phép Cảnh Sát Dă Chiến phải dùng đến vũ khí. Thêm nữa, giảo nghiệm đầu đạn bắn là đạn của súng Colt 45 mà Cảnh Sát Dă Chiến không được trang bị loại súng này. Do đó mà Cảnh Sát Dă Chiến đă thoát khỏi bị qui trách làm sai luật pháp.
Rất tiếc trách nhiệm của Cảnh Sát Dă Chiến chưa hoàn thành th́ tháng 4 năm 1975 lại đến. Những ước vọng cải tổ, sửa đổi để biến lực lượng Cảnh Sát Dă Chiến trở thành một lực lượng vơ trang lớn mạnh nhất trong thời b́nh đă bị tan vỡ. Cảnh Sát Dă Chiến cũng như các đơn vị khác được lệnh ở đâu trở về đó để tan hàng.
Thông thường th́ ở các trung tâm huấn luyện hay ở bất cứ đơn vị Cảnh Sát Dă Chiến nào, trước khi được lệnh “tan hàng” đều hô to hai tiếng “cố gắng,” rồi sau đó 5 hay 10 phút đơn vị sẽ được tập họp trở lại để tiếp tục huấn luyện hay được phân chia công tác mới. Thế nhưng lần “tan hàng” này anh em Cảnh Sát Dă Chiến không có hô to hai tiếng “cố gắng” nữa. Các chiến sĩ cảnh phục “hoa màu đất” của Biệt Đoàn 222 Cảnh Sát Dă Chiến đang đánh nhau với Việt Cộng tại Kư Thu Ôn (Quận 8 Sài G̣n) đă được lệnh trở về hậu cứ biệt đoàn, để rồi tự buông súng trước sân cờ và giải tán từ đó.
Sau một tháng kể từ ngày thua trận trở về nhà, các sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh Sát Dă Chiến cũng cùng số phận với các viên chức khác của chính phủ VNCH, phải tŕnh diện để được đưa vào các trại tù Cộng Sản. Thông báo trên báo chí và đài phát thanh của Cộng Sản, yêu cầu mọi người tŕnh diện “học tập cải tạo” chỉ cần mang theo thực phẩm, quần áo và tiền bạc đủ dùng trong ṿng mười ngày hoặc một tháng. Thế rồi qua nhiều năm tháng , thân phận của những người tù trong đó có nhiều chiến sĩ Cảnh Sát Dă Chiến đă bị lưu đày qua biết bao trại tù từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam.
Trải qua những năm tháng gian khổ, đói rét, thiếu thốn đủ thứ, và tinh thần luôn luôn bị đe dọa, một số chiến hữu Cảnh Sát Dă Chiến đă ra đi vĩnh viễn, một số may mắn hơn sau khi ra tù đă vượt biên t́m đến bến bờ tự do hiện đang định cư ở nhiều nước trên thế giới, một số đông sau cùng đă được ra đi theo diện H.O. hiện đang cư trú rải rác trên các Tiểu bang của Hoa Kỳ.
Ngày nay người chiến sĩ Cảnh Sát Dă Chiến sống xa quê hương ít có cơ hội để gặp nhau theo định kỳ hoặc trong các chuyến công tác tại các đơn vị từ Quảng Trị cho tới Cà Mau như ngày nào. Cuộc sống nơi xứ người làm chúng ta không có nhiều thời giờ để liên lạc, tṛ chuyện, tâm t́nh khi xa xứ. Những thành qủa đạt được trong quá khứ nay chỉ c̣n là kỷ niệm. Dù thời gian có lâu bao nhiêu đi chăng nữa cũng không làm phôi phai đi t́nh nghĩa đồng đội Cảnh Sát Dă Chiến. Chúng ta luôn luôn kính trọng các bậc đàn anh, thương mến đàn em.
“Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm” luôn luôn được chúng ta ǵn giữ và tôn trọng. Khi không c̣n ở đơn vị nữa, th́ dù ở bất cứ nơi nào, hoàn cảnh nào, người Cảnh Sát Dă Chiến cũng luôn luôn tự hào là không bao giờ để mất đi danh dự cao quư của ḿnh.
*Nguyễn Văn Linh*
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
Cấp bậc Quân lực Việt Nam Cộng ḥa được đặt ra ngay sau khi thành lập nền Đệ nhất Cộng ḥa Việt Nam (1955), khởi thủy bằng cách chuyển đổi tương đương cấp bậc của quân đội Pháp. Cấp bậc sĩ quan lục quân có 3 cấp Thiếu - Trung - Đại, nhận diện bằng bông mai vàng (úy), bông mai bạc cộng thêm một gạch (tá) và sao (tướng). Khi nền Đệ nhị Cộng ḥa Việt Nam thành lập, hệ thống cấp bậc được điều chỉnh theo hệ thống cấp bậc quân đội Mỹ và các nuớc đồng minh. Sửa đổi quan trọng nhất là bổ sung cấp bậc chuẩn tướng; trong hải quân, đặt ra cấp bậc Phó Đề đốc (Commodore) và Đề đốc (Rear Admiral) để thay cho cấp bậc Chuẩn đô đốc; và đặt ra cấp bậc danh dự Thống tướng Lục quân, Không quân và Đô đốc Hạm đội.
LỤC QUÂN
Trước 1964
Sau 1964
KHÔNG QUÂN
Trước 1964
Sau 1964
HẢI QUÂN
Trước 1964
Sau 1964
THUỶ QUÂN LỤC CHIẾN
Trước 1964
Sau 1964
Để phân biệt giữa bông mai vàng và bông mai bạc, sĩ quan cấp tá thêm một gạch xem h́nh ảnh dưới đây:
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG TRỊ TRONG MÙA HÈ ĐỎ LỬA VỚI PHI ĐOÀN KHU TRỤC 518
Đ-518 với danh hiệu Phi Long thuộc Sư Đoàn III-KQ (SĐIIIKQ) ở Biên Ḥa, được trang bị loại phi cơ cánh quạt Skyraiders có khả năng chở 4000 cân (lbs) bom, hỏa tiễn và 800 viên đại bác 20ly. Hầu hết các phi vụ là yểm trợ tiếp cận cho quân bạn do sự chính xác, khả dụng trong thời tiết xấu và thời gian ở lâu trên vùng làm việc.
Vào đầu tháng tư năm 1972, nếu tôi nhớ không nhầm đó là ngày 4-4-1972. Mọi sinh hoạt của phi đoàn được coi là b́nh thường cho đến 9:30 giờ sáng, tiếng gọi họp khẩn cấp của vị Phi đoàn Trưởng (PĐT), Thiếu tá Hùng, c̣n gọi là “Hùng râu” được loan đi. Cái không khí ồn ào, hoang mang lẫn nghiêm trọng bắt đầu đến trong pḥng hành quân của phi đoàn. Những người hiện diện bắt đầu liên lạc người vắng mặt, kể cả các phi công nghỉ trong ngày. Tất cả các phi công có mặt tập họp ở pḥng họp của phi đoàn ngay sau đó. Buổi họp chỉ kéo dài năm phút. Thiếu tá Hùng tiếp: PĐ-518 được lệnh đem phi cơ và tăng phái cho Đà Nẵng một tuần. Tất cả Phi Long có hai tiếng đồng hồ để chuẩn bị.
Thiếu tá T, PĐ Phó (PĐP), sắp xếp các phi tuần bay ra Đà Nẵng. Phi đoàn chia làm năm phi tuần và mỗi phi tuần bốn chiếc khu trục.
Tất cả rời pḥng họp. Tôi phóng nhanh để liên lạc người em vợ trong căn cứ và nhờ nó chuyển tin đi biệt phái về nhà tôi. Tôi trở về pḥng để lấy những ǵ cần thiết cho bảy ngày tăng phái, rồi ghé qua câu lạc bộ và ăn vội một dĩa cơm trưa truớc khi trở lại phi đoàn. Tất cả phi công có mặt lần lượt ra phi cơ và cất cánh đi Đà Nẵng.
Đây là lần đầu cả phi đoàn được biệt phái xa. Không ai biết cái nguyên nhân của chuyến đi. Nhưng mọi người đều liên tưởng đến cái nhu cầu khẩn thiết về hỏa lực hùng hậu của phi đoàn và khả năng tác chiến của phi công và phi cơ. Tôi thoáng nghĩ rồi đây người dân lành vô tội phải trả một giá khá đắt cho cuộc chiến mà CS gọi là “giải phóng miền Nam.” Chúng không ngần ngại chui trốn trong dân, dùng dân làm bia đỡ đạn và rồi tuyên truyền những ǵ bất lợi cho phía Quốc gia. CS đến đâu gieo tang tóc đến đó!
Cái không khí mát mẻ trên một cao độ b́nh phi xoa dịu cái nóng chói chang trên băi đậu phi cơ và làm khô đi cái lưng tẩm ướt mồ hôi. Những áng mây trắng bồng bềnh dưới đôi cánh nhẹ nhàng trôi qua trên nền xanh biếc của biển Đông. Dăy trường sơn Tây im ĺm nhấp nhô núi đồi. Ôi, miền Nam tươi đẹp!
Phi tuần bắt đầu giảm cao độ, hợp đoàn sát cánh của bốn chiếc khu trục trông thật hùng hồn như được đơn vị địa đầu giới tuyến chào mừng. Sau ba tiếng rưỡi, tất cả phi cơ đến nơi an toàn vào lúc 4:00 giờ chiều. Chúng tôi được chuyển đến hai căn nhà di động (trailers) gần băi đậu phi cơ, đó là chỗ tạm trú cho phi đoàn trong mấy ngày tới.
Hai chiếc pick-up trucks màu xanh chở chúng tôi đến một nhà ăn trong căn cứ cho bữa cơm chiều lúc 6:00giờ. Đây là bữa cơm vui nhộn nhất từ trước đến giờ với sự họp mặt của tất cả các Phi Long. Không ai nghĩ đến chuyện không may sẽ xảy đến, nhưng rồi đây một vài người trong chúng tôi sẽ ra đi vĩnh viễn trong mấy ngày tới. Trong khi chờ đợi thức ăn chúng tôi thưởng thức những ly trà đá sau một ngày thiếu nước. Kẻ nói người nghe trong bầu không khí ồn ào của nhà ăn. Vinh hay đùa để trấn an đồng đội trước những phi vụ nguy hiểm với câu: “Nghĩ đến đạn bắn lên làm ǵ? Chưa chi đă rét th́ c̣n đánh đấm thế quái nào được?”
Sau bữa cơm chiều, chúng tôi họp tại pḥng hành quân để nghe thuyết tŕnh về t́nh h́nh chiến sự, thời tiết và địa thế vào lúc 8:00 giờ tối. Đây là mùa thời tiết xấu trong năm mà CSBV dùng nó để mở đầu cho cuộc Tổng Tấn Công nhằm mục đích chiếm trọn vùng I. Bọn chúng vượt vĩ tuyến 17 với nhiều chiến xa T-54, PT-76 và quân xa, cùng nhiều Sư Đoàn chính huy đánh chiếm các căn cứ ở phía Bắc và Tây-Bắc Thị xă Đông Hà (phía Tây-Bắc Quảng Trị) trong mấy ngày qua. Đoàn chiến xa đang hướng về Đông Hà trên Quốc lộ 1 như chỗ không người. Sư Đoàn I/KQ (SĐIKQ) không thể sử dụng phi cơ phản lực A-37 v́ thời tiết xấu. Buổi họp kết thúc lúc 9:00 giờ tối, một ngày tăng phái trôi qua.
Ngày thứ hai đă làm cho CSBV biết thế nào là hỏa lực của KQ/PĐ-518. Bọn chúng không c̣n được ưu đăi với thời tiết xấu như mấy ngày qua, hay định mệnh đă an bài cho kẻ xâm lăng. Vào lúc ba giờ chiều thời tiết bắt đầu tốt từ Đà Nẵng đến Đông Hà. Những đám mây trắng nhỏ ở cao độ năm ngàn bộ. Tất cả phi cơ A-1 được điều động cất cánh. Phi tuần do tôi hướng dẫn là phi tuần thứ nhất trên mục tiêu với hai chiếc AD-6, được trang bị 12 trái 500 cân (lbs). Sau khi liên lạc phi cơ quan sát (L-19) trên vùng để nhận tin về mục tiêu, phi tuần cách thị xă Đông Hà năm dặm. Đông Hà nằm về hướng Bắc sông Miêu Giang. Một chiếc cầu đúc bắt qua sông Miêu Giang trên quốc lộ 1 hướng về Quảng Trị. Tôi nhận ngay mục tiêu là một đoàn xe hơn 100 chiếc nối sát nhau dài khoảng 3 cây số về phía Tây Bắc Đông Hà. Chiếc T-54 dẫn đầu cách đầu cầu 300 thước. Tôi quẹo trái về hướng Tây để điều chỉnh ṿng đánh theo trục Tây Bắc-Đông Nam dọc theo Quốc lộ 1 và quẹo trái sau khi thả bom. Tôi đánh 10 chiếc xe tăng đầu trong khi phi cơ số hai đánh những chiếc tăng kế tiếp. Sau lần thả thứ hai, đang lúc kéo phi cơ lên, một tiếng nổ long trời, chiếc phi cơ của tôi bị nảy lên. Tôi hốt hoảng không biết chuyện ǵ, nhưng nghĩ ngay là chiếc cầu Đông Hà đă được quân bạn cho ḿn nổ sập. Tôi thấy pḥng không từ đoàn xe và những cụm khói đen của 37 ly trên bầu trời. Chúng tôi thả hết bom lên đoạn đầu của đoàn xe và rời mục tiêu để bảy phi tuần A-1 kế tiếp vào đánh suốt buổi chiều hôm đó. Chiến xa BV t́m đường tẩu thoát ra hai bên quốc lộ một cách chậm chạp và khó khăn do sự cản trở lưu thông, phía Đông và Tây của quốc lộ hầu hết là ruộng lúa, trừ đoạn đầu của đoàn xe. Tất cả các phi công đă hoàn tất nhiệm vụ giao phó trong tinh thần hăng say, bất chấp pḥng không và trở về đáp an toàn.
Ngày thứ ba 6-4-72, thời tiết trên vùng rất tốt. Sau một đêm CSBV mất hết tinh thần và cố t́m đường tránh không tập, các chiến xa ẩn núp dưới những tàng cây to, nhưng không che dấu được cặp mắt của phi công quan sát. Phi tuần của tôi có mặt trên mục tiêu vào lúc 8:30 giờ sáng cho hai mục tiêu gồm bốn chiến xa dưới một tàng cây gần bờ sông ở hướng Đông Quốc lộ 1, và một chiến xa ở hướng Tây. Phi tuần phá hủy hai mục tiêu dễ dàng. Phi cơ tôi bị trúng một viên pḥng không 12.7 ly ở phần che bánh đáp bên phải được t́m thấy lúc vào băi đậu. Nhiều phi tuần kế tiếp thanh toán các chiến xa ở hướng Tây và Tây Bắc Đông Hà. Thiếu tá Hùng oanh kích nhiều chiến xa ở 6 cây số về phía Tây Bắc Đông Hà. Phi cơ của anh bị trúng đạn pḥng không, anh cố lái phi cơ ra khỏi mục tiêu, phi cơ mất dần cao độ và cuối cùng bị cháy. Anh nhảy dù và lái chiếc dù về phía Nam Đông Hà. CS bắn theo chiếc dù nhưng may cho anh và cuối cùng anh được quân bạn tiếp cứ
Ngày thứ tư 7-4-72 CSBV tiếp tục di chuyển về hướng Tây Đông Hà trong rừng cây cao để t́m đường vào mạn Nam sông Miêu Giang. Các phi tuần khu trục tiếp tục truy kích địch về hướng Tây Đông Hà. Đại úy Phan Quang Tuấn sau khi hạ nhiều chiến xa và không may cho anh, chiếc phi cơ bị pḥng không địch bắn rớt, không bóng dáng của chiếc dù, không một lời giă biệt, anh đă ra đi và để lại bao thương tiếc. Tôi được lệnh đi lấy một chiếc khu trục đáp khẩn cấp ở Quảng Ngăi v́ lư do kỹ thuật nên mất một phi vụ hành quân.
Thời tiết bắt đầu xấu trở lại, không một phi vụ nào được thực hiện trong ngày 8-4-72. Sáng ngày 9-4-72, các chiến xa đă di chuyển xuống hướng Nam sông Miêu Giang gần chân núi và tiến về hướng Đông, đồng thời uy hiếp một căn cứ QLVNCH nằm về hướng Tây Nam của Đông Hà khoảng 7 cây số. Phi tuần của tôi gồm hai chiếc A-1 được trang bị 12 trái 500 cân (bls) cũng là phi tuần đầu tiên được điều động cất cánh lúc 9:00 giờ sáng. Thời tiết rất xấu bắt đầu từ Huế, phi tuần hạ dần cao độ và bay dọc theo bờ biển với cao độ thật thấp vừa đủ thấy bờ biển trong lúc xuyên qua một đám mưa. Thật nguy hiểm! Thông thường phi vụ này phải được hủy bỏ v́ thời tiết, nhưng v́ nhu cầu khẩn thiết của quân bạn, sự nhiệt tâm của phi công, tôi tiếp tục hướng về mục tiêu. Sau ba phút phi tuần ra khỏi mưa, tôi lấy cao độ và sắp đến Đông Hà. Tôi liên lạc phi cơ quan sát và nhận rơ mục tiêu là 20 chiến xa đang dàn hàng ngang về hướng Tây và cách căn cứ 200 thước. Trần mây dầy đặc ở cao độ 1900 bộ (ft) đă làm cho vũ khí mang theo không mấy thích ứng với mục tiêu v́ phi tuần cần có một độ cao tối thiểu để thả bom cho chính xác, nếu được trang bị hỏa tiễn (rocket) chống chiến xa th́ tốt hơn. Phi tuần vừa đến mục tiêu th́ các chiến xa xả khói đen chạy về hướng Tây. Chúng tôi vào thả hết bom ngay tức khắc trước khi chúng chạy vào b́a rừng, phi tuần xuyên qua một màn lưới pḥng không của địch. Khi kéo phi cơ lên, cả hai chúng tôi đều bị chui vào mây nhưng đă gỡ ra được. Phi tuần kế tiếp do Đại úy C hướng dẫn cũng báo cáo pḥng không của địch bắn lên rất mạnh. Anh nói chưa bao giờ thấy pḥng không bắn nhiều như vậy trong cuộc đời bay bổng của anh và tưởng sẽ bị rớt trong phi vụ này. Phi tuần thứ ba do Đại úy Trần Thế Vinh dẫn, tiếp tục thanh toán mục tiêu, sau khi đánh hết bom anh c̣n dùng đến đại bác 20ly. Không may cho anh, đây là Phi Vụ Cuối Cùng trong nghiệp bay của anh. Phi đoàn mất thêm một Phi Long tài ba lỗi lạc trong chuyến tăng phái này.
Ngày mai là ngày đổi phi hành đoàn, PĐ Khu truc cánh quạt 514 từ Biên Ḥa ra thay chúng tôi, đây cũng là lần tăng phái cuối cùng. Tôi cũng được biết một số anh em trong PĐ-514 kể lại là CSBV rất lo sợ mỗi khi có phi cơ khu trục đến mục tiêu. Một phái đoàn Mỹ từ hạm đội đến thăm viếng PĐ Khu trục, họ rất ngạc nhiên trước những phi vụ mà phi công A-1 đă thực hiện trong thời tiết rất xấu và gọi các phi công là những người làm xiệc trên không. Lực lượng xâm lăng của CSBV đă bị QLVNCH dập nát và không c̣n khả năng chiếm vùng I trong cuộc Tổng tấn công. Do bản thống kê của pḥng Quân báo, Đại úy Trần Thế Vinh hạ 21 chiến xa, tôi, Đại úy L hạ 17 chiến xa, và Đại úy Trương Phùng hạ 16 chiến xa… (Trương Phùng đă hy sinh cho Tổ Quốc rạng sáng 29-4-75 tại phi trường Tân Sơn Nhất). Tôi được chọn và đại diện cho KQ để tham dự lễ chiến thắng tại Sài G̣
Về phía ta BTL/KQ đă quyết định đúng lúc và kịp thời gởi hai PĐ Khu trục để tăng cường hỏa lực cho vùng địa đầu giới tuyến và đối phó với thời tiết xấu trên mục tiêu v́ phản lực cơ A-37 ở Đà Nẵng không thể sử dụng được. Với kinh nghiệm của phi công và tầm chính xác của Khu trục cơ A-1 đă gây thiệt hại nặng nề cho CSBV. Một khuyết điểm nhỏ là vũ khí mang đến mục tiêu đôi khi không thích ứng với thời tiết trên mục tiêu. PĐ-518 thực hiện 52 phi xuất và thả 78 tấn bom trong chuyến tăng phái. Hai phi công của PĐ-518 đă hy sinh cho Tổ Quốc và ba chiếc A-1 bị bắn rớt.
Về phía CSBV họ đă thua trận, hàng chục chiến xa bị đánh tan nát hoặc hư hại, cùng với sự thiệt hại nặng nề về nhân mạng. Họ trốn chạy khi thấy phi cơ xuất hiện, điều này cho thấy tinh thần chiến đấu của họ bị sa sút. Vị tướng chỉ huy của họ không có kế hoạch an toàn cho đoàn xe hơn trăm chiếc khi thời tiết bắt đầu tốt, dĩ nhiên là đoàn xe đă bị một trận mưa bom trong ngày đầu ở gần Đông Hà. Tôi có cảm tưởng như trận Trân Châu Cảng khi quân Nhật đánh bom vào hạm đội Mỹ ở Hạ Uy Di. CS thiếu khả năng và yếu kém về chiến thuật để làm vô hiệu việc đặt ḿn và phá sập cầu Đông Hà của quân ta, trong khi CS cần chiếc cầu này để đoàn xe đi qua. Với chiến thuật “rừng” của các tướng lănh đă đưa CSBV đi vào chỗ chết và thảm bại.
Tuy thời gian trôi qua theo năm tháng nhưng ḷng tôi không quên sự chiến đấu oai hùng, dũng cảm và hy sinh của người lính Cộng Ḥa để bảo vệ tự do và an lành cho người dân miền Nam. Chúng ta xin thắp nến hương ḷng và nguyện cầu cho hương linh người quá cố sớm siêu thoát. Người lính Không quân cho dù mai một bao giờ cũng thể hiện tinh thần “không bỏ anh em, không bỏ bạn bè”.
lanhnguyen
Phi Long 31
* Cựu PĐ Trưởng Trung tá L.Q. Hùng hiện ở Hawaii sau hơn 13 năm tù cải tạo.
* Cựu PĐ Phó và 21 Phi Long hiện sống rải rác trên các tiểu bang Hoa Ky
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
Lăo huynh nghĩ sao chứ ,,,,,,,,QC trực thuộc BTTM thực thi quân luật của Quân đội . Nếu không có ngành này là Quân đội sẽ có những KIÊU KINH không coi ai ra ǵ . Nhờ ngành này mà Quân đội giảm bớt đi . Tay tác chiến nào mà ngang tàng gặp QC cũng te tau . Ở saigo2n th́ đưa về Quân vụ thị trấn chở đơn vị đến rước về . ( chẳng may bị kư củ là coi xong cái lon chỉ biết ngó ...trời )
Ngày xưa lính tác chiến về hậu phương hay quậy nhất là , Dù , TQLC , Biệt động quân , Lôi hổ , BCD .Cái lư do nhiều hơn là họ ghét khi thấy nhiều thanh niên nhan nhăn ngoài đường ăn chơi rồi lập băng đảng đánh nhau etc ...( những người lính từng chiến đấu sống chết , sao lại c̣n có những thành phần thanh niên quậy phá này ) đó là những cảm nghĩ của ḿnh khi trước trong lúc về phép
Cho tbbt hỏi cái. H́nh như An Ninh Quân Đội more powerful hơn Quân Cảnh phải hông? trốn quân dịch hay trốn trại về không có phép th́ QC bắt giử. Chớ lính hay sĩ quan có giấy phép đàng hoàng về nhà ăn nhậu quậy phá th́ QC chịu thua không dám bắt giử mà chỉ có ANQĐ mới có quyền bắt giử phải vậy không? Hai nghành nầy khác biệt hay liên quan với nhau và mỗi ngành có nhiệm vụ ǵ? Cám ơn hoanglan22 nói rỏ cho tbbt học hỏi thêm về lính VNCH.
Cho tbbt hỏi cái. H́nh như An Ninh Quân Đội more powerful hơn Quân Cảnh phải hông? trốn quân dịch hay trốn trại về không có phép th́ QC bắt giử. Chớ lính hay sĩ quan có giấy phép đàng hoàng về nhà ăn nhậu quậy phá th́ QC chịu thua không dám bắt giử mà chỉ có ANQĐ mới có quyền bắt giử phải vậy không? Hai nghành nầy khác biệt hay liên quan với nhau và mỗi ngành có nhiệm vụ ǵ? Cám ơn hoanglan22 nói rỏ cho tbbt học hỏi thêm về lính VNCH.
QC và An ninh quân đội 2 ngành này khác nhau .QC th́ Lăo ngoan đồng rành rẽ hơn . Riêng về An ninh quân đội theo sự hiểu biết của tui trước kia ngành này trực thuộc BTTM , sau này trực thuộc Tổng cục chiến tranh chính trị . về nhiệm vụ và trách nhiệm của họ tui không biết rành chỉ biết là Hải , Lục không đều có cục an ninh quân đội . Bộ chỉ huy tiền phương hay là cấp tiểu đoàn đều có các ban này thường gọi là ban 2
Quân nhân nào được an ninh quân đội đến thăm hỏi sức khỏe coi như là số con RỆP rùi .
C̣n về chuyện sĩ quan hay lính có giấy phép về nhà ăn nhậu quậy phá , thường là QC tới giải quyết nhiều hơn .
Nhớ lại câu chuyện một thời lúc ở tù , gặp lại thằng bạn ở chung xóm , nó bên Hải Quân Giang đoàn 22 xung phong đóng ở nhà bè . Tụi này đi chặt cây tre rồi lấy mây về làm trại ngày chỉ cho ăn bo bo hoặc khoai ḿ độn gạo tính ra chỉ khoảng 3 chén cơm . Nó ngồi kể chuyện có bài bản là hồi xưa nó thường dẫn đám đàn em đi tuần tiểu và nó ủi tàu vào một chỗ và bán dầu cho dân sau đó quay trở về ăn nhậu ...nó kể mấy món ăn , chơi gái ... làm cái bao tử ḿnh đói thêm ...mẹ kiếp thằng này chơi ác thật , trong bọn đứa nào đứa nấy cũng khổ v́ nó kể chuyện về ăn uống .Sau này nó chuyển sang đội khác và bị kỷ luật v́ chửi thằng ḅ vàng .Không biết giờ này nó c̣n sống hay chết . ... Đi đêm có ngày gặp ma ...không biết sao an ninh quan đội mời nó lên làm việc với không ảnh ,h́nh chiếc tàu có số hiệu ..ngày , giờ tháng . Thế là nó lănh đủ bị kỷ luật
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
Để tưởng nhớ toán Viễn thám 74 Anh hùng, Trinh sát 2, Sư đoàn 2, QLVNCH.
Hai toán Viễn thám, một Mỹ một Việt, lên đường cùng lúc vào sáng sớm. Sương mù mờ ảo như che khuất đồi núi chung quanh căn cứ Bronco. Cánh quạt trực thăng khởi động quay nhanh thổi tung những bụi đá dăm hắc ín trên mặt Helipad làm những khuôn mặt những người lính c̣n ngái ngủ đứng đây đó, vai quằn với súng đạn Quân dụng, bỗng bừng tỉnh hẳn. Bốn trực thăng Vơ trang Shark và hai trực thăng chuyển quân của 174th aviation co. Đưa những cặp mắt và đôi tai của Trung đoàn 4, Sư đoàn 2 Bộ binh và Lữ đoàn 11th Sư đoàn Americal vào hai đỉnh cao chớn chở Tây tây Nam của Chi khu Minh Long, Quảng Ngăi để ḍ t́m một Trung đoàn quân chính quy Bắc Việt (CQBV) đang lẩn khuất trong khu vực.
Ngón tay cái của hoa tiêu đưa lên, trực thăng lead từ từ bốc lên, mũi tàu hơi chúc xuống lấy đà, sà dọc theo phi đạo và bốc lên cao. Ánh đèn Strobe light đỏ xoay xoay trên Turbo xa dần xa dần mút mắt những người nh́n theo. “Oregon xuống mục tiêu an toàn,” tiếng hoa tiêu trực thăng nghe nhanh qua loa khuếch đại trong Trung tâm hành quân (TOC). Hai mươi phút sau, “74 xuống mục tiêu an toàn,” Tiếng người Âm thoại viên nghe nhẹ và căng thẳng; toán 74 phải xuống điểm đổ bằng dây Thụy Sĩ v́ tàn lá rừng quá dầy che khuất điểm xuống nằm giữa sườn ngọn núi cao nhất trong cḥm núi Tây Nam của Minh Long.
N. hất đầu ra dấu cho L., hiệu thính viên, và M., người phiên dịch theo sát; bàn tay trái của N. vạch ṿng tṛn thủ hiệu bố trí cho cả toán. Cỏ lau dầy, cao ngọn, cạnh lá sắt, như nuốt gọn bảy người lính Việt Nam; những người lính Viễn thám của Đại đội 2 Trinh sát, Sư đoàn 2 Bộ binh. Im lặng, nghe ngóng. 15 phút trôi qua. Rừng trước mặt xanh khô dầy đặc không thấy lối ra vào, không nghe tiếng chim, rừng im ĺm như ngầm đe dọa. N. định vị trí trên bản đồ chớp nhoáng, quay sang P. đang mọp người lắng nghe phía trước ra dấu di chuyển. P. huưt sáo nho nhỏ, những khuôn mặt ngụy trang xanh đen chui ra từ chung quanh lần lượt nhẹ nhàng tiến qua mặt N. Rà ngón tay chỉ lên những ṿng cao độ thu gọn đến đỉnh, nơi 74 sẽ đặt đài quan sát, N. gật đầu như ra hiệu cho P. nhắm hướng đi lên.
Có tiếng động cơ máy bay Trinh sát OV-10 đâu đó vi vu trên đầu. L. nhỏ giọng gọi danh hiệu liên lạc " Nghe các anh 5/5 "Hoa tiêu trả lời. Tiếng Âm thoại viên của toán Relay vang lên, “74 đây là Charlie Alpha, nghe rơ trả lời. Và tiếp theo là máy của Oregon. Giọng trung tá X.nghe xa lắc nhưng không mất chữ, “74 đây là Anh Dũng…” Hệ thống liên lạc tạm ổn, N. thở ra hài ḷng; hai ngón tay N. làm dấu biểu diễn đang cầm ống liên hợp và nh́n đồng đội gật đầu.
Toán của N. nhảy vào điểm nóng của chiến trường xa ngoài tầm yểm trợ của pháo binh Mỹ, ngoài tầm sóng liên lạc với bộ chỉ huy trung đoàn 4. Mọi liên lạc sẽ qua máy bay thám thính L.20 và OV-10 có mặt 24/24 trên bầu trời gần đó và qua toán truyền tin tiếp sóng nằm giữa và sau lưng hai toán viễn thám Oregon (Mỹ) và 74 (Việt Nam). Đây là lần đầu tiên toán viễn thám của N. được bộ chỉ huy hỗn hợp 4/11 (Trung đoàn 4 VN và Lữ đoàn 11 Mỹ) tung xa như thế.
“Ngoài ấy các anh sẽ tự xoay xở, hỏa lực của Mỹ không thể yểm trợ kịp lúc với biến chuyển ngoài đó. Chúc may mắn.” N. nhớ lời dặn ḍ như cảnh báo của trung tá X. trưởng pḥng 2 Sư đoàn sau buổi họp chiến thuật với bộ chỉ huy quân bạn. Trong chuyến đi nầy, M. phiên dịch Lữ đoàn 11 sẽ theo toán của N. làm nhiệm vụ chuyển tải những tin tức trinh sát ghi nhận và những ước đoán về t́nh h́nh khu vực của người toán trưởng Viễn thám được các cấp chỉ huy liên hệ đánh giá là tài giỏi nhất của Sư đoàn.
Sương mù dần che khuất tầm nh́n, hơi sương li ti vô hiệu hóa ống kính quan sát, đỉnh cao trở lạnh, bảy người lính chia nhau thiết lập vành đai pḥng thủ xong âm thầm chuẩn bị bữa ăn lạnh với thức ăn sấy khô quen tên. N. xoa xoa kem chống côn trùng lên mặt nhỏ giọng phân công, nhắc lại, “không hút thuốc, giảm thiểu tiếng động.” Từng người riêng co người, poncho liner trùm kín, yên lặng nhai thức ăn, tai nghe ngóng, đầu váng vất những chuyện không đâu; đâu đấy có tiếng thú rừng gọi đêm, tiếng muỗi… bóng đêm xám… cả bảy người chỉ cầu mong đêm qua nhanh.
“Tụi nó,” P. giật tay N. Qua ống kính quan sát, những tên địch ngụy trang cành lá kín lưng đang di chuyển ngang một con suối nhỏ. Cành lá đan nhau vàng rực ở khoảng giữa tầm quan sát nhưng chừa khoảng hở từ trên cao nh́n xuống như đóng khung cảnh tượng từng tên, từng tên địch bước vội qua khoảng trống ấy. “Tụi nầy…” máu nóng dậy lên mặt, “Lên tần số khẩn cấp và báo trung đoàn” N. ra lệnh. Tiếng Combine bóp nhả x́ xào, tiếng L. chuyển tin nghe hồi hộp. “Không cho thằng trên trời đến gần, nhắc lại, không cho thằng OV-10 đến gần quan sát kẻo chúng ta bị phát giác,” N. nói từng chữ mắt tưởng dính với ống kính WL nghiêng qua nghiêng lại như soi qua màu vàng mờ ảo nhuốm trong mặt kính quan sát. “Chuẩn bị di chuyển xuống thấp cho rơ hơn; xuống rừng hoa vàng,” N. thở qua tai P.
Ngay ở ṿng lượn thứ nhất trên độ cao 5.000 feet, mắt N. đă nh́n ra địa thế rừng hoa vàng so với bản đồ tỷ lệ 1/50.000 trên tay. Gió tạt mạnh vào mặt làm mắt anh nheo lại nhưng bên tai nghe rơ tiếng nói như hét của trung tá X. trưởng pḥng hai sư đoàn “Từ điểm trên yên ngựa theo hướng 120 độ kẻ thẳng là đường về Tiger.” N. gật gật đầu trong lúc tiếng X. cứ chói chang nghe như át tiếng gió giật,” Tụi mười một sẽ đón các anh ở chỗ nầy,” bàn tay cầm bút ch́ mở của X.. vạch một ṿng tṛn rồi một ṿng tṛn xác định như một lời hứa “Ngày G. tôi sẽ đích thân đi cùng với tụi nó đón các anh” X. nh́n sang người toán trưởng và lập lại trước khi bấm nút cáp truyền tin nội bộ đề nghị hoa tiêu trực thăng quay đầu về căn cứ hỏa lực 4/11.
Cả toán nối nhau lần xuống thấp, xuống thấp lưng chừng và lọt vào rừng hoa mai gần trụi lá đang độ nở hoa vàng rực. Mai rừng chen lẩn cây xanh cao thấp chạy dài xuống thung lũng lượn ṿng. Chỉ một tiếng đồng hồ chuyển vị trí, khoảng trống quan sát trước mặt như mở ra trước mắt N. Những cặp mắt của toán viễn thám bắt lại ḍng suối nhỏ chảy từ tây qua nam đang bận rộn bung bọt nước v́ nhiều bước chân địch bước lội qua. Nh́n đồng hồ tay, địch vẫn di chuyển từng tốp, có vũ khí cộng đồng, từ hai giờ trưa đến giờ. Chưa lần nào N. nh́n được số quân địch đông như thế, những tên lính mặc kaki Nam Định vẫn lẩn khuất trong các khu rừng dày vẫn là mối thách thức các phương tiện ḍ t́m của Mỹ từ mấy tháng qua. Dưới mắt toán 74 đúng là một mũi di chuyển của Trung đoàn 274 CQBV đang hiện nguyên h́nh dưới kia. Chắc phải hơn tiểu đoàn, P. th́ thầm. 4 giờ 30 chiều, tụi nó sẽ nằm lại đêm khoảng chỗ nầy, dưới chân chúng ta,” ngón tay N. xoáy vào một điểm như khẳng định. Không gian tưởng ngưng đọng v́ diễn biến dưới kia. “L. gọi X., các bạn tạm nghỉ,” N. dựa ba-lô vào gốc mai nhắm mắt. H́nh như những giọt mồ hôi vô h́nh đang chảy xuống mặt bảy người. Gió rừng thoảng nhẹ làm mấy cánh hoa vàng rụng rơi.
Chợ hoa Nguyễn Huệ chắc tụ sớm hơn mọi năm, N. để suy nghĩ bay bổng. Năm nào cũng vậy, mai vàng từ mọi nơi được chủ nhà vườn Thủ Đức, Long Khánh, Hóc Môn, miền tây và thương lái mang tụ về đây. Màu vàng thanh của hàng trăm cành mai như bừng sắc trên chợ hoa. Từ ba năm qua, hễ đến thời điểm chợ hoa nhóm lại N. được về phép. Mười mấy ngày êm đềm với không khí gia đ́nh, bên ba mẹ anh em, chừng như rũ gần sạch những vất vả của chiến trường. Trong N. có hai thế giới; ở ngoài đó, ngày ngày gắn liền với công tác, huấn luyện kỹ thuật mới, gắn liền với cây súng và chiến hữu, gắn liền với hiểm nguy chết chóc, quen mắt với rừng núi, điểm nhảy, bay trinh sát mục tiêu và đi lại trong ḷng địch… ở đây, khu N. ở có nhiều thân quen; chả cá Như Hải, bánh xèo Đinh Công Tráng, ḿ vịt tiềm Tân Định, bánh cuốn Thanh Tŕ, cà phê Văn Hoa…những thứ đó dường như đă thấm vào da thịt N. từ ngày bắt đầu lớn. Và đôi mắt ai thoang thoáng bên rèm cửa nhà đối diện. “Chỉ mấy ngày nữa,” N. thoáng nghĩ.
Nắng chiều yếu vất vưởng trên lưng áo L. đang bận rộn mă hóa bản văn gửi về 4/11; chi tiết về lực lượng địch, quân số, điểm tập trung đêm và xin lệnh xuống núi hoàn tất cuộc trinh sát. “Thằng Oregon cuốn rồi, tôi nghe tụi relay nói với mấy thằng trực thăng. Thằng OV-10 cũng kết thúc phi vụ.” M. báo qua hơi thở vội. N. thoáng bần thần, nghe mơ hồ như có tiếng trực thăng vu vu đâu đó bên sườn núi bên kia. 4 giờ 50 chiều ngày 29 tết, N. nh́n đồng hồ tay… chi tiết buổi thuyết tŕnh chiến thuật chiều hôm trước như quay lại trong đầu; lời trung tá X. văng vẳng, “từ tại các khu vực có các cây nhiệt đới, từ máy bay trinh sát có trang bị máy ḍ hơi nóng, từ kết quả theo đuôi của các toán trinh sát Lực Lượng Đặc Biệt, và tin ghi nhận từ hai chi khu quân sự Minh Long và Ba Tơ, tụi 11 cho rằng 274 sẽ ṃ ngang chỗ nầy chỗ nầy, ráng t́m cho ra tụi vịt, báo về và cuốn ngay. Phần c̣n lại tụi 11 lo.”. “L. check lại với X. và 4/11 rồi cuốn,” N. nói với mọi người.
Cuốn nhanh khỏi chỗ đó trong ṿng ba giờ. B. sẽ làm cỏ đúng 8:00. Tiếng Trung tá X. nghe hấp tấp, giọng căng xé như âm thanh đàn điện.‘Cha nầy ít khi phấn khích như vậy. Ok cuốn gấp về ăn Tết thôi các bạn ơi,” N. dứt khoát trong lúc mắt không rời bản đồ được soi sáng lên bằng cây đèn bút.“Th́ ra là như vậy,” N. nghĩ ra, quân Mỹ chỉ cần biết đường đi qủi quái và tọa độ tập trung của 274 là gọi B.52 thanh toán. Mạch máu thái dương N. nhoi nhói, thế là tụi nó rút trước và cho thời hạn toán của N. rút sau. N. thở mạnh, đứng lên, rừng núi phía xa xa ngả màu tối dần, những cụm màu đen xám mờ phủ lên những ngọn núi chạy dài xa tít tắp; Minh Long, Trà Bồng, Sơn Hà, Ba Tơ, Gia Vực, thung lũng 515… ở những địa danh đó toán 74 của N. đă hơn một lần đi qua, đă biết độ dày lá mục trong rừng già, đă chịu đựng những con vắt rừng đói máu người sau những cơn mưa lay lá, đă bị đói và rét sau những lần lẩn tránh chạm mặt với địch gấp mười quân số, đă mấy lần đu đưa trên dây cấp cứu của trực thăng và hú hồn nh́n xuống những lằn đạn bay vút lên do bọn săn đuổi bắn vớt, đă đôi lần liều chết phản kích để kéo chiến hữu bị thương; “Viễn thám không bỏ rơi bạn bè”… chiến trường diễn ra trong rừng rậm, trong những trăng tranh dầy, trên những ngọn đồi đá sắc, đối với toán 74 không khác ǵ tṛ cút bắt với địch, không khác ǵ những tiếng cười xót xa pha nước mắt bên xác đồng đội.
“Chúng ta tuôn xuống bằng đường nầy,” N. rà ngón tay theo triền dốc Đông đông Bắc, “Chậm nhất là 1/2 giờ, từ đây thẳng về 4/11 vào hừng sáng nếu gặp may. Check lại các điểm gặp nhau khi bất trắc xảy ra. Ai hỏi ǵ không ?” N. nh́n các đồng đội : L. (Long Khánh), H. (Biên Ḥa), T. (Qui Nhơn), P. (Đà Nẵng), V. (Quảng Trị), M. là đồng hương với N. (Sàig̣n), ngoại trừ M. (phiên dịch) năm khuôn mặt ngụy trang đen xanh đang nh́n chờ N. là những chiến binh dày dạn, sát cánh sống chết với N. suốt gần hai năm qua trên từng cánh rừng, từng đỉnh cao, từng chuyến trinh sát nguy hiểm, từng chia nhau những niềm vui chất ngất núi rừng, từng nắm chắc tay súng kề bên những sợ hăi ngạt thở.
Ánh lân tinh trong địa bàn loang loáng, mùi khói từ cành khô gợi mũi từng người, lách qua lách lại chậm chạp né cành lá, bóng tối làm mờ mắt người đi sau chăm chú vào miếng Panel trên lưng người đi trước… di chuyển đêm, điều cấm kỵ của Trinh sát. Ầm, tiếng B.40 nổ chớp ḷa trên cḥm cây trước mặt. Tiếng A.K lắc cắc nổ rền, đạn xé lá những cây hoa vàng. Tiếng bụp của một trái hỏa châu vọt lên, tích tắc, mặt người được soi sáng chập chờn. Mặt N. vàng trắng dưới ánh hỏa châu. “không bắn trả,” N. nghiến lời. Tiếng súng A.K tiếp tục nổ, đạn lửa vạch tia sáng bay thẳng về chỗ 7 người lính đang nép người sau các gốc mai rừng. B. 40 nổ sau lưng, trước mặt, bên trái…khói thuốc nổ khét lẹt, có lẽ tiếng động trong lúc len lỏi qua rừng mai đă vô t́nh phát giác vị trí của 74 và những tên địch đang di chuyển lên đối mặt đă nổ súng. Rút qua trái lần xuống trảng tranh, N. nói gấp. Súng nổ rát mặt. L. ḅ ngược lại chỗ N. và P. “tụi nó phía trước.”
“Anh Dũng cho vơ trang lên yểm trợ rút lui.” tiếng L. gọi kêu cứu đanh gọn.“Mục tiêu dành cho B., không thể đưa lên trời bất cứ yêu cầu nào,” tiếng trả lời nhanh như ra lệnh chết, như cạnh lưỡi lê sắc lạnh sắp đưa ngang cổ.
Một tiếng nổ lớn chớp ḷa mắt… miểng đạn phang rào rào, khói TNT cay nồng như ép lồng ngực… L. bị trúng đạn gục xuống; ánh hỏa châu thoáng thoáng soi L. nằm úp, máy truyền tin vỡ tung bốc khói trên lưng. N. b́nh tĩnh giật tấm thẻ bài khỏi cổ L. nhét vào cổ giày trận, đạn vẫn rải như mưa, tiếng ḥ la vang chung quanh “Hàng sống chống chết”.
P. đưa M. đi trước, H.,V.. T và tôi bọc hậu mang thằng L theo. Có ǵ gặp nhau ở Alpha. “Đi”, N. cắm càng ḿn Claymore, giọng hối thúc. H. kéo ống phóng M.72, V. xốc lại túi lựu đạn, T. nạp lại đạn M.79 cận chiến. “Ầmm” ba trái đạn B.40 lần lượt nổ tóe lửa trên đầu, đạn A.K tiếp theo cày dọc mặt đất khô cứng trong mấy mươi giây cắt đội h́nh 74 làm hai. P. và M. nhoài người phía trước, ngộp thở… phía sau lưng N. và T. bật ngược nhưng vẫn cố kéo xác L. theo. Hơi nổ che khuất V. và H. đâu mất !
Tiếng ḿn nổ, tiếng M.16 nổ tràng 3 viên; N. và các bạn đang đánh trả. Tiếng ḿn nổ, tiếng lựu đạn, tiếng M.16 nổ liên thanh nghe cương quyết lẫn trong tiếng A.K, B.40.
4 người lính Viễn thám và xác đồng đội nằm giữa ṿng vây của địch siết dần. Đất rừng đêm cuối năm phủ màu tối đen không nhận chút ánh sáng sao khuếch đại để mở đường máu cho những người lính can trường. Tiếng súng vẫn nổ trong ánh hỏa châu vàng úa.
“Đứng lại, hàng sống chống chết,” những bóng đen lố nhố như dưới đất chui lên trong ánh hỏa châu sôi réo vàng vọt, P. quét gần hết băng đạn về phía trước mặt và kéo ngang M. xuống hố. Cả hai lướt trượt lăn tṛn trên những chồi cây nhỏ, nghe rách sướt ở lưng ở vai ở mặt… đạn địch từ trên văi xuống… Chính lúc đó những tiếng nổ lớn như dây chuyền chạy từ xa đến gần. Ầm ́ mặt đất rung chuyển như đang trong cơn địa chấn, ánh chớp lóe đỏ ḷa như lửa địa ngục phà lên không gian. P. và M. bị hơi nổ vật xuống đất rồi tung lên, vật xuống tung lên.. máu trong người tự ộc ra miệng, ngực tức thở, mắt bị ánh sáng ḷa che phủ… ai có thể đứng nổi trong bán kính tiếng nổ của những quả bom 500 cân rơi xuống từ pháo đài bay B.52.
Toán tiền sát 4/11 nhặt P. và M. gần đường vào mục tiêu của B.52. Hai người lính c̣n thở nằm bất động với tro đen phủ kín, trong khi tất cả những người dự trận đêm qua, đêm 30 Tết, bị bom rải thảm vùi sâu dưới ḷng đất rừng mai vàng Minh Long.
Chuyến bay xác định mức độ tàn phá trên mục tiêu có mặt tư lệnh Sư đoàn. Ông muốn chính mắt nh́n thấy nơi những người lính dưới quyền đă chiến đấu hơn những anh hùng. Trận tử chiến lịch sử ấy đă thu hút lực lượng địch làm mồi sống cho B.52, đă mang lại kết quả ngoài dự liệu dành cho phía Mỹ, nhưng sư đoàn bị tổn thất nặng: toán Viễn thám 74 đă không trở về nguyên vẹn; trong đó có N. đứa con cưng của Trinh sát 2 !
Cánh quạt ồn ào giần giật như chẻ gió phía trên, mắt P. nḥa nước mắt; những ḍng nước mắt vẽ vệt ngắn dài xanh đen như ghi lại những đau đớn tơi tả sau trận đụng độ đẫm máu với quân thù trên ngọn đồi hoa vàng. Chiếc tàu đảo thêm một ṿng, ṿng thứ năm trên mục tiêu tàn rụi. Mặt đất đầy hố bom cách khoảng, những hố bom chạy ngang dọc kéo từ mé đỉnh cao của toán Oregon chạy tỏa ngang rừng hoa vàng và gần đến điểm đứng cũ của 74. Hố bom sâu như những huyệt mả chôn vùi hết những sinh vật trong đường kính tọa độ oanh tạc; chôn vùi những Viễn thám viên anh hùng và những tên địch của Trung đoàn 274 CQBV.
Chẳng c̣n ǵ để thấy, để nhận ra. Cây cối rạp ngă, bụi đất tro xám xịt bay là đà trong nắng trưa héo hon chết chóc. Tai P. chợt thảng thốt nghe như có tiếng N. và đồng đội kêu gọi tên ḿnh vẳng lên từ phía dưới mặt đất lướt nhanh. N. ơi, H. ơi T. ơi … P. nghe ḿnh gọi nghẹn tiếng từng tên đồng đội. “M. nói giùm nó ṿng lại lần nữa,” P. kêu lớn như hoảng hốt. M. quay lưng hét với hoa tiêu trái, h́nh như hoa tiêu Mỹ lắc lắc đầu trong lúc ngón tay đeo găng bay chỉ chỉ vào dẫy đồng hồ phi cụ. “Quay lại ngay. Tao thấy tụi bạn tao phía dưới. Tao không đùa. Ê, đ.m tụi bây muốn chết phải không,” P. nhỏm người quắc mắt vỗ vai hoa tiêu chính đang điều khiển cần lái trong cockpit. M. b́nh tĩnh kéo P. lại ghế ngồi, khẩu CAR-15 va mạnh vào thân ghế như cảnh báo. Mặt tư lệnh như đóng băng. Ok Ok, hoa tiêu chính thở qua VCR, “Tao xuống đây, tao xuống đây… chuẩn bị quan sát.”
Rừng mai đâu c̣n, chỉ là những hố bom sâu hơn huyệt mả thay vào ! Thân người P. mọp nhoài thẳng dây an toàn mong sao nhận được một nhúc nhích nào đó trên mặt bụi tro bị hơi trực thăng hút xoáy. Đó đây, mắt người Viễn thám sống sót c̣n thoáng nhận những gốc mai bật rể nằm dọc ngang trên miệng những hố bom vô t́nh như những cánh tay vẫy chào chiếc tàu lướt nhanh qua. Chẳng c̣n ǵ ngoài những cánh tay khô đen vạch đất chào vĩnh biệt. Nước mắt lại mặn miệng. P. tuyệt vọng ngă người trên thân tàu, tức tưởi, nức nở,“Các bạn ơi sao nỡ bỏ tôi !”
Anh Đức
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.