Người con gái Việt Nam da vàng. Ảnh: thanghanh.com.
Tin Khánh ly có thể về Việt Nam biểu diễn vào dịp cuối năm 2012 đă gây sóng trong ḷng người mộ điệu.
Có thể nói lịch sử cận đại Việt Nam kể từ sau năm 1954 cùng với cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn kéo dài suốt hai mươi năm, đă lấy đi của dân tộc Việt biết bao cơ hội. Hàng triệu sinh mạng,hàng triệu gia đ́nh ly tán, máu, nước mắt, đau khổ đă trở nên băo ḥa. Sự soi dẫn của ư thức hệ chưa thấy đâu, chỉ thấy đau thương thù hận ngút trời mà cho đến hôm nay vết thương vẫn c̣n rỉ máu chưa biết bao giờ sẽ lành. Và trong câu chuyện đó, Khánh ly được ví như người kể lại câu chuyện sử sống động đó xuyên suốt hành tŕnh năm mươi năm. Không hẳn bằng giọng ca thiên phú, mà c̣n ở tư chất rất riêng của chị, mà câu chuyện lịch sử được viết bằng âm nhạc của thiên tài tự nhận ḿnh là "kẻ hát rong" Trịnh công sơn. Những ồn ào của dư luận thông qua sự kiện Khánh ly có thể trở về "nơi bắt đầu" để hát cho đồng bào ḿnh nghe như chính chị thổ lộ qua BBC là điều không có ǵ khó hiểu.
Trở về đất mẹ
Bài viết của tác giả Lê Diễn Đức tại Ba Lan "Khánh Ly biểu diễn tại Việt nam? T́nh tiền và những nghịch lư?" nghe đă không trong sáng, đi kèm các chi tiết chính trị hóa rất lộ liễu khiến gia đ́nh của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn phải lên tiếng. Sau đó là chính Khánh Ly phân bua về cái gọi là sự thích hay không thích chị cũng là lẽ đương nhiên. Sau cùng BBC đă đăng tâm sự của chị "Tôi muốn về nơi bắt đầu" th́ những người hâm mộ chị mới vỡ ̣a khao khát của chị giống như bất cứ người Việt tha hương nào đều muốn trở về đất mẹ, nên nhớ trở về đất mẹ không đồng nghĩa trở về với ư thức hệ cộng sản. Ai cũng biết một thể chế, hôm nay nó sống nhưng không ai dám bảo đảm nó sẽ sống măi, chỉ có đất mẹ Việt và tư tưởng Việt mới là bất tử.
Tôi là người yêu quư và ngưỡng mộ Khánh Ly. Dự định để những ồn ào về chị lắng xuống, sẽ viết ǵ đó để tri ân người ca sỹ, người con gái Việt Nam da vàng đặc biệt này không chỉ cho riêng ḿnh mà c̣n cho bạn bè tôi, những người đă vĩnh viễn bỏ ḿnh trong cuộc chiến, cho các mẹ, các chị các anh, cho dân Việt ḿnh măi phận long đong một câu cám ơn thầm kín.
Những người hát rong kể lại số phận quê hương. Ảnh: yume.
Âm nhạc và chính trị
Tôi đă kiên nhẫn đọc một lần, vài lần cho hết bài viết của anh Lê Diễn Đức, được cho là bài viết đầu tiên về đề tài Khánh Ly có thể về nước biểu diễn. Tôi khẳng định không quen biết và không hề có thông tin ǵ về anh Đức để cho cảm nhận của ḿnh nó công tâm. Anh ấy viết về một Khánh Ly đă phải bỏ miền bắc vào nam năm 1954 và Khánh ly vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng lịch sử của cuộc nội chiến tàn khốc suốt 20 năm và sau chót một lần nữa chị lại phải khăn gói bỏ xứ ra đi và trong một lần cao hứng chị nói: "Tôi chỉ trở về Việt Nam khi không c̣n chế độ cộng sản". Và chị là ca sỹ thành danh, chính v́ thế Khánh Ly không nên về làm ǵ để giữ thanh danh ...
Vâng, tôi biết vết thương của cả triệu người phải bỏ xứ ra đi và cả không ít những người c̣n lại sẽ chẳng bao giờ lành trừ khi cái ư thức hệ mà v́ nó họ phải dứt áo ra đi vẫn c̣n ngồi đó và khi bà phó chủ tịch Nguyễn Thị Doan vẫn leo lẻo như một con vẹt: "dân chủ của ta vẫn gấp mười lần dân chủ tư bản". Khi thế giới đă bước sang thế kỉ 21 cả chục năm trời th́ câu nói xanh rờn của Khánh Ly cũng c̣n dịu dàng lắm nhất là khi chị là một ca sỹ có nhiều xúc cảm.
Tuy vậy, tôi phản đối mang chuyện đời tư Khánh Ly để gắn vào mục đích chính trị thái quá sẽ chẳng làm vết thương mau lành hơn. Ở đây tôi chỉ nói đến những người nghiêm túc như anh Đức, c̣n hạng văn nô nhiều vô kể ở một vài tờ báo trong nước th́ không chấp làm ǵ. Ai cũng biết đời tư của con người là chuyên riêng tư, người ta chỉ ghi nhận những ǵ con người cống hiến chứ đánh đồng bới móc đời tư để hạ thấp không phải là công thức tích cực nếu không muốn nói đó là đ̣n bóng của kẻ cơ hội.
Tôi xin lỗi anh Lê Diễn Đức nhưng cái cách mà anh mang Khánh Ly ra để gắn vào mục đích chính trị thái quá sẽ chẳng có tác dụng nhiều và cả khi anh, nếu là một thuyền nhân v́ căm thù quá mà cố gán cho Khánh Ly là sản phẩm của riêng miền nam th́ anh hơi chủ quan và có tội với rất nhiều người hâm mộ Khánh Ly ngoài bắc. Cái cách mà anh ngầm cho rằng Khánh ly là của riêng miền nam trong suốt 20 năm và rằng sông bến Hải đă ngăn cách người miền bắc cuồng tín để được nghe, được thưởng thức giọng ca huyền thoại Khánh ly qua tiết nhạc Trịnh công sơn có khi ào ạt như băo tố, khi th́ dậy lửa yêu thương là một cách hiểu có phần nông cạn về hàng ngàn năm nhân sĩ bắc hà anh Đức ạ. Văn hóa thông qua âm nhạc luôn biết cách vượt tường lửa theo cách riêng của nó.
Khánh Ly vẫn đau đáu trong ḷng ngày về đất mẹ. Ảnh: VNE.
Hàng triệu trái tim chờ mong
Trở về với thông tin Khánh ly có thể về Việt Nam biểu diễn, tôi cho rằng có cả triệu người từ Nam chí Bắc kể cả những người vui mừng ra mặt lẫn làn sóng ngầm mạnh mẽ hân hoan đón chị, mong được chiêm ngưỡng thần tượng của ḿnh bằng da bằng thịt, bằng giọng hát liêu trai, bằng sức nặng có khi c̣n mạnh hơn cả bom nguyên tử trước khi quá muộn. Khi chị c̣n có thể hát, khi có thể c̣n có cơ hội lần nữa đóng đinh huyền thoại “Người con gái Việt nam da vàng”, bất chấp sự hai mặt của chính trị, sự lạm dụng trơ chẽn của ai đó muốn chính trị hóa văn hóa trong ḷng dân tộc.
Để thay cho đoạn kết, tôi sẽ kể một câu chuyện nhỏ của tôi mong muốn có phép thần đến được chị Khánh Ly và đó là mong muốn tột cùng của một hạt cát Việt bé nhỏ thông qua vận nước tri ân chị. Vào những năm cuối thập kỉ 60 thế kỉ trước khi chiến tranh leo thang đến đỉnh điểm, chúng tôi chỉ là những cô cậu bé học lớp 3 lớp 4. Hàng ngày chúng tôi luôn phải chứng kiến những đoàn quân, những anh chị, bố mẹ, cô bác của chúng tôi ngậm ngùi tạm biệt vợ con gia đ́nh nam tiến mà không mong ngày trở lại. Trong những căn hầm sơ sài thoảng tiếng bom rền, những bà mẹ trẻ, những người vợ, người chị vẫn thầm lặng áp tai lắng nghe qua những chiếc đài ga len tự tạo chương tŕnh “sinh bắc, tử nam” của đài phát thanh Sài G̣n,thống kê ngày càng dài tên tuổi, quê quán những tử sĩ sinh ở miền bắc và chết ở miền nam, thầm mong chồng con người yêu, người thân không có tên trong danh sách đó.
Trong đống đổ nát kia biết bao nhiêu người đă nằm xuống hoặc đang chờ chết. Ảnh: Vietbao.
Ư thức hệ là nỗi chết
Chiến tranh sinh, ly, tử biệt đă khiến con người có thể vượt qua mọi sự sợ hăi và mọi sự cấm đoán hóa thành vô nghĩa. Trong lúc nghỉ giữa hai bản tin, giọng ca Khánh ly vang lên với những t́nh khúc da vàng cuồn cuộn như băo tố của Trịnh Công Sơn đă len lỏi vào hồn những đứa trẻ chúng tôi đang nằm chờ chết, khát vọng sống, khát vọng ḥa b́nh. Và những năm 73-74 “Sơn ca số 7” với những t́nh khúc dậy lửa yêu thương một lần nữa thấm đẫm ngập hồn những đứa trẻ đói khát khi vừa chớm biết yêu thương. Bom cứ nổ, đạn cứ rơi, chúng tôi dần h́nh thành nhân cách sống như máu, như thịt rồi đây sẽ đi suốt cuộc đời và biết hai ư thức hệ chỉ là nỗi chết,chẳng có ǵ là vinh quang hết.
Ḥa b́nh chẳng được bao lâu, chiến tranh hai đầu đất nước lại bùng nổ. Lại những ḍng người ly tán, những thuyền nhân bất chấp mạng sống bỏ nước ra đi, cả những người Việt gốc hoa hốt hoảng kéo nhau về cố quốc bỏ mặc phố mặc phường, nơi đă nhiều đời trở thành quê hương của họ. Một lần nữa những chàng trai, cô gái trẻ lại lên đường chia đôi nửa nam, nửa bắc, theo tiếng gọi vận nước thịnh suy thất, phu hữu trách”. Lịch sử luôn cuốn theo ḍng chảy và những người lính trẻ chúng tôi lại chia đôi che chắn quân thù phía nam,phía bắc, vẫn hát vang những bài ca cuồn cuộn sóng của Trịnh Công Sơn được dẫn dắt qua âm hưởng Khánh Ly quần thảo giằng giật từng gốc cây, ngọn cỏ, từng tấc đất của tổ quốc. Rất nhiều bạn bè tôi đă vĩnh viễn nằm lại. Những người c̣n sống sót, may mắn trở về th́ vẫn luôn tâm niệm phút giây mầu nhiệm như một phép thần phải chăng Khánh Ly cùng Trịnh Công Sơn đă cứu sống chúng tôi, đă cứu rỗi linh hồn những người bạn của tôi đă nằm xuống.
Cảm ơn chị Khánh Ly và mong lắm ngày về hát cho đồng bào ḿnh nghe của chị. Cầu chúc cho chị mạnh khỏe, chân cứng đá mềm, bất chấp những thị phi của ḍng đời vốn dĩ không hoàn hảo.
“Lại gần, lại gần với nhau
Ngồi gần bên nhau
Ngồi kề bên nhau
Từng hàng thương đau
Trên cây u sầu
Hạt rụng cho anh
Để lại cho em
Từ ngày mang tên
Sao c̣n buồn, sao c̣n buồn
Sao c̣n thù hận
Tủi phận núi sông.”
bạn đọc Trần Đại Tài
Theo vietinfo.eu