Trong kư ức tuổi thơ tôi, cơm rượu lúc nào cũng tạo cảm giác quyến rũ. Nó không gây say mà chỉ lâng lâng khoái cảm. Cảm giác đó có được khi má tôi giở chiếc khăn đậy vịm, múc một chén nhỏ cơm rượu biểu tôi ăn. Tôi khoan khoái múc từng muỗng nhỏ chừng nửa viên cơm rượu, ăn nhín nhín v́ sợ hết. Sau này tôi mới biết lâu lâu má làm một vịm cơm rượu để cả nhà cùng ăn cho vui.
Hồi đó, ở miệt thôn dă Nam bộ làm ǵ có gánh hàng rong hoặc “ghe thương hồ” bán quà vặt như bây giờ, nên mạnh nhà nào nấy làm bánh trái, trong đó có cơm rượu, để ăn. V́ vậy mà bất cứ người con gái nào ở miệt vườn Đồng bằng sông Cửu Long này, trong đó có má tôi, cũng đều thuần thục bốn đức được gọi là “công, dung, ngôn, hạnh”. Trong kư ức sâu thẳm, tôi nhớ má tôi đă mất khá nhiều công sức để có chén cơm rượu nhỏ cho tôi ăn vào những sáng sớm, khi bụng đói.
Thau cơm rượu bán tại chợ Châu Đốc (An Giang).
Để làm cơm rượu, má tôi dùng nếp rặt vo sạch, để ráo rồi nấu như nấu cơm. Cơm nếp chín, má tôi bới đều ra mâm. Khi xôi đă bớt nóng, má tôi rắc đều men đâm mịn lên mặt rồi dùng đũa bếp trộn cho xôi thật đều. Sau đó má tôi nhúng tay vào chén nước muối rồi ṿ từng viên nhỏ cỡ đầu ngón tay cái, đặt lên lớp lá chuối xanh tươi phủ đều mặt nia. Xong xuôi má tôi rải đều số nước muối c̣n lại lên mặt, phủ lớp lá chuối rồi đậy tấm vải trắng dầy lên, để yên trong xó bếp, nơi nóng hầm hập.
Ba bốn ngày sau, má tôi giở tấm khăn trắng ra, tôi thấy những viên cơm nếp phủ đều một lớp lông tơ màu vàng đẹp mắt, gọi là “meo”. Má tôi dùng đũa gắp từng viên ấy sắp vào trong vịm, chan nước đường vào, đậy kín lại. Mấy ngày sau vịm cơm rượu tỏa một mùi nồng nồng cay cay dễ chịu, vậy là cả nhà tôi có dịp thưởng thức lai rai món ăn dân dă này.
Tôi vẫn nhớ những buổi sáng sớm, khi mới thức dậy, má tôi múc một chén nhỏ cơm rượu biểu tôi ăn. Bụng đói, tôi mê mải múc từng viên cơm rượu nhai ngon lành. Cái vị cay ngọt của nó kích thích dịch vị tôi, càng ăn càng khoái thích. Sau này, tôi mới biết, bài thuốc xổ lăi dân gian này quả thật vô cùng thú vị với lũ trẻ chúng tôi.
Nhưng tôi đâu chỉ ăn cơm rượu vào mỗi việc đó. Những buổi trưa ngủ một giấc đă đời thức dậy, “buồn miệng” tôi múc một chén cơm rượu ngồi ăn bên hiên nhà. Gió từ ḍng sông thổi lay lắt hàng cây lả ngọn, lùa vào người tôi, sảng khoái. Nhưng ăn như vậy chưa đă, người ta c̣n bày cho tôi ăn cơm rượu chung với xôi ṿ. Cả hai thứ nếp hóa thân này tương hợp với nhau vô cùng tận, đem lại cho tôi sự thỏa măn khi ăn, chưa món nào có được.
Tôi c̣n nhớ, những khi làm cơm rượu, má tôi thường chắt một ít nước để dành. Rồi sau đó bà mới dùng chúng làm thành từng chiếc bánh ḅ, ăn cũng hấp dẫn không kém.
Ngẫm lại, cũng như nhiều món “ăn chơi” khác ở miền Tây Nam bộ, cơm rượu chỉ dùng để ăn cho đỡ “buồn miệng”, chớ không ai ăn lấy no bao giờ. Cho nên, chưa bao giờ thấy ai say v́ ăn cái thứ thực phẩm dậy men này. Và tôi thầm nghĩ, phương Tây, trước bữa ăn người ta thường được cho uống ly rượu khai vị. Tại sao trước bữa ăn của ta không ai lại cho khách ăn một chén cơm rượu để “lấy đà” cái hồn quê chân chất?
Theo CÚC TẦN (Hậu Giang Online)