- Cô gái miền sông nước Vĩnh Long ấy tên là Thúy An, đă theo chồng, anh Jarmo Uimonen, về làm dâu tận Phần Lan. An đang ở nhà nuôi con nhỏ 2 tháng tuổi nhưng vẫn muốn góp sức lực của ḿnh cho dự định vượt 20.000 km về thăm quê vợ của ông xă thêm phần thành công.
Cô gái nghèo giàu nghị lực
Thúy An kể, gia đ́nh cô nghèo lắm. Bố mẹ ở nhà chỉ đi bắt ốc, chăn vịt, thả lưới bắt cá. Năm 1999, tṛn 15 tuổi. An nghỉ học, một ḿnh bắt xe lên TP.HCM kiếm việc. Việc đầu tiên là trông em bé 2 tháng tuổi cho một người họ hàng.
Sáng nào An cũng được cô cho 5000 đồng để ăn sáng, nhưng An giữ lại, cộng với tiền lương 2 tháng đầu tiên, An đủ tiền mua một chiếc xe đạp. Đó là lúc An xin chú cho ḿnh t́m thêm việc vào buổi đêm.
“Một ḿnh đạp xe khắp khu vực lân cận và thành phố, em không dám vào các cửa hàng treo biển tuyển nhân viên v́ lúc đó trông em c̣n quê lắm, bé xíu. Em t́m đến các quán cơm xin làm chân rửa bát, nhưng họ cũng không dám nhận v́ chưa đủ tuổi, v́ quá bé.
Em đi ḷng ṿng măi. Đi thế mới biết hóa ra có đường một chiều. Thấy sao người đi ngược ḿnh đông quá xá, không có ai đi giống ḿnh. Đi măi em vẫn không t́m được việc ǵ cho tới khi gần nhà có mở một quán bar Number One. Em nhờ chú xin cho vào làm việc, chân phục vụ, từ 6h tối đến 3h sáng.
Thúy An bên chồng - anh Jarmo Uimonen
Hồi đó em c̣n chưa biết trang điểm, nhưng khi họ phỏng vấn hỏi có biết trang điểm không, em nghĩ ngay là họ cần nên em trả lời bừa là ḿnh biết dù không hề biết đó là ǵ. Chắc ông ấy biết em chưa trang điểm bao giờ nên bảo em là con gái không cần trang điểm ḷe loẹt, nhưng vẫn phải biết trang điểm một tí cho tươi tắn.
Rồi ông ấy nh́n em và nói chưa đủ tuổi đi làm, không kư hợp đồng lao động, em đành nói dối là ba đi làm xa, làm giấy khai sinh chậm chứ đủ 18 tuổi rồi. Thấy em quyết tâm xin việc, ông ấy cho làm chân nhân viên rửa li, tách dưới bếp.
Sau một thời gian, em được đưa lên làm phục vụ. Lúc này có thêm tí thu nhập từ tiền tip. Thời gian sau nữa, thấy em hiền lành, lanh lẹ, anh quản lư lại đưa lên làm trợ lí. Nhưng lúc này, việc đi về khuya, 3h sáng, khá nguy hiểm, lại phải mặc váy ngắn, nên người chú không thích.
Có lần, em về, cùng lúc có tiếng xe ô tô rú lên, chú đóng cửa không cho vào nhà v́ nghĩ có trai theo, đuổi ra ngoài. Cũng có không ít lần bị mấy kẻ lưu manh đuổi theo, nên em quyết định nghỉ làm ở quán bar, chuyển sang nghề làm tóc và xin ra ở riêng” – An ngậm ngùi kể lại cuộc sống cơ cực của ḿnh.
Thời gian tiếp theo mới là lúc An đối mặt với khó khăn, khi ở trọ cùng với d́ ruột, cùng làm tóc. Công việc thất thường, thu nhập không ổn định, có lúc hai d́ cháu trong người không có lấy một xu dính túi.
Cả hai ngồi bóc quyển album được ghép bằng những tờ 200 đồng mà ngày lên TP.HCM, cô bạn thân tặng, để lấy 1000 đ mua gói ḿ tôm ăn qua bữa.
An làm đủ mọi nghề, từ trông trẻ, rửa bát, nhân viên quán bar cho tới làm tóc, đi bán mĩ phẩm, làm sàn vàng… Cho tới khi An xin được việc ở công ty mỹ phẩm chuyên kinh doanh qua mạng Oriflame, An thức từ 2h sáng xếp hàng đến 9h để chờ công ty mở cửa rồi chen lấn bắt số mua hàng.
Có hàng mang đi bán đến 11h đêm. Những ngày cuối tuần, An lang thang khắp các tỉnh t́m khách hàng để phát triển công việc kinh doanh.
Vất vả là thế, An quyết tâm học tiếng Anh để thay đổi số phận của ḿnh. Chính nhờ quyết định này đă dẫn An gặp một du khách yêu Việt Nam, đang t́m hiểu về Việt Nam để đi du lịch. Đó cũng là người bạn đời của An sau này.
Mối t́nh xuyên biên giới
Gia đ́nh hạnh phúc của Thúy An
An kể: “Hồi đó, em điên cuồng tự học tiếng Anh bằng mọi cách. Em mua sách và băng cattset để đầu giường, cứ thế nghe cho tới lúc ngủ thiếp đi. Em lên mạng chat với người nước ngoài, kể rất rơ ḿnh đang cần học tiếng Anh. Em bắt quen với những ai có thể nói tiếng Anh để tṛ chuyện.
Một lần lên mạng chat, em gặp một người nước ngoài đang t́m hiểu về Việt Nam. Ổng hỏi em rất nhiều về Việt Nam, và em lại có cơ hội học tiếng Anh miễn phí nên hai người chat với nhau thường xuyên.
Sau đó hai người khoe h́nh của nhau trên mạng. Có lẽ v́ tấm h́nh đó nên ổng “lú”, quyết định sang Việt Nam du lịch và t́m em. Lúc đó em cũng có người yêu rồi nên không để ư lắm. Cho tới một ngày, sau lần chat cuối cùng 2 tháng, em nhận được cú điện thoại lạ…”
Cú điện thoại lạ đến lúc nửa đêm, An dập máy đánh rụp, tắt máy không nghe, ôm gối ngủ tiếp. Sáng ra, An nhận được một tin nhắn của Jarmo Uimonen báo tin đang ở Việt Nam, muốn gặp An. An lười gặp, bốc máy gọi, bảo đang đi công tác xa, tuần sau mới về. Jarmo Uimonen lùi lịch về nước, chờ gặp An.
“Thú thật là em không ấn tượng lắm. T́nh cảm lúc đó chỉ dành ở mức bạn bè, dù nh́n ngoài đời ảnh ấy trông cũng được. Sinh nhật của em, ảnh cứ lên mạng online chờ để hát mừng sinh nhật nhưng em th́ mải mê với bạn bè đâu nghĩ ǵ. Sau đó, ảnh nhắn tin xin địa chỉ gửi quà.
Mấy hôm sau, anh nhắn tin hỏi nhận quà của ảnh gửi chưa, em trả lời là đâu thấy ǵ? Đúng lúc đó ảnh xô cửa vào, hát mừng sinh nhật và 2 tay dâng gói quà tặng em. Lúc đó, em và nhỏ bạn la toáng lên, như có ma.
30 phút sau em mới lấy lại b́nh tĩnh. Đó cũng là lần gặp thứ 2 và là lần em cảm thấy ḿnh bắt đầu nghĩ về ảnh ấy” - Thúy An cười gịn giă kể lại.
Với An, Jarmo Uimonen cũng như đàn ông châu Á, không bày tỏ t́nh cảm công khai, không nắm tay, không hôn ngoài đường như… Tây mà An vẫn nghĩ. C̣n Jarmo Uimonen, anh càng bất ngờ hơn trước sự chăm sóc hồn nhiên của An:
“Trong cặp em lúc nào cũng có đồ móng tay. Em cắt dùm móng tay cho ổng, ổng bất ngờ. Ḿnh nghĩ b́nh thường, ổng th́ bất ngờ v́ con gái bên kia không giúp chồng như vậy. Ăn uống ḿnh đều muốn chăm sóc kỹ.
Mỗi lần ổng muốn uống nước, bia, hay ăn ǵ, em muốn lấy cho ổng ăn, ổng bảo anh tự lấy được. Ḿnh th́ thích chăm sóc như thế, nhưng ổng không chịu. Vợ chồng bên này ngang hàng lắm”. Những chuyến du lịch cùng người yêu đă khiến An và Jarmo Uimonen đi đến quyết định sẽ tổ chức đám cưới trong chùa.
Người đàn ông phương Tây yêu Bác Hồ, mê Phật
Jarmo Uimonen yêu thích văn hóa phương Đông; thích sự kính trọng mà con cái dành cho bố mẹ, người lớn tuổi; thích sự dịu dàng và đảm đang của người con gái Việt Nam… Chính v́ vậy, khi sinh con gái đầu ḷng, Jarmo Uimonen rất thích An dạy con ḿnh theo lối sống người Việt, biết kính trên nhường dưới, biết nội trợ đảm đang.
Ngoài ra, Jarmo Uimonen c̣n có một sở thích là sưu tầm tượng Bác Hồ và tượng Phật. An kể, đi đâu Jarmo Uimonen cũng mua tượng Bác và tượng Phật.
Có nhà ở Việt Nam, đâu đâu, Jarmo Uimonen cũng để tượng ảnh Bác Hồ, Phật. Tự tay Jarmo Uimonen mua h́nh, thỉnh ảnh Bác, tượng Phật về. Jarmo Uimonen c̣n mua về tặng bạn bè, mẹ và trang trí cả bên nhà ở Phần Lan.
Trong cuộc sống, Jarmo Uimonen cũng theo nhiều triết lí nhà Phật để đối nhân xử thế. Lễ cưới, Jarmo Uimonen thực hiện đúng các nghi lễ Việt Nam. Cũng mặc áo dài khăn đóng, cũng bê mâm quả, cũng ăn hỏi, xe hoa, rước dâu theo đúng nghi lễ.
Đặc biệt, Jarmo Uimonen cùng vợ c̣n tổ chức lễ hằng thuận trong chùa. Hai vợ chồng làm lễ, tụng kinh, có thầy chứng giám, giảng cho ḿnh nghe đạo vợ chồng, đạo hiếu, rằng lấy chồng phải theo chồng, văn hóa khác nhau nhưng phải tôn trọng lẫn nhau. An ngồi giữa dịch cho ông xă lẫn mẹ chồng. Cả hai đều tỏ ra rất thích thú.
Nhưng có một điều đặc biệt trong đám cưới làm An bất ngờ. Jarmo Uimonen nắm tay An, đứng trước tượng Phật và nói:
“Cưới nhau nhưng không được ràng buộc nhau. Thỉnh thoảng anh phải đi bạn bè, em cũng có thể tự đi với bạn bè. Đừng lúc nào cũng ở bên nhau. Đi xa mới nhớ nhau nhiều hơn, ở bên nhau nhiều cũng chán”.
Chính v́ thế, khi cưới nhau rồi theo chồng về nước, An mới dần hiểu câu nói của chồng. Niềm đam mê bóng đá nên có khi Jarmo Uimonen cùng bạn bay sang Anh, Đức xem bóng đá vài ngày; có khi đi câu cá hồi, đi du lịch.
Jarmo Uimonen sợ mùa đông lạnh giá ở Phần Lan nên hầu hết thời gian đó, anh rong ruổi khắp nơi. Không ít lần An khóc tu tu, khi mới sinh con nhỏ, khi chồng đi làm xa… nhưng cô vẫn tôn trọng sở thích của chồng.
Chuyến đi du lịch từ Phần Lan về Việt Nam lần này của ông xă, đi qua 22 nước bằng xe ô tô, vượt chặng đường hơn 20.000 km, dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 10 và dừng chân tại Việt Nam đúng ngày Noel.
An đă tự ḿnh gửi mail đến các doanh nghiệp trong nước để xin tài trợ cho chồng. An cho biết, đi qua mỗi nước, Jarmo Uimonen sẽ dừng chân ở những điểm du lịch nổi tiếng, nhờ người dân địa phương vẽ lá cờ của nước đó lên xe của ḿnh, như là kỉ niệm của chuyến đi.
Chính v́ vậy, việc đăng logo quảng bá cho doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài, hoặc các địa danh du lịch nổi tiếng sẽ rất hiệu quả.
Chuyến đi từ Phần Lan sang Nam Phi xem bóng đá lần trước, cũng là chuyến rong ruổi trên ô tô dài hơn 20.000 km của Jarmo Uimonen, đă được NOKIA và các ngân hàng lớn của Phần Lan tài trợ. An tin rằng, h́nh thức quảng bá này hoàn toàn có hiệu quả cao mà các doanh nghiệp Việt Nam không nên bỏ qua.
Chưa dừng lại, cô và chồng vẫn đang thực hiện chương tŕnh du lịch miệt vườn ở vùng quê ḿnh, thành lập website quảng bá, mong một ngày Việt Nam được biết đến nhiều hơn trong mắt bạn bè năm châu.
Hứa Bích
theo PNTD