Làng biệt động Nam Đào là nỗi khiếp sợ đến kinh hoàng của quân đội Mỹ tại Sài G̣n.
Nói đến làng Nam Đào, không thể không nhắc về lịch sử của làng Đào ở Nam Định. Làng Đào c̣n có tên gọi khác là làng Dầu. Vào năm 1239, nhà Trần chọn làng Tức Mặc (nay thuộc thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định) làm trung tâm của phủ Thiên Trường từng được mệnh danh là kinh đô thứ 2 của nhà Trần. Từ đó có nhiều người của ḍng họ Trần đến cư trú tại đây và h́nh thành nên làng Đào. Cho đến nay, cả làng chỉ có một ḍng họ Trần.
Làng Nam Đào trong ngày chào đón lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam.
Người khai sinh làng biệt động
Gia phả của ḍng họ Trần c̣n ghi lại 12 đời nối dơi, mở mang, trấn giữ vùng đất này. Tương truyền, làng có ông Trần Quốc Thắng, từng giữ chức Đô tướng quân. Làng Đào từng có 3 người đỗ cử nhân, một người đỗ giải nguyên, năm người đỗ tú tài. Truyền thống của một ḍng tộc với ḍng dơi đế vương, góp phần nuôi dưỡng và h́nh thành ḷng nhân nghĩa và yêu nước của con cháu họ Trần trong làng.
Làng Nam Đào ra đời từ ư tưởng của cụ Trần Đ́nh Thọ. Theo ông Trần Nhương, một chiến sĩ biệt động Sài G̣n cho biết, cụ Thọ từng làm thợ ở nhà máy đèn Hải Pḥng. Sau đó, cụ chuyển qua làm ở xưởng đóng tàu, rồi thợ bánh trên tàu Tourvillve 5 sao của Pháp. Cụ là người yêu nước, từng có liên hệ với những nhà yêu nước như cụ Khánh Kư, ông Nguyễn Thâm Chi. Bản thân cụ cũng từng thành lập nên Hội yêu nước, quy tụ những người Việt Nam yêu nước tại nơi làm việc.
Thời Pháp thuộc, cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó. Một số người họ Trần của làng Đào quyết định ra đi. Nhờ làm ở trên tàu, cụ Trần Đ́nh Thọ đưa một số con cháu và bà con ở làng Đào xuống tàu vào Nam, với danh nghĩa là thợ làm bánh ḿ trên tàu.
Khi vào tới Sài G̣n, cụ nghĩ ra cách nói với đầu bếp trên tàu rằng đám thợ làm bánh ḿ này lười nhác, cần phải đuổi hết xuống tàu. Vậy là những người họ Trần đặt chân tới đất Sài G̣n vào năm 1907. Trước khi để con cháu trong họ xuống tàu, cụ Thọ c̣n dặn ḍ mọi người vào đó lo làm ăn, quần tụ vào một chỗ để nương tựa vào nhau mà sống.
Nghe lời cụ, những người con làng Đào t́m mua đất, lập nên làng Nam Đào tại vùng đất rộng người thưa thuộc quận 2, TP.HCM bây giờ.
Cụ Trần Đ́nh Thọ.
Truyền thống cách mạng của ḍng họ
Không phải chờ đến thời kháng chiến chống Mỹ, con cháu họ Trần làng Nam Đào mới trở thành một cơ sở của cách mạng. Nơi đây, chính trong những năm tháng chống Pháp, từng là nơi nuôi giấu chiến sĩ cách mạng và có không ít người tham gia hoạt động cách mạng. Như gia đ́nh ông Trần Hứa, nuôi đồng chí Trần Huy Liệu, gia đ́nh ông Trần Da, nuôi đồng chí Nguyễn Oanh, …
Con cháu họ Trần làng Nam Đào một ḷng hướng theo Đảng và Bác Hồ. Làng Nam Đào có một người con vinh dự được Bác Hồ kết nạp vào Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Đó là ông Đào Nhật Vinh, con nuôi của cụ Trần Đ́nh Thọ, là người từng được sống và làm việc cạnh Bác Hồ.
Mới đây, chính ông Trần Nhương đă mang một số tấm ảnh quư về Bác Hồ những ngày sinh sống tại Pháp mà một số gia đ́nh bà con trong ḍng họ c̣n lưu giữ trao tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội.
Ông Vinh quê ở Nam Định. Thời thanh niên, ông từng sống trên tàu và tham gia vào hội yêu nước của cụ Thọ. Quư mến người thanh niên trẻ giàu nhiệt huyết với Tổ quốc, cụ Thọ nhận ông Vinh làm con nuôi. Chính trong những ngày lênh đênh theo các con tàu trên biển, ông Vinh đă may mắn được gặp Bác Hồ trên chiếc tàu Li-ge từ Achentina về Dakar (nay là thủ đô của Senegal).
Chính lần gặp gỡ đó đă khiến ông Vinh thêm cảm phục và yêu mến người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Sau đó, ông Vinh được Bác kết nạp vào Hội những người Việt Nam yêu nước, tham gia hoạt động trong nhóm thủy thủ.
Sau này, khi Nguyễn Ái Quốc thành lập một số tờ báo tại Pháp, ông Vinh là người chuyển báo đi các nước và về Việt Nam, với sự giúp đỡ của cụ Trần Đ́nh Thọ, lúc đó là người phụ trách sản xuất bánh ḿ trên tàu Li-ge.
Ông Trần Đ́nh Nhung, chủ tiệm may Phước Hùng, là con ông Trần Đ́nh Nhâm, cháu nội của cụ Trần Đ́nh Thọ. Cả gia đ́nh, anh em ông Nhung đều tham gia cách mạng. Thời chống Pháp, ông Nhung là cơ sở quân báo trong hệ thống tổ chức của đồng chí La Văn Liếm.
Căn nhà của ông là nơi liên lạc của tổ chức này. Lúc đó ông Nhung làm trinh sát quân báo, sưu tầm tài liệu, nắm quy luật, quân số của địch. Ông cũng là người cung cấp quân trang, quân dụng, giấy tờ, con dấu cho những chiến sĩ hoạt động ở nội thành.
Ông Trần Văn Mỹ, là người đầu tiên của ḍng họ tham gia biệt động kể lại rằng: “Ḍng họ Trần chúng tôi vào Nam từ thời Pháp thuộc, lúc đó cả làng chủ yếu sống bằng nghề thủ công như nghề đóng giày, nghề may, hoặc buôn bán nhỏ.
Ngay từ thời ấy, khi c̣n là một cậu bé, tôi đă từng tham gia rải truyền đơn cùng các bác, các chú lớn tuổi trong làng. Chính nhờ những truyền thống yêu nước này mà việc xây dựng làng Nam Đào thành một cơ sở của biệt động diễn ra khá thuận lợi và được mọi người hết ḷng ủng hộ”.
Xây dựng làng biệt động
Người đầu tiên của ḍng họ tham gia biệt động là ông Trần Văn Mỹ. Nhưng người có công trong việc xây dựng làng Nam Đào thành cơ sở biệt động th́ phải kể đến ông Trần Nhương. Sau một thời gian tham gia ở các phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên rồi đến chiến khu của vùng giải phóng ở G̣ Công, tỉnh Tiền Giang, ông Nhương bị an ninh theo dơi.
Ông trở về Sài G̣n liên hệ với ông Trần Văn Mỹ, lúc này đă là một chiến sĩ biệt động Sài G̣n. Ông Nhương được nhận vào đơn vị biệt động của ông Ngô Thanh Vân (bí danh Ba Đen). Nhận chỉ thị của ông Ba Đen, cùng với ông Trần Văn Mỹ, ông Nhương trở về làng, t́m cách móc nối với bà con trong họ, xây dựng họ thành cơ sở của biệt động.
Sau khi xây dựng được một số đầu mối, ông Nhương chuyển qua nhận nhiệm vụ khác. Công việc xây dựng cơ sở sau đó là do ông Hai Trí (tức Nguyễn Văn Trí) đảm nhiệm. Từ những đầu mối của ông Nhương, ông Hai Trí về làng Nam Đào củng cố và phát triển thêm một số cơ sở làm nơi phát triển tài chính nuôi quân, trụ sở liên lạc, che giấu cán bộ, vũ khí của cách mạng phục vụ cho các trận đánh của biệt động Sài G̣n.
Ông Nhương cho biết: “Những năm 1963 - 1968, khu vực đ́nh và nghĩa trang Nam Đào là nơi hội họp của các cơ sở cách mạng làng Nam Đào. Đây cũng là địa điểm để họ quyên góp tiền bạc, thuốc men, quần áo cho cách mạng. Khu vực này cũng từng là nơi ông Ba Đen và ông Hai Trí đến bàn kế hoạch trận đánh ṭa đại sứ Mỹ năm Mậu Thân 1968.
Năm Mậu thân 1968, ông Nguyễn Văn Trí, nguyên là chính trị viên đơn vị bảo đảm J9-A20, quân khu Sài G̣n - Gia Định, cùng với ông Tư Tăng (tức Nguyễn Văn Tăng) về làng Nam Đào.
Theo kế hoạch họ sẽ chuyển vũ khí về giấu trong những khu mộ giả ở nghĩa trang của làng Nam Đào. Nhưng việc không thành. Vào đợt hai Tết Mậu Thân, do bị lộ, hầu hết các cơ sở của làng Nam Đào đều bị bắt. Sau đó, nhờ ông Trần Đ́nh Nhung lo lót nên họ mới được thả ra.
Đầu năm 1969, ông Ba Bảo (tức Trần Chích), một người con của ḍng họ Trần, một chiến sĩ biệt động Sài G̣n và ông Hai Trí bị địch bắt. Những cơ sở biệt động ở đây giao lại cho ông Tư Tăng. Năm 1972, ông Ba Bảo được thả, lại tiếp tục cùng ông Tư Tăng bí mật xây dựng cơ sở và hoạt động.
Năm 1973, ông Hai Trí được thả tự do. Sau đó, đơn vị chiến đấu B12 được thành lập, do ông Dương Long Sang làm chỉ huy trưởng, ông Hai Trí làm chỉ huy phó. Suốt từ đó cho đến ngày thống nhất, 30/04/1975, nhân dân làng Nam Đào vẫn tiếp tục ủng hộ lương thực, thực phẩm cho đơn vị B12.
Sau ngày đất nước thống nhất, con cháu họ Trần làng Nam Đào không c̣n ở làng cũ mà sinh sống rải rác tại các quận ở TP.HCM. Dấu tích của ngôi đ́nh và nghĩa trang Nam Đào cũng không c̣n nữa. Nơi đây giờ là cơ sở củamột trường học khang trang. Làng Nam Đào giờ chỉ c̣n là cái tên quen thuộc với nhiều người lớn tuổi sống tại khu vực phường B́nh Trưng Tây, và trong nỗi nhớ của con cháu họ Trần.
Theo Người Đưa Tin