Theo một báo cáo của Northrop Grumman, cùng với Mỹ, Trung Quốc sở hữu chiến lược khá đầy đủ cho cuộc chiến trong không gian điều khiển học.
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống thường nhật của con người, không loại trừ những người lính. Xuất hiện từ những năm 1990, những đơn vị lính đặc biệt được thành lập với mục đích theo dơi các thông tin trên. Dù vậy, tới nay, mới chỉ có một số nước có những đơn vị lính như vậy, trong đó có Mỹ và Trung Quốc.
Nắm được những xu hướng phát triển chủ đạo của công nghệ thông tin, từ năm 2002, giới lănh đạo Trung Quốc xác lập kế hoạch quân sự chiến lược quốc gia tương ứng. Quân đội Trung Quốc thành lập Tổng cục 3 và 4 - những đơn vị có nhiệm vụ theo dơi thông tin qua mạng.
Tổng cục 3 chịu trách nhiệm thu thập thông tin gián điệp bằng cách “nghe lén” các kênh vô tuyến cũng như những kênh thông tin khác. Tổng cục 3 c̣n có thêm nhiệm vụ quản lư và hỗ trợ an ninh cho các kênh thông tin của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA).
Tổng cục 4 thuộc Bộ tổng tham mưu được giao nhiệm vụ tham gia các cuộc chiến vô tuyến điện. Đơn vị này đang chịu trách nhiệm tiến hành các cuộc tấn công trong lĩnh vực thông tin. Cả 2 tổng cục đều có 3 viện nghiên cứu khoa học và khoảng hơn một chục pḥng thực hành.
Từ năm 2010, trong thành phần đội quân điều khiển học của Trung Quốc c̣n có sự góp mặt của Tổng cục thông tin. Nhiệm vụ chính của tổ chức này là bố trí, phối hợp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Năm 2011, Trung Quốc có thêm một cơ quan trong lĩnh vực thông tin, đó là Cục Hỗ trợ an ninh thông tin.
Hiện chưa có bất cứ một tài liệu riêng biệt nào trong hoạt động trong lĩnh vực này của Trung Quốc được xuất bản. Tuy nhiên, với những thông tin hiện có, các hoạt động của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào hoạt động t́nh báo vô tuyến điện, bảo vệ an ninh vô tuyến điện và tuyên truyền.
Tuy nhiên, theo một tài liệu bị ṛ rỉ, PLA đang tiến hành chiến tranh điều khiển học bằng việc tấn công vào kết cấu thông tin của đối phương. Việc phá hủy các hệ thống liên lạc hay thậm chí là thâm nhập vào các hệ thống mạng.
Lănh đạo PLA đă xem xét đến khả năng tấn công hệ thống thông tin của đối phương. Trong trường hợp xảy ra xung đột, Trung Quốc sẽ tấn công vào hạ tầng của đối phương, có thể là gây hại cho hệ thống điều khiển bằng những chương tŕnh virus. Virus có thể tấn công vào hệ thống điện, nước tại một vùng nhất định nào đó. Khi đó, đối phương sẽ khó có thể tập trung sức lực vào cuộc chiến mà buộc phải mất công khắc phục hậu quả của những cuộc phá hoại này.
Thật dễ hiểu là những thông tin về cuộc chiến điều khiển của Trung Quốc không do Trung Quốc đưa ra, mà chủ yếu là từ những thông tin có được của t́nh báo phương Tây.
Chẳng hạn, Northrop Grumman mới đây có xuất bản một tài liệu nghiên cứu về khả năng và triển vọng của Trung Quốc trong lĩnh vực chiến tranh mạng. Theo bản báo cáo này, thủ phạm của những vụ tấn công mạng vào Mỹ năm 2011 chính là các hacker mặc quân phục của Trung Quốc.
Theo ư kiến của các nhà phân tích thuộc Northrop-Grumman, hệ thống kiến trúc hạ tầng của Mỹ luôn “ được nghiên cứu” và thường xuyên hứng chịu những vụ tấn công huấn luyện chiến đấu từ Trung Quốc để kiểm chứng ư tưởng và giả định của nước này. Các nhà phân tích Mỹ cho rằng Quỹ khoa học tự nhiên quốc gia Trung Quốc chính là nơi đă chi tiền cho các hoạt động này (có thể là chương tŕnh tài chính số 70571011 và 70771016).
Bản báo cáo của các chuyên gia Northrop Grumman c̣n cho biết, ngoài khả năng gây nhiễu các tín hiệu lạ, họ c̣n có thể phá hỏng hệ thống điện. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc có trong tay nhiều loại “virus quân sự”.
Trung Quốc hiện có cả một chiến lược đầy đủ về chiến tranh điều khiển học với nhiều hướng phát triển như: tạo ra những nền tảng cơ bản để tiến tới chế tạo ra những thiết bị chuyên dụng hay cung cấp ra nước ngoài; tạo ra những phần mềm giải mă những tín hiệu vô tuyến thu được hay dùng những phần mềm này để điều khiển máy móc; tạo ra những virus tin học quân sự, khó bị phát hiện và đặc biệt độc hại với nhiều chương tŕnh. Đây là một trong những nhiệm vụ khó nhất bởi việc tạo ra một con virus đ̣i hỏi phải có kiến thức về cấu tạo của thiết bị ḿnh muốn phá hủy, cũng như những điểm đặc biệt của thiết bị này.
Những điểm đặc biệt trong xây dựng ngành công nghiệp quốc pḥng Trung Quốc cũng như trong xây dựng quân đội Trung Quốc cho phép chúng ta khẳng định rằng về cơ bản quân đội Trung Quốc đă đạt được những thành công mong đợi. Chẳng hạn việc tạo ra những hệ thống vi mạch đặc biệt và những chi tiết không chỉ để phục vụ cho Trung Quốc mà c̣n để phục vụ cho nhiều công ty nước ngoài.
Rất nhiều công ty tầm cỡ quốc tế đă đặt hàng sản xuất linh kiện tại các nhà máy Trung Quốc. Khó có ai có thể khẳng định 100% là những tài liệu kỹ thuật của các công ty nước ngoài này đă không bị lọt ra ngoài.
Các chuyên gia máy tính của Trung Quốc thường bị buộc tội về những chương tŕnh virus độc hại. Điều này có thể đồng nghĩa với việc Tổng cục 4 đă có rất nhiều chuyên gia máy tính thành thạo.
Hiền Thảo (theo Topwar)