ACTA bị Nghị viện châu Âu phủ quyết hôm 4/7 vừa qua với 478 phiếu chống, 39 phiếu ủng hộ và 165 phiếu trắng.
- Tuy nhiên, ACTA vẫn có thể "đội mồ sống dậy" nếu như Ủy ban châu Âu cho rằng Hiệp định này cần phải được thực hiện và Ṭa án Tối cao (của Liên minh châu Âu) phán quyết phần thắng về phía họ.
Hiệp định thương mại ngăn chặn hành vi xâm phạm bản quyền ACTA (Anti-Counterfeiting Trade Agreement) – cơn ác mộng mới của người dùng Internet toàn cầu đă chính thức bị Nghị viện Châu Âu từ chối thông qua vào ngày hôm qua, Thứ Tư (4/7). Tuy nhiên, bởi có sự can thiệp của Uỷ ban Châu Âu nên thỏa thuận này vẫn có khả năng hồi sinh trong một ngày nào đó…
Nghị viện Châu Âu đă giành thắng lợi áp đảo trong cuộc chiến đánh bại việc thông qua Hiệp định ngăn chặn vi phạm bản quyền ACTA vào hôm thứ Tư vừa qua, sau khi mối lo ngại Hiệp định này sẽ dẫn tới hàng loạt cuộc biểu t́nh đường phố, đấu tranh đ̣i quyền tự do Internet bùng nổ trên khắp Châu Âu được không ít người đặt ra.
Đây là lần đầu tiên Nghị viện Châu Âu sử dụng những quyền hạn của ḿnh được quy định tại Hiệp ước Lisbon để phủ quyết việc thông qua một thỏa thuận thương mại quốc tế như ACTA. Tuy nhiên, những nước khác ở ngoài khu vực Châu Âu như Mỹ và Nhật Bản vẫn dự kiến tiếp tục thực hiện bản Hiệp định này.
Bên cạnh đó, nỗi lo chưa thể trôi qua khi ACTA vẫn có thể “hồi sinh” nếu như Uỷ ban Châu Âu, “cánh tay điều hành” của Liên minh Châu Âu cho rằng Hiệp định này cần phải được thực hiện và Ṭa án Tối cao phán quyết phần thắng về phía họ.
Theo kết quả bỏ phiếu hôm thứ Tư vừa qua, việc phê duyệt thỏa thuận đă nhận được 478 phiếu chống, chỉ 39 phiếu ủng hộ và 165 phiếu trắng. Thất bại này gần như đă khép lại “số phận” của một hiệp định gây nhiều tranh căi như ACTA; khi những người chống đối cho rằng nó đă không được đưa ra thảo luận một cách công khai trước cộng đồng người sử dụng Internet để xác định xem liệu những đề nghị được đưa ra trong bản Hiệp định có hợp lí và chấp nhận được hay không. Bên cạnh đó, khi việc thông qua Hiệp định trở thành tâm điểm của cuộc thảo luận tại Nghị viện, những người phản đối cho rằng Hiệp định sẽ dẫn tới t́nh trạng kiểm duyệt nội dung sát sao và tất nhiên, quyền riêng tư của người dùng trên Internet không được đảm bảo.
Lo ngại rằng ACTA sẽ hạn chế sự tự do của người dùng trên Internet, làn sóng phản đối đă lan rộng trên toàn Châu Âu, dẫn tới hàng loạt cuộc biểu t́nh của dân chúng diễn ra tại một số thành phố lớn ở Châu Âu hồi đầu năm.
Quyết định đưa ra của Nghị viện Châu Âu cũng có nghĩa là tính cho đến thời điểm này, có thể tạm coi như ACTA đă bị “khai tử”; mặc dù những quốc gia khác ngoài Châu Âu vẫn có thể tham gia.
Một phát ngôn viên của Uỷ ban Châu Âu cho biết Hiệp định này vẫn có thể “hồi sinh” nếu như sau khi xem xét, Ṭa án phán quyết rằng hiệp định này không xâm phạm những quyền cơ bản của EU.
“
Hôm nay là một ngày đánh dấu một bước ngoặt lớn, khi những công dân tự do chiến thắng ACTA- chiến thắng tham vọng của những ông lớn. Giờ đây, chúng tôi đă có thể thở phào nhẹ nhơm khi ACTA đang dần đi về cơi “vĩnh hằng”- Một phát ngôn viên của tổ chức từ thiện Oxfam đă bày tỏ niềm vui khôn xiết của ḿnh khi nghe được thông tin này.
Tham khảo: Guardian Tech, The Verge