Một vị khách bước vào quán, ngồi xuống một chiếc ghế nhựa, hướng về phía chị Lan giơ tay ra hiệu và chỉ một lúc sau một cốc nước chè và một đĩa hướng dương được đưa đến cho người khách đó.
Quán trà “im lặng”
Đă hơn 7 năm trôi qua, bất kể trời nắng hay mưa quán nước vỉa hè tại ngă 3 Tôn Đức Thắng - Đoàn Thị Điểm ngày nào cũng đông khách từ 16h đến 22h các ngày trong tuần. Một quán trà đơn sơ như bao quán dọc các con phố của Hà Nội nhưng điều đặc biệt ở đây là chủ nhân quán nước này bị câm. Chị là Nguyễn Thị Lan trước đây từng theo học tại Trường câm điếc Xă Đàn, dù đă bước qua cái tuổi 40 nhưng chị mới lập gia đ́nh cách đây 2 năm. Chồng chị cũng là người bị khuyết tật, hiện anh đang làm nghề xe ôm cùng nơi chị bán nước.
Cuộc sống càng trở nên khó khăn hơn khi giá cả thị trường mỗi ngày một biến động. May mắn không mỉm cười với những con người bất hạnh này, ngày ngày họ vẫn phải bươn chải như bao người để kiếm sống. Những ngày mùa hè thời tiết mát mẻ nơi đây tập trung rất đông khách đến uống nước và hút thuốc, có nhiều hôm quán nước của chị Lan bán tới 1h sáng.
![](http://cms.infonet.vn/Images/Images/456/t456473.jpg) |
Quán trà đặc biệt giữa ḷng Hà Nội |
Về mùa đông, thời tiết lạnh khiến số người đến uống nước và ăn kẹo giảm đi đáng kể. “Thu nhập b́nh quân một ngày của gia đ́nh chị được khoảng 300.000đồng, đó là những ngày đông khách” – bác Nguyễn Thị Dậu, mẹ chị Lan cho biết. Đến đây, những vị khách không t́m thấy sự yên tĩnh, trang trọng nhưng có sự kỳ lạ là nơi đây lại được coi như một điểm đến lư tưởng đặc biệt cho những người bị câm, bởi vậy quán nước vỉa hè này ít khi vắng khách, bất kể dù trời nắng hay mưa.
Có thể nhận thấy, quán trà của chị Lan và một quán trà câm khác nơi đây đă nhận được sự giúp đỡ của cơ quan chức năng và của những người dân. Ngay địa điểm mà chị Lan ngồi bán hàng cũng là trước cửa một tiệm bánh ngọt lớn.
“Nói” bằng tay
Một vị khách bước vào quán, ngồi xuống một chiếc ghế nhựa, hướng về phía chị Lan giơ tay ra hiệu và chỉ một lúc sau một cốc nước chè và một đĩa hướng dương được đưa đến cho người khách đó. Mọi hành động, cử chỉ mua bán đều được biểu lộ qua ánh mắt, đôi tay và những tiếng ú ớ nghe không rơ nhưng những người khách lại hiểu một cách tường tận, có lẽ v́ họ đă quen với cách mua hàng tại đây. Khi khách muốn mua một điếu thuốc hoặc một chai nước ngọt chỉ cần ra hiệu cho chủ quán biết và chỉ vào chai nước, giơ 1 ngón tay là vị chủ quán đă hiểu ư người khách cần mua một chai nước hay một bao thuốc.
18h, trên đoạn đường Tôn Đức Thắng, lượng xe cộ qua lại mỗi lúc một đông đúc hơn nhưng không khí nơi đây vẫn b́nh yên và tĩnh lặng. Lúc này quán nước của chị Lan quán đă có hơn mười người ngồi uống nước, chốc chốc chị Lan lại khua tay, ra hiệu cho những vị khách của ḿnh khi họ trả tiền ra về.
Tiếp xúc trực tiếp với những con người có hoàn cảnh đặc biệt như chị Lan mới thấy được nghị lực phi thường của họ. Vượt qua mặc cảm và khó khăn của cuộc sống, họ đă vươn lên nghịch cảnh số phận để sống có ích hơn.
THỦY TIÊN
Infonet