- Cuộc tập trận“Balitakan 2012” năm này giữa quân đội Mỹ và Philippines đă gây ra sự quân tâm hơn đối với các nước trong khu vực.
Cuộc tập trận chung giữa Philippines và Mỹ “Balitakan 2012” đă được bắt đầu từ ngày 16/4 tại Manila. Đây là cuộc tập trận thường niên giữa quân đội hai nước, tuy nhiên cuộc tập trận“Balitakan 2012” năm này đă gây ra sự quân tâm hơn đối với các nước trong khu vực.
Hoàn Cầu báo Trung Quốc cho rằng: Cuộc tập trận chung “Balitakan” có tác dụng làm nổ bật lên quan hệ đặc biệt giữa hai nước Mỹ và Philippines, hơn nữa đây c̣n là một cuộc tập trận định kỳ có ảnh hưởng đến chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái B́nh Dương.
Trận tập chung với Philippines chỉ là cái cớ để Mỹ quay lại châu Á
Do Philippines là quốc gia phụ thuộc nhiều vào quan hệ với Mỹ, mặc dù Mỹ đă từng thu hồi các căn cứ quân sự của ḿnh tại Philippines, nhưng Philippines đă đưa ra đề nghị Mỹ quay trở lại. Do đó, cuộc tập trận “Balitakan 2012” năm nay mang một ư nghĩa đặc biệt.
Một nguồn tin cho rằng, đă có gần 4.500 binh lính Mỹ tham gia vào cuộc tập trận chung lần này, so với con số hơn 2.300 binh lính Philippines.
Trang web của thủy quân lục chiến Mỹ cho biết, cuộc diễn tập lần này có 3 nội dung chủ yếu, thứ nhất là diễn tập chỉ huy tham mưu được tiến hành tại khu vực thủ đô Manila;
Thứ hai, huấn luyện sử dụng những thiết bị hiện đại để học kỹ năng sinh tồn trong rừng rậm;Thứ ba, diễn tập hôc trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tại tại khu vực tỉnh Palawan.
Ngoài ra, quân đội Mỹ và Philippines c̣n diễn tập đổ bộ tại khu vực tỉnh Palawan để bảo vệ các giàn khoan tại đây. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích th́ cuộc tập trận “Balitakan 2012” lần này không thực sự có quy mô lớn như vậy.
Bởi hầu hết các vũ khí trang bị của Hải quân Philippines được coi là hiện đại th́ so với quân đội Mỹ đă quá lạc hậu.Hải quân và Không quân Philippines không đủ khả năng để tự ḿnh kiểm soát vùng trời và vùng biển của ḿnh, th́ làm sao mà có thể thực hiện tác chiến đổ bộ.
Có thể nói rằng, 4.500 binh lính Mỹ đến tập trận cùng Philippines là một thành công. Bởi Mỹ đă mang đến đây một chiến thuật tác chiến đổ bộ điển h́nh nhất. Chiến thuật này không nhằm chống khủng bố mà là để có thể chiếm lại được một phần Biển Đông.
Hoạt động tác chiến liên hợp luôn rất phức tạp. Trong các hoạt động chung trên biển trước đây, Mỹ, Nhật Bản và Anh đă từng thực hiện rất tốt, bởi cơ sở kỹ thuật tác chiến của các nước này rất hiện đại.
Trong khi lực lượng quân đội của Philippines khi kết hợp với quân đội Mỹ không thể thực hiện được một cuộc tác chiến đổ bộ trên đất liền, chứ không nói đến một cuộc đổ bộ trên biển.
Cho nên, ư nghĩa lớn nhất của cuộc tập trên “Balitakan” là Mỹ muốn sử dụng Philippines như một bàn đạp cho ư đồ tằng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực.Quyền chủ động trong cuộc tập trận không nằm ở Philippines mà nằm trong tay người Mỹ.
Mỹ và Philippines đương nhiên là không thể “kề vai sát cánh” được, mà Mỹ chỉ muốn cân bằng lực lượng quân sự để can thiệp vào các vấn đề tại khu vực.
My Thái (Theo Thời báo Hoàn Cầu)