Sau khi chuyên trang Tâm điểm Dư luận với tiêu đề “Năm triệu có “dưỡng” được liêm” ra ngày 9/4, Ṭa soạn nhận được nhiều ư kiến phản hồi và đề nghị tiếp tục mổ xẻ vấn đề này. Đáp ứng nhu cầu độc giả, PLVN ghi nhận ư kiến của người đại diện cho nhiều giới, nhiều ngành nghề trong xă hội… xoay quanh chủ trương hỗ trợ Cảnh sát giao thông (CSGT) Đà Nẵng 5 triệu đồng/tháng để dưỡng liêm, đang thu hút sự quan tâm của dư luận gần tháng nay.
|
Ảnh chỉ mang tính minh họa |
GS.Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Phụ cấp nhiều hơn lương - bất hợp lư
Nếu nói này, nói nọ th́ rất khó thực hiện, bởi muốn có kỷ luật nghiêm mà không tạo điều kiện về vật chất cho anh em cán bộ th́ rất khó thực hiện. Tôi hoan nghênh chủ trương của Đà Nẵng. Hỗ trợ để thực thi pháp luật được nghiêm minh, người dân dễ thở hơn v́ không phải dấm dúi cho CSGT.
Tôi được biết, không phải chỉ có lực lượng CSGT mới được hỗ trợ. Hiện cán bộ công chức các cơ quan đảng và đoàn thể đều đă có phụ cấp 30% rồi. Đó được coi là tiền dưỡng liêm. Ngoài ra, một số ngành như Hải quan, Bảo hiểm xă hội cũng đều được trích lại tiền xử phạt để chi cho anh em làm nhiệm vụ, khoảng 1- 2% ǵ đó.
Đây rơ ràng là không công bằng. Khi c̣n là Đại biểu Quốc hội, tôi đă có ư kiến phản đối v́ những ngành cần ưu tiên th́ lại không được ưu tiên. Ưu tiên cho lực lượng vũ trang, đảm bảo an ninh trật tự th́ được. Ngành Giao thông họ c̣n có những vất vả, thậm chí nguy hiểm tính mạng, c̣n bảo hiểm xă hội hay Hải quan th́ hỏi nguy hiểm chỗ nào?
Nói thế để thấy việc đ̣i hỏi công bằng giữa các ngành là chính đáng nhưng bản thân xă hội c̣n nhiều chuyện chưa công bằng. Tôi lấy thêm ví dụ như lực lượng vũ trang lương cao hơn các ngành khác 1,8 lần.
Về mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ tháng, trong khi lương trung b́nh của lực lượng CSGT khoảng 3 triệu đồng/tháng, theo tôi, tỷ lệ như thế là không hợp lư, phụ cấp lại nhiều hơn lương. Điều đó cũng cho thấy lương không hợp lư, tính ra, lương của họ chỉ được trăm ngàn đồng/ngày thôi.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nguyên Đại biểu Quốc hội: Chữ Liêm không “mua” được bằng tiền
|
Tướng Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nguyên Đại biểu Quốc hội. |
T́nh trạng tham ô, tham nhũng, sách nhiễu, ṿi vĩnh không riêng ǵ trên lĩnh vực giao thông mà tồn tại ở nhiều lĩnh vực nhạy cảm khác. Nó đă là căn bệnh trầm kha, phổ biến rộng răi trong xă hội như một đại dịch, đụng chỗ nào cũng có thể thấy. Bởi vậy, Nghị quyết TW 4 đă cảnh báo sự thoái hóa biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên đang uy hiếp đến sự tồn vong của chế độ.
Lực lượng CSGT có những tiêu cực cần lên án, nhưng ở khía cạnh khác, cũng cần thấy các chiến sỹ giao thông đứng dọc đường chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng từ phía Nhà nước. Trong hoàn cảnh như thế khiến những cán bộ không có bản lĩnh dễ sa ngă vào tiêu cực.
Tôi nghe nói có những bộ phận anh em CSGT đứng đường quy định một ngày phải trích nộp khoản tiền thu được để lập "quỹ đen" nhằm xử lư sự cố khi có chuyện, hoặc dùng nó để đi biếu xén cấp trên. Nếu vậy, tiêu cực giờ đă thành bè nhóm, thành “băng đảng” với nhau, gắn với nhau bằng lợi ích nhóm. Dù ai đó không muốn ḿnh tiêu cực cũng khó v́ không theo th́ không thể tồn tại. Một ông thủ trưởng mà có vấn đề, anh phó, anh trưởng pḥng có dám chống không nếu chưa đủ trí lực?. Vậy nên đa số lựa chọn giữ miệng, giữ mồm không th́ sẽ bị “về vườn” sớm. Để đả phá, tuyên chiến với nhóm lợi ích gắn kết như vậy dứt khoát phải giải quyết từ trên xuống.
Một anh ngồi văn pḥng một ngày 8 giờ đồng hồ, sau đó về nghỉ ngơi, lương bổng cũng được trả bằng anh giao thông đứng ngoài đường với thời gian làm việc nhiều hơn, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn là vô lư. Chế độ lương bổng theo kiểu cào bằng như hiện nay là “điều kiện cần” để nảy sinh tiêu cực. Phải nghiên cứu sửa đổi, tính theo giá trị lao động từng nghành nghề, từng chức danh mà xác định.
Chủ trương hỗ trợ cho lực lượng CSGT 5 triệu đồng của TP.Đà Nẵng là ư tưởng tốt, có một nguồn mới để ủng hộ anh em, để luôn luôn nhắc nhở anh em trong điều kiện khó khăn như thế đừng có làm hư hỏng ḿnh. Nhưng khoản này chỉ hỗ trợ, khích lệ thôi, phẩm giá, đức liêm của cán bộ là do nhân cách của họ, phẩm giá của họ không tiền nào mà mua được.
Muốn có Liêm th́ phải từ giáo dục, không giáo dục được cái tâm trong sáng, không giữ được cái đức của người cán bộ th́ Liêm chỉ là h́nh thức. Nếu đức Liêm trong con người không có th́ ḷng tham vô đáy, lúc đó th́ dù có bỏ ra 5 triệu, 10 triệu, thậm chí tiền tỷ đi nữa cũng không mua được.
Ư tưởng này nh́n cục bộ th́ thấy hay, nh́n tổng thể th́ phải cẩn trọng, không khéo lại sinh ra mâu thuẫn. Hỗ trợ xong cho “ông” CSGT lại đến “ông” Hải quan, Thuế, Kiểm lâm…cũng đ̣i hỏi như thế th́ sinh ra chuyện lớn đấy, “ông” Đà Nẵng lấy nguồn ở đâu, đủ sức để hỗ trợ không?.
Lấy ngân sách nhà nước mà chi cho mục đích này là không ổn, không phù hợp v́ chúng ta c̣n có rất nhiều thứ đáng hỗ trợ hơn như hỗ trợ cho nạn nhân chất độc da cam, cho thương bệnh binh, gia đ́nh chính sách, cho người nghèo, thiên tai, địch họa…
“Lập Quỹ dưỡng Liêm từ nguồn nào là do địa phương bàn bạc và quyết định nhưng theo tôi có chăng chúng ta nên xă hội hóa Quỹ này. Tôi nhấn mạnh Quỹ này nên xă hội hóa trên tinh thần tự nguyện.
Bà Nguyễn Thị Thư - Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia:CSGT có, ngành khác th́ sao?
Nếu so với CSGT ở Hà Nội và TP.HCM th́ CSGT Đà Nẵng có vẻ ít vất vả hơn. V́ thế, việc đặt ra vấn đề hỗ trợ cho mỗi CSGT ở đây mỗi tháng thêm 5 triệu đồng là không hợp lư lắm. Trong khi nhiều ngành khác cũng vất vả và dễ mang tiếng là tiêu cực th́ lại không có khoản tiền này.
Ngay như giảng viên dạy các lớp cao học, tại chức tại các trường đại học... cũng bị dư luận lên án là hay nhận phong b́ của học viên. Có nghĩa là trong một chừng mực nào đó, có một bộ phận cán bộ, giảng viên bị xă hội chê là không đàng hoàng. Đời sống của chúng tôi cũng vất vả, v́ thế nếu các ngành khác có khoản tiền hỗ trợ này th́ tại sao ngành chúng tôi lại không có?
Có không ít cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ thường hay có tâm lư so sánh với các đồng nghiệp khác, ngành khác, rằng tại sao ḿnh không “ăn” khi mà những người khác họ cũng “ăn”.
Bây giờ Đà Nẵng mới có chủ trương hỗ trợ cho mỗi CSGT 5 triệu đồng/tháng, nhưng theo tôi được biết, tại một số địa phương khác, các Đội CSGT đă khoán hẳn cho mỗi cán bộ của họ hàng tháng được hưởng bao nhiêu tiền trên tổng số tiền phạt mà họ đă xử phạt.Việc dùng tiền của Nhà nước để hỗ trợ cho cán bộ với mục đích giảm bớt sự tiêu cực, theo tôi là bất hợp lư, bất b́nh đẳng. Trong khi nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người là như nhau th́ quyền lợi cũng phải b́nh đẳng .
TS. Lưu B́nh Nhưỡng - Vụ trưởng, Văn pḥng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương: Chỉ nên coi đó là đ̣n bẩy
Chủ trương của Đà Nẵng cũng b́nh thường, không có ǵ là “sốc”. Một mặt, nó động viên, khuyến khích cán bộ làm việc, như là một đ̣n bẩy về lợi ích (tôi nhấn mạnh về quan điểm “đ̣n bẩy”, không nên coi đó là “động lực”- sẽ rất nguy hiểm); mặt khác, để bù đắp những khó khăn, nguy hiểm.
Hơn nữa, chính sách này c̣n tạo cơ chế tác động xă hội rất lớn đối với người tham gia giao thông, sẽ giảm bớt vi phạm thông thường, bởi v́ họ biết rằng cán bộ, chiến sỹ đó đă có chế độ của Nhà nước nên có thể không tiếp tục có hành vi tiêu cực.
Tuy nhiên, có mấy điểm rất đáng lưu ư khi đề ra và áp dụng chế độ này: Tuyệt đối không được dùng tiền thuế để chi hỗ trợ cho cán bộ. Bởi v́, nếu đă có các khoản thu từ phí, tiền phạt th́ phải trích để sử dụng vào mục đích chung cho lĩnh vực đó. Việc dùng tiền thuế để dưỡng liêm chỉ nên áp dụng đối với các cán bộ trong các cơ quan, ngành không có khoản thu nào.
Không nên chỉ hạn chế ở việc áp dụng đối với CSGT mà có thể áp dụng đối với cán bộ, nhân viên các ngành khác như: Hải quan, Kiểm lâm, Thuế, Kiểm toán, Thi hành án, Ṭa án…Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ và không áp dụng tràn lan, vô nguyên tắc, thiếu công bằng…
Quy định sử dụng tiền thu phạt vi phạm hành chính
1. Phần kinh phí đối với lực lượng Công an; Thanh tra giao thông vận tải sau khi hỗ trợ cho Thanh tra giao thông vận tải Trung ương cùng hoạt động trên địa bàn (nếu có), trích cho Trạm cân kiểm tra xe, Cảng vụ đường thủy nội địa (nếu có) được coi là 100% và sử dụng như sau:
Dành từ 60% đến 80% để chi cho các nội dung: a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế, tiến tới giảm dần tốc độ gia tăng tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông;
b) Chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác bảo đảm TTATGT:
- Đối với lực lượng Công an giao thông trực tiếp tham gia bảo đảm TTATGT: Mức chi từ 700.000 đồng đến 1.500.000 đồng/người/tháng; cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia công tác bảo đảm TTATGT ban đêm (bao gồm cả lực lượng Công an chống đua xe trái phép ban đêm) được bồi dưỡng thêm 100.000 đồng/người/ca…
(Trích Thông tư số 89/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính )
|
Ông Hoàng Xuân Trinh - Trưởng pḥng Thanh tra-Pháp chế (Cục Kiểm lâm):
Kiểm lâm hoạt động trong rừng, ai cảm thông?
Hăy b́nh tĩnh chờ xem họ thực hiện như thế nào. Tuy nhiên theo tôi, nếu bàn đến tận cùng th́ 5 triệu đồng là khoản thu nhập tăng thêm, và tôi không chắc là 100% những người sau khi có thêm khoản thu nhập này lại nói không với tiêu cực, măi lộ.
Đó là chưa nói nếu thực hiện đối với CSGT, th́ các ”anh” khác, ngành khác... cũng lên tiếng, đ̣i được hỗ trợ v́ họ cũng sẽ cho rằng ngành ḿnh, lĩnh vực ḿnh làm việc cũng gian khổ, nhạy cảm cần được hỗ trợ, th́ lúc đó lấy đâu ra kinh phí mà chi?
Thực tế, CSGT đa phần hoạt động ở đồng bằng, dễ nh́n thấy chứ như ngành tôi, anh em nhiều khi phải vào tận trong rừng làm nhiệm vụ và luôn đối mặt với nguy hiểm, trách nhiệm bảo vệ rừng, chống lâm tặc đ̣i hỏi rất cao, trong khi lương th́ thấp, mức độ quan tâm lại chưa tương xứng.
Ông Bùi Văn Tựu - TGĐ Cty Sức kéo Quản lư công nhân lái tàu:
Không công bằng
Nếu so sánh CSGT với lái tàu th́ không bao giờ hy vọng lái tàu sẽ được hỗ trợ bởi v́ họ là lao động của doanh nghiệp, không phải là công chức nhà nước. Lái tàu được hỗ trợ tùy theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, dù nghề của họ cũng hết sức vất vả.
Về nguồn tiền, theo tôi sử dụng tiền phạt vi phạm giao thông để hỗ trợ th́ được, v́ theo chế độ thu, chi, đơn vị được phép giữ lại cho người làm nhiệm vụ một phần tiền trong đó. Nhưng nếu sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ cho lực lượng CSGT là không công bằng v́ ngân sách nhà nước phải được sử dụng cho mọi đối tượng, mọi công dân.
Việc quản lư con người là nhiệm vụ của các cấp, nếu không quản lư được mà mang tiền ra, lấy tiền của người khác để chi là không được. Tiền ngân sách là quyền lợi chung của mọi người, th́ tiền đó phải đầu tư cho lợi ích xă hội, nếu chỉ tập trung cho một nhóm người là không được.
Thượng úy Nguyễn Văn Vinh (Trung đoàn CSCĐ Hà Nội): 5 triệu bằng cả tháng lương của tôi
Nếu lực lượng Cảnh sát Cơ động mà cũng được khoản tiền 5 triệu đồng gọi là để dưỡng liêm như CSGT ở Đà Nẵng th́ tốt quá. Thực tế, ngoài tiền lương, phụ cấp cấp bậc, chức vụ và hưởng thêm tiền đặc thù của ngành như hiện nay đối với một Thượng úy, công tác trong ngành 15 năm, mức thu nhập cũng chỉ 5 triệu đồng như vậy quả là rất khó khăn. Buổi tối, tôi c̣n tranh thủ thời gian nghỉ để phụ vợ kiếm thêm thu nhập cho gia đ́nh…
Nếu được thêm khoản hỗ trợ như ở Đà Nẵng, tức là bằng cả tháng lương của một Thượng úy như tôi, chắc chắn sẽ giúp anh em yên tâm công tác, hạn chế tiêu cực. Nhất là đối với anh em Cảnh sát Cơ động thường xuyên phải đối mặt với các đối tượng vi phạm, thậm chí có những đối tượng sẵn sàng bỏ ra vài triệu, thậm chí vài chục triệu đồng để mua chuộc, để không bị xử lư, và nếu không có bản lĩnh th́ dễ sa ngă.
Ông Đỗ Việt Đức - Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính): Chi không được phép vượt khung
- Tiền phạt vi phạm an toàn giao thông nộp vào kho bạc là ngân sách, trong khi Luật Ngân sách không có khoản chi để dưỡng liêm?.
- Về lư thuyết th́ số tiền phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông có thể coi là ngân sách Nhà nước. Nhưng theo quy định của Chính phủ, số tiền này được dùng để chi lại cho công tác đảm bảo an toàn giao thông.
Cụ thể, theo Thông tư 89/2007 của Bộ Tài chính th́ toàn bộ tiền thu phạt vi phạm hành chính được để lại 100% để sử dụng cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông như mua sắm trang thiết bị và đầu tư cho những chủ thể làm công tác này, trong đó có lực lượng Công an. Tôi cho rằng, chủ trưởng của Đà Nẵng không có ǵ sai.
- Dự kiến, về lâu dài TP.Đà Nẵng sẽ dùng khoản tiền phạt để hỗ trợ CSGT, những trước mắt sẽ tạm ứng từ ngân sách địa phương. Điều này có ǵ trái quy định, thưa ông?
- Theo Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, th́ ngân sách địa phương được dùng để chi trong 2 trường hợp sau: Thứ nhất là trong trường hợp có thiên tai hoặc đảm bảo kịp thời cho công tác an ninh trật tự; thứ hai, cấp trên và cấp dưới kết hợp thực hiện nhiệm vụ.
Trường hợp nếu TP.Đà Nẵng quyết định ứng tiền từ ngân sách địa phương để chi hỗ trợ cho lực lượng CSGT làm nhiệm vụ, tôi thấy cũng không có ǵ sai, nhưng cái chính là phải phụ thuộc và chủ động nguồn để sau đó bù lại khoản đă chi.
- Có ư kiến nói hỗ trợ 5 triệu đồng/người/tháng là lớn và không công bằng so với những ngành nghề khác như Hải quan, Thuế…?
- Số chi hỗ trợ phải phụ thuộc vào số thu. Tuy nhiên, mức chi không được vượt quá khung theo quy định sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Cá nhân tôi thấy ư tưởng hỗ trợ cho lực lượng CSGT để họ yên tâm làm nhiệm vụ là tốt. Riêng đối với lực lượng Hải quản, Thuế th́ có thể xem xét sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này để hỗ trợ.
Cảm ơn ông.
|
Nhóm phóng viên