Trước khi dầu gội đầu (hay xà phòng) trở thành một sản phẩm quen thuộc và không thể thiếu trong mỗi gia đình, các cô gái Việt xưa đã dùng cách nào để loại bỏ “kẻ thù” gàu và có mái tóc óng mượt?
Bồ kết - mỹ phẩm tuyệt vời từ thiên nhiên
Quả Bồ kết chính là lựa chọn thông dụng nhất cho việc chăm sóc tóc của phụ nữ Việt thời xưa. Chắc hẳn nhiều người còn chưa quên được câu ca dao: “Mẹ ơi! Ông Chánh đòi hầu. Mua chanh, chùm kết gội đầu cho trơn”. Bồ kết được sử dụng rất nhiều, vừa là mỹ phẩm chăm sóc tóc, vừa là vị thuốc chữa bệnh nên luôn được ưa chuộng.
Từ các mỹ nữ cung tần hầu vua, cho đến các bà, các chị lam lũ ruộng đồng, ai ai cũng dùng bồ kết gội đầu. Cùng với quả bồ hòn, củ sả, một lát chanh… bồ kết làm sạch da đầu hiệu quả, gội đầu khiến tóc mềm mại, không dị ứng, mang đếm cảm giác nhẹ nhàng dễ chịu. Ngoài ra, tinh chất từ bồ kết còn có tác dụng trị gàu rất tốt. Đến nay, vẫn có nhiều người mẹ tin dùng quả bồ kết cho con gái để có mái tóc đen óng mượt.
Gội đầu bằng Bồ kết còn là nét đẹp truyền thống văn hóa Việt
Hương thơm dịu dàng từ vỏ bưởi
Cây bưởi đóng một vai trò quan trọng trong đời sống nông thôn Việt xưa. Ngoài trái ngọt để ăn được trẻ con lẫn người lớn yêu thích, hoa bưởi trắng tinh, thơm dịu được dùng để ướp trà, các cô gái còn lấy cài lên đầu làm trang sức, lá bưởi dùng để nấu các món ăn. Nhà nào có gốc bưởi, nhất là ở những vùng phù sa bồi đắp, là như có một thứ hữu dụng quanh năm.
Vỏ bưởi có thể ép chung với lá hương nhu, và một số loại lá khác để tạo nên mùi hương đặc trưng cho mái tóc. Nấu chung với nồi bồ kết thì không chỉ giữ tóc sạch, mềm, sạch gàu, mà còn tỏa hương thoang thoảng, ngọt ngào. Nhiều cô gái đã “hút hồn” những chàng trai láng giềng bằng mùi thơm dịu dàng ấy từ mái tóc.
Tang bạch bì tạo tóc mây
Tang bạch bì là vỏ rễ phơi hay sấy khô từ cây dâu tằm, chứa nhiều chất hữu cơ và tinh dầu, thường được dân gian dùng để chữa các bệnh về tóc. Ngoài ra còn có tác dụng trị gàu hữu hiệu.
Tang bạch bì được sử dụng bằng nhiều cách, có thể cạo vỏ bỏ vào nước ngâm sau đó nấu sôi khoảng 5,6 lần, bỏ bã đi dùng gội đầu thì tóc luôn bền chặt. Dùng chung với các hương liệu khác như lá trắc bá, lá dâu; lá vừng chữa được các bệnh rụng tóc, tóc không mọc. Những cô tóc thanh mảnh dùng thường xuyên thì tóc dài thêm vài thước và mọc tốt như mây.
Những chất liệu thiên nhiên khác
Ngoài 3 cách gội đầu thông dụng trên, phụ nữ xưa còn rất nhiều cách thú vị khác. Những cô gái dân tộc Thái vùng cao dùng lá cây rừng để gội, nên có mái tóc đen óng mượt. Người Thái quan niệm việc gội đầu của phụ nữ liên quan mật thiết đến tính mạng người chồng. Họ thường không gội đầu trong lúc chồng đi vắng, hay làm các việc nguy hiểm.
Các vật liệu thiên nhiên khác như cây ngũ sắc, mần trầu, hay nghệ cũng là cách chăm sóc tóc hiệu quả thời xưa. Chúng đều có nhiều tinh chất, vừa có tác dụng làm đẹp tóc, vừa giữ tóc và cơ thể mạnh khỏe hiệu quả. Những vật liệu này còn có tác dụng các bệnh về da đầu và da nói chung.
Các cô gái Thái dùng lá cây rừng để gội đầu
Trị gàu thời hiện đại
Ngày nay, trừ quả Bồ kết vẫn còn được sử dụng ở một số nơi, các cách gội đầu trị gàu khác dường như đã trôi vào quên lãng. Không phải vì chúng mất đi tác dụng, mà bởi các loại dầu gội hiện đại vừa thuận tiện, lại vừa có tác dụng chăm sóc tốt không kém. Có thể kể đến như Head & Shoulders, dầu gội trị gàu số 1 thế giới, được các chuyên gia chứng minh có thể loại bỏ 100% gàu sau lần gội đầu tiên. Vừa là một sự thay thế, vừa tiếp nối truyền thống chăm sóc tóc đẹp của phụ nữ Việt.
Nhưng những cách trị gàu truyền thống xưa cũ không hề bị quên lãng, mà trở thành một nét đẹp của quá vãng, in lại trong những bức tranh hoài niệm và câu chuyện kể ngày xưa.
PV
Theo Infonet