(Đất Việt) “Tại sao thu hồi không đền bù? Lúc đó ḿnh không có ư định đuổi người làm đầm đi để giao đất cho người khác", ông Trăi giải thích.
Ông Nguyễn Quốc Trăi, cán bộ Pḥng Nông nghiệp huyện Tiên Lăng thời kỳ 1992 – 2008, người trực tiếp soạn thảo quyết định của UBNB huyện Tiên Lăng về việc giao đầm, băi cho người dân nuôi trồng thủy sản cho biết: Lúc tham mưu để huyện thực hiện chính sách giao đầm, các cán bộ liên quan căn cứ vào chính sách pháp luật và t́nh h́nh thực tế địa phương. Dĩ nhiên khi tham mưu có tham khảo Luật Đất đai, nhưng “chủ yếu vận dụng trong t́nh h́nh thực tế lúc đó”. Lănh đạo huyện cũng nhất trí với dự thảo này và yêu cầu những người được giao đầm phải có dự án, phải được sự ủng hộ của xă, chấp hành chính sách nhà nước... mới được giao. Nghĩa vụ của người được giao đầm băi là bảo vệ vùng quản lư, khi hết thời hạn theo hợp đồng phải bàn giao hiện trạng không đền bù, nếu chấp hành tốt chính sách th́ được tiếp tục giao.
Ông Đoàn Văn Vươn bên đầm nuôi trồng thuỷ sản ở Vinh Quang (Tiên Lăng)
Ông Trăi giải thích: “Tại sao chúng tôi tham mưu thu hồi không đền bù? Lúc đó ḿnh không có ư định đuổi người làm đầm đi để giao đất cho người khác mà chỉ thu hồi rxồi giao lại. Đây chỉ là cách làm chặt chẽ để cho người ta phấn đấu quản lư, khai thác khu đầm cho tốt, không phá vỡ chủ trương của Nhà nước. Lúc đó không nghĩ đến chuyện có dự án khác về như sân bay như bây giờ”. Theo ông Trăi đặt ra việc đền bù sau thu hồi cũng không ai nghĩ đến, v́ thu hồi để giao lại cho chính họ lại c̣n tính toán đền th́ rất phức tạp.
Ông Trăi c̣n cho biết thêm: Khi ông Đoàn Văn Vươn xung phong ra làm, chấp nhận các điều kiện của huyện là quư rồi, v́ người ta ra quai đê lấn biển để làm giàu cho quê hương, cho bản thân, giúp Nhà nước bảo vệ đê, bảo vệ cao tŕnh bờ biển. “Căn cứ vào t́nh h́nh thực tế đó, ḿnh soạn ra một cái nội dung chấp nhận được. Trong quá tŕnh thực hiện có mâu thuẫn nào nổi lên th́ mới tham khảo Luật Đất đai. Nhưng v́ không có ǵ gợn cả, trên cơ sở ấy mà đồng ư cho phép khai thác”, ông Trăi bộc bạch.
Theo ông Trăi, lúc đầu huyện c̣n lo không ai chịu ra làm v́ những chỗ dễ ở cửa sông, ven sông, người ta làm hết rồi, c̣n lại phần băi ven biển giáp đê chắn sóng. “Tôi biết Vươn từ lúc nó xin ra làm đầm, lúc đó vất vả lắm. Ban đầu chúng tôi giao cho anh Vươn 20,5 ha, nhưng anh ấy quai ra rừng chắn sóng bên ngoài mất mấy ha. Chúng tôi bảo anh ấy phải trồng đền lại cho huyện rừng chắn sóng. Và Vươn đă trồng lại cho huyện cái rừng chắn sóng ở bên ngoài khu đầm như bây giờ”, ông Trăi kể.
Nhóm PV