TỔ QUỐC Ở TRƯỜNG SA - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 01-16-2012   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default TỔ QUỐC Ở TRƯỜNG SA

Tùy bút của PHAN THẾ CẢI

Đêm nay là đêm cuối cùng của năm cũ, người lính ở đảo Trường Sa lại thêm nổi nhớ nhà. Nổi nhớ ấy không làm anh và đồng đội lặng im, anh đang trải nổi nhớ trào dâng ấy lên cung đàn đàn bầu thánh thót. “Đàn bầu anh ai gẫy nấy nghe “nhưng tiếng đàn của anh lính không dành cho riêng ḿnh, anh đang dành tiếng đàn ấy cho xứ sở quê nhà. “Cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha“. Tiếng đàn bầu của người lính trẻ – chính là tiếng đàn đầu ViệtNam, tiếng thiêng liêng nhất của tổ quốc.


Tiếng đàn bầu của người lính trẻ xoáy vào hồn những bậc đá xanh rêu, bay la đà trên mặt sóng. Tiếng đàn bầu rót hơi thở hùng tráng du dương vào cây phong ba trước sân nhà, tiếng đàn bầu bay qua biển rộng đến tận cùng non cao trở về cội nguồn sâu thẳm nhất. Tổ quốc ViệtNamtươi đẹp vô ngần, thuỷ chung vô ngần, nhân nghĩa vô ngần trong tiếng đàn bầu. Người lính trẻ vẫy lên cung đàn ấy chứa bao nhiêu pho cổ tích thần thoại.Từ trong tiếng đàn bầu lịch sử dân tộc hiện ra, từ trong tiếng đàn bầu hồn cốt dân tộc Việt Nam hiện ra.Tôi biết ở nơi đảo xa này không có cô gái nào ngồi bên song cửa để “nghe lén” tiếng đàn bầu của anh. Nhưng dưới luỹ tre làng, dưới mái nhà b́nh dị nơi miền quê nắng lữa mưa chan kia có một “trái tim thôn nữ” đang khắc khoải với người lính Trường Sa. Người lính ấy cũng chân chất, hiền lành đầy thông minh, giàu nghị lực quả cảm như chàng trai Thạch Sanh trong cổ tích. Tiếng kêu “Tích.. tịch.. t́nh tang..”làm thổn thức và si mê công chúa. Tiếng đàn Thạch Sanh đó là “tiếng thần linh” của ngay thẳng. Tiếng đàn Thạch Sanh đó là tiếng của “nhân nghĩa thắng hung tàn”. Tiếng đàn Thạch Sạch gieo sâu và tâm khảm con người “điều thiện” bao giờ cũng thắng được “điều ác”. Dầu mă xà, trăn tinh, hay sự thâm độc với nhiều mưu ma chước quỷ Lư Thông cũng không át nổi và đè bẹp được tiếng đàn Thạch Sanh. Tiếng đàn ấy là thước đo cao nhất của phẩm giá con người. Hồn thiêng của dân tộc ViệtNamtưới lên đất, tưới lên cỏ và tưới lên cây đàn bầu tạo nên một sắc âm kỳ diệu muôn đời bất tử. Lẽ nào người lính Trường Sa lại không được hoá phép mầu nhiệm bằng những tiếng đàn này?

Tiếng đàn bầu người lính trẻ Trường Sa, lúc ào ạt dồn dập lúc khoan thai lâm li sâu lắng. Tiếng đàn bầu như giục giă núi xa xích gần lại, biển xa xích gần lại, đầu đen máu đỏ đều con Lạc, cháu Hồng. Tiếng đàn bầu xui ta về với đất tổ Hùng Vương, với bà mẹ Âu Cơ sinh thành ra đồng bào ta từ trong bọc trứng. Thưở ấy năm mươi con lên rừng, năm mươi con xuống biển. Những đứa con đầu đội trời chân đạp đất Việt Namđă khai sinh ra nền văn minh lúa nước. “Ôi từ không tới có/ Xẩy ra như thế nào ” qua cung trầm cung bổng thời gian đều hiện hữu lên trong tiếng đàn. Tiếng đàn bầu thành những chiếc thuyền vô h́nh trong khoảng lặng mênh mông chở những người con xa xứ, những người con nửa đời phiêu bạt về lại với bến nước sông quê, về lại để ngắm “cây trúc xinh”, về lại để “ngồi tựa mạn thuyền”, về lại để ngắm ngôi chùa cổ kính. Nơi ấy có khoai ngọt sắn bùi, có bếp lữa chiều đông sưởi ấm. Có cối xay tre từ thuở xưa nặng nề ṿng quay xay nắm thóc để nuôi con người Việt Nam lớn lên từ đó. Biết ăn, biết ở biết học bài học làm người từ đó. “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu/ Nghe dịu nổi đau của mẹ/ Ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ/ Các anh không về ḿnh mẹ lặng im”. Mẹ của Việt Nam – mẹ của “đất nước sớm chắn băo dông, chiều trông nắng lửa, lao xao trưa hè một điệu ca dao”. Tiếng đàn bầu đă xoá dịu nổi đau của bao bà mẹ Việt Nam trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại. Bởi mẹ đă hiểu hơn ai hết giá trị của độc lập tự do dân tộc, một giá trị vĩnh hằng mà bất cứ giặc giă ngoại xâm nào nhân dân ta cũng vùng lên đánh bại. Vâng người lính trẻ Trường Sa trong những giờ phút nhớ đất liền gửi về cho mẹ tiếng đàn bầu cũng giống như h́nh ảnh chiến binh hôm nào ra trận. Tiếng đàn bầu người lính trẻ hôm nay hội tụ đầy đủ những khí chất binh hùng tướng mạnh. Bốn ngàn năm lại dồn nén lên tiếng đàn cung bậc trầm hùng nhất. Ngỡ như trong tiếng đàn hồn thiêng của Lư Thường Kiệt lại bay về và tuyên bố dơng dạc với toàn nhân loại một lần nữa “Nam quốc sơn hà nam đế cư“. Ngỡ như trong đàn có bóng h́nh Nguyễn Trải thức dưới trăng ngà chép binh thư. Ngỡ như trong tiếng đàn có tiếng ḥ reo vỡ trời của đạo quân Ngô Quyền trên sóng Bạch Đằng. Ngỡ như trong tiếng đàn bầu có tiếng ngựa phi xen lẫn tướng gươm khua người anh hùng áo vải Quang Trung. Đất nước bốn ngàn năm, dân tộc bốn ngàn năm làm nên những sự tích anh hùng mà thanh thản và ung dung đỉnh đạc hơn bao giờ hết. Tiếng đàn bầu đă một thời bay dọc chiến hào Điện Biên Phủ, tiếng đàn bầu đă một thời bồng bềnh trên cánh vơng Trường Sơn, theo gót những dấu chân du kích bưng biền Đồng Tháp. Tiếng đàn như tiếng kèn, như hiệu lệnh để tất cả dân tộc ViệtNam hành quân ra tuyến lửa.

Đất nước đă thanh b́nh, biển trời quê ta đẹp như gấm hoa. Nhưng tất cả những người Việt Nam hôm nay đang hướng về Trường Sa, đang hướng về những người lính “áo màu xanh trứng sáo” làm tiếp sứ mệnh lịch sử mà cha ông giao lại. “Trường sa đất – một phần thân thể/ Trường Sa hồn – tổ quốc ở Trường Sa”. Không ai có quyền xoá đi tiếng đàn bầu Việt Nam và không ai có quyền chà đạp lên sự thật, phỉ báng sự thật biến Trường Sa nằm trong “đường lưỡi ḅ” của kẻ “Đại Hán”. Người lính trẻ Trường Sa như cây phong ba trước băo gầm gió hú.Trái tim của người lính bao giờ cũng được sưởi ấm niềm tin từ máu thịt của đất liền. Niềm tin thắp sáng lên từ đôi mắt, ánh mắt đồng đội trao gửi, ánh mắt người thương trao gửi, ánh mắt cả dân tộc trao gửi để nh́n rơ qua hàng trăm hải lư những “con ma đen ” đang ngày đêm rập ŕnh giữa biển khơi. Trường Sa hôm nay đang trổi dậy một sức sống phồn thực như cây đàn bầu của người lính trẻ kia đang dào lên một khúc ca ngày mới. Một tấm chăn gửi tới Trường Sa, một can nước ngọt san sẻ cùng Trường Sa, một viên đá nghĩa t́nh gửi tới Trường Sa càng làm cho Trường Sa vững bức trường thành thế trận mới. Không có vinh quang nào không trải qua gian khổ. “Việt Nam ngời vinh quang – Việt Nam Hồ Chí Minh” – tiếng đàn bầu người lính Trường Sa đồng vọng khắp hành tinh để nói mọi màu da rằng

Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt.

Như mẹ cha ta như vợ như chồng.

Ôi tổ quốc nếu cần ta chết.

Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông”
(Chế Lan Viên)

Tổ quốc ở Trường Sa và Trường Sa trong ḷng tổ quốc.Ta mừng cho người lính trẻ ở Trường Sa xuân này thêm một tuổi, thêm một lần cứng cáp giữa Trường Sa. Giữa muôn trùng sóng biếc, cả quê nhà đang thấy bóng h́nh anh dưới bóng cờ tổ quốc, trong mênh mông biển cả với cánh chim hải âu đang lộng lộng gió tự do, mát rượi hoà b́nh..

nhathonguyentrongtao
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	6
Size:	4.1 KB
ID:	351386
Old 01-16-2012   #2
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default

Ngày này 38 năm trước

1. Quế Lâm
Quế Lâm, một trong những địa danh du lịch nổi tiếng nhất Trung quốc thuộc tỉnh Quảng Tây. Tại đây có một bệnh viện nằm ngoại ô thành phố, chuyên điều trị cho những thương binh nặng hay cán bộ trung cấp Việt nam bệnh nặng. Anh chị em bệnh nhân dự định ngày Chủ nhật 20-1-1974 sẽ cùng nhau vào thành phố và đi thăm một số nơi đă cưu mang giúp đỡ các thiếu sinh quân Việt nam. Sáng đó trời nắng đẹp, nhưng tất cả các hành lang đều có các bác sỹ và y tá án ngữ : Không ai được ra khỏi pḥng bệnh. Điều này cũng xảy ra tại Quảng châu, nơi các cán bộ cao cấp đang an dưỡng. Điều lạ lùng này xảy ra giống hệt hai năm trước, năm 1972 khi Tổng thống Nixon đang thăm Bắc kinh. Không một ai trong số các bệnh nhân đó biết rằng : Trung quốc đă xâm chiếm quần đảo Hoàng sa. Do vậy họ quản chặt bệnh nhân Việt nam v́ sợ nổi loạn. Tôi đă gặp ông N. đại tá ,thương binh thành cổ Quảng trị và ông C. cựu cán bộ Đài Phát thanh Truyền h́nh Việt nam kể lại ngày ấy. Hành động của họ mạnh tới mức, bà H., một người xu nịnh Trung quốc bằng cách luôn mang sách đỏ Mao tuyển, nghĩ rằng ḿnh được ḷng Bệnh viện xưa nay, cứ xin ra ngoài, nói tiếng Tàu ba xí, ba tú , liền bị hai người mặc quân phục kèm lên Văn pḥng Khoa ngồi suốt ngày.
2. Sài g̣n
Hôm sau, phiên họp của Phái đoàn Liên hợp quân sự 4 bên về việc Giám sát thi hành Hiệp định Paris do Thiếu tướng Lê Quang Ḥa, trưởng phái đoàn Việt nam Dân chủ Cộng ḥa chủ tŕ tại Sài g̣n. Trong phiên họp này, phía Việt nam Cộng ḥa đă đưa văn bản đề nghị chính thức Chính phủ VNDCCH cùng với ḿnh ra thông cáo lên án hành động xâm lược lănh thổ-lănh hải của Việt nam. Đề nghị này c̣n lên kế hoạch chi tiết, trong đó yêu cầu quân Bắc Việt nam và quân của Chính Phủ Cách mạng Lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt nam giảm áp lực tại quân đoàn 2 của VNCH. Trong đó đề nghị cụ thể không tiến công quấy rối Đà nẵng, Nha trang và các sân bay ở khu vực này để quân lực VNCH có thể rảnh tay tập trung tái chiếm quần đảo Hoàng sa.
Theo lời kể lại của ông H., nguyên sỹ quan bảo vệ an ninh cho đoàn, ông Ḥa đă điện về xin ư kiến Trung ương. Đích thân ông Lê Đức Thọ phê b́nh ‘’lập trường chính trị các anh để đâu? Đang có chiến tranh, lại phối hợp hoạt động với địch à? Cuộc chiến tranh gay go của ta rất cần sự ủng hộ của Trung quốc, mà lại nói quay sang chống bạn. Họ có giải phóng giúp ta, th́ sau này cũng trả lại cho ta thôi.’’
Sau đó, phía VNCH đề nghị họp bất thường. Lần này,Trung tướng Ngô Du chủ tŕ phiên họp. Mở đầu, ông ta nói :
-Trong phiên họp này, tôi đề nghị không cáo buộc, căi nhau về những vụ xâm phạm lănh thổ, vi phạm hiệp định nữa. Trung cộng đă ngang nhiên xâm lược và chiếm giữ toàn bộ quần đảo Hoàng sa. Đất của chúng tôi th́ cũng như đất của các anh v́ cùng là đất tổ tiên chúng ta để lại cả. V́ thế, chúng ta nên xếp ba bốn cái vụ tranh căi lại, để ngồi cùng nhau bàn bạc về việc phối hợp hoạt động chông lại sự xâm lăng này.
Cũng như đề nghị bằng văn bản, tướng Ngô Du ngoài sáng kiến giảm bớt áp lực quân sự thuộc quân đoàn 2 ra, ông ta c̣n đ̣i phía VNDCCH gửi công hàm lên án tại Liên hiệp quốc, vận động phe XHCN cũng như Thế giới lên tiếng phản đối.
Phái đoàn Mỹ, người bảo trợ cho tất cả các hoạt động quân sự của VNCH im lặng, không có ư kiến ǵ.
Ông Lê Quang Ḥa cũng tảng lờ, không đáp lại đề nghị này. Ông biết tướng Ngô Du, một thời cũng là cựu đồng ngũ, đă là cán bộ tiểu đoàn thuộc Vệ quốc đoàn, sau đó đảo ngũ và sang phía bên kia , cũng đă một vài lần nói chuyện có vẻ ‘’ḥa hợp dân tộc’’. Ông Ḥa tưởng tảng lờ đề nghị đó cho qua chuyện nhưng ông Ngô Du nổi đóa. Ông chửi tục, nói chúng mày tảng lờ , là tiếp tay cho Trung Cộng, là bán nước mà c̣n tiếp tục định đánh không cho chúng tao giành lại đất đai của ông cha.
Cáu đến đỉnh điểm, ông Ngô Du vớ lấy cái gạt tàn thuốc lá bằng thủy tinh ném thẳng vào mặt ông Lê Quang Ḥa. Ông Ḥa né được, gạt tàn đập vào tường vỡ tung tóe.
Sỹ quan bảo vệ, ông H. lao đến, định chộp cổ ông Ngô Du nhưng bị mấy người lính cận vệ phía bên kia khóa tay.
Cũng trong mấy ngày đó, đài Sài g̣n và BBC liên tục đưa tin về sự kiện Hoàng sa. Những người nghe lén đài địch phát rất rơ đă rỉ tai nhau về việc này tại Hà nội. Nhưng giải thích mơ hồ, ngây ngô và vắn tắt từ trên đưa xuống tới các chi bộ Tiểu khu (cấp phường) là bạn giải phóng giúp, sẽ trả lại sau này làm dư luận bớt xầm x́.
Hơn một năm sau, lúc Hải quân Việt nam giải phóng các đảo thuộc phía bên kia, sự ngây thơ trên bị đáp lại phũ phàng bẳng việc trả lời đanh thép của phía Trung quốc trước đề nghị cho nhận lại quần đảo của Việt nam.
Có ai đồng t́nh lên án hành động xâm lăng đó ?
Sau biến cố đau thương đó, chỉ có Liên xô là nước duy nhất lên án hành động xâm lược trắng trợn, dă man của Trung quốc với một nước nhỏ phía Nam. Họ cũng đă nếm trải hành động này 15 năm trước đó. Hai ḥn đảo thuộc cù lao Damansky trên song Usuri bị chiếm đóng, dân cư bị sát hại /2/. Từ đó, các đảo này bị Trung quốc sáp nhập vào lănh thổ. Vết nhục này đến nay chưa phai trong ḷng người Nga. Cuộc chiến trả đũa lớn dự kiến đánh vào Lopno và khắp miền bắc Trung quốc v́ sao không xảy ra sẽ được viết trong bài sau.
Cũng như với Damansky, rồi gần đây có bài viết tự nhận Siberia của ḿnh,Trung quốc luôn cố chứng minh, họ đă là chủ Biển Đông từ 2 ngàn năm trước.
Cần tránh lối ṃn nhàm, chán
Rất buồn, nhiều người Việt nam cũng luôn dựa vào sự chiếm hữu lịch sử như trên là luận điểm cơ bản mong thuyết phục. Nhưng cả Tàu lẫn Việt không hiểu tâm tính người phương Tây và không quan tâm ǵ đến những quy ước mới về đất biển. Tôi rất đồng t́nh với /1/ cho rằng Công pháp quốc tế mới đ̣i hỏi phải hội đủ 4 điều kiện sau đây mới được coi là có quyền sở hữu, chấp hữu đảo và lănh hải : (1) Sự chấp hữu phải công khai và minh bạch; (2) Sự chấp hữu phải hoà b́nh; (3) Sự chấp hữu phải liên tục và không gián đoạn và (4) Sự chấp hữu phải với tư cách là sở hữu chủ.
Để giải thích thêm điều này ta hăy quan sát thái độ người châu Âu, nơi mà đường biên giới thay đổi trong suốt nửa đầu Thế kỷ trước. Lănh thổ của Hungari thành của Rumani và nước khác. Lănh thổ Balan thành của Ucraina và Bạch Nga, Lănh thổ Ư thành một phần của Nam Tư, v.v. Vậy nên, việc sở hữu lịch sử không phải là chứng cứ họ quan tâm nhiều. Điển h́nh như Israel, nước luôn nêu lănh thổ lịch sử từ trên 2000 năm trước, được cả Thế giới công nhận, cũng không thể là cớ để xâm lược các nước Ả rập đang chiếm hữu mảnh đất đó được.
Theo t́nh h́nh đó,chủ trương của Việt nam cũng như người Việt nói chung phải thay đổi. Thay v́ cày xới chứng minh sử hữu lịch sử, chúng ta cần nghiên cứu và công bố trước Thế giới việc chấp hữu công khai, minh bạch, liên tục, ḥa b́nh và sở hữu chủ. Về điểm này,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă phát biểu đúng/3/.
Như vậy,việc củng cố vị trí của các đảo c̣n lại chưa bị xâm lược trên quần đảo Trường sa là rất quan trọng. Việc tăng cường pḥng ngự không chỉ là việc của chính quyền mà c̣n là nhiệm vụ của mỗi người dân. Người dân Nga trước kia ăn khoai tây, bán bột mỳ đi lấy tiền cá nhân góp nhau mua tặng Hồng quân máy bay, xe tăng th́ người Việt nam cũng có thể có nhiệt t́nh như thế. Tôi rất xúc động khi thấy thanh niên ở một số Diễn đàn trên Internet không chỉ đến thăm, úy lạo các gia đ́nh lính đảo mà c̣n gửi quà, động viên gia đ́nh dân thường sinh sống ở các đảo đó. Hành động nhỏ bé hơn ngàn lần nói suông. Hoàng sa mất rồi, Trường sa cố giữ.
38 năm qua,việc thua trận hải chiến Hoàng sa 1974 không lúc nào không nhức nhối trong ḷng người Việt. Đứng vững tại địa điểm chiến lược, Trung quốc tung tḥng lọng chín khúc thít chặt vào cổ Việt nam và mấy nước nhỏ bé khác.
Phải làm ǵ đây ?

Tác giả gửi cho Quê choa

(Bài vở gửi đăng QC là chủ kiến riêng của tác giả, không hẳn là chủ kiến của QC)
………………………………….
Tham khảo
1.Nguyễn Cần .Chỉ là chuyện giấc mơ
2.A.D.Vasunovsky .Quan hệ Liên xô-Trung quốc thế kỷ 20, Maxcova 2001 (tiếng Nga)
3.Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Việt nam khóa 23 ngày 25.11.2011
quechoa
Hanna_is_offline  
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC9

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:25.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.11952 seconds with 12 queries