Bộ Linga - Yony lớn nhất Việt Nam thuộc về quần thể di tích Cát Tiên (Lâm Đồng) là một trong những di tích có vị trí hết sức đặc biệt trong kho tàng di sản Văn hoá Việt Nam; là biểu tượng của khoái lạc, giao hoan.
Năm 1996, khi khai quật khu di tích Cát Tiên, đoàn khảo cổ đã phát hiện bộ Linga - Yoni - bệ thờ sinh thực khí của cư dân theo Ba la môn giáo, tại gò 1A, xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên.
Có niên đại khoảng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10, Linga có đầu tròn, dáng cân đối, chân vuông cạnh 0,66m, cao 2,1m với đầy đủ ba phần: tròn, bát giác, vuông.
Theo các nhà nghiên cứu, Linga là ngẫu tượng hình thể toàn bích của sự sinh tồn và huỷ diệt, là sự kết hợp hài hoà của ba vật thể tượng trưng cho các ưu vật cần thiết trong đời sống sinh tồn của loài người. Đó là sự sinh ra, nuôi dưỡng (lớn lên) và huỷ diệt...
|
Linga và Yoni này là bệ thờ sinh thực khí của cư dân theo Balamôn giáo. (Ảnh minh họa) |
Cũng là biểu tượng ngẫu cảm, Linga tượng trưng cho tinh thần Shiva trong nghệ thuật tôn giáo Bà la môn xưa. Trong đó, phần dưới hình vuông gọi là Brama tượng trưng cho thần sáng tạo là cực âm, phần giữa hình bát giác gọi là Vishnu tượng trưng cho thần bảo dưỡng (nuôi nấng), còn phần trên cùng là khối hình tròn gọi là Shiva tượng trưng cho thần Toàn năng.
Linga được cắm trên Yoni. Yoni được cách điệu bằng một khối đá hình vuông, có khe hở, có môi đưa nước ra ngoài. Là biểu tượng của khoái lạc, của sự giao hoan. Và điều đặc biệt là Linga và Yoni luôn có kích thước tương ứng nên chỉ cần thấy một chi tiết cũng có thể suy ra toàn bộ kích thước ngẫu tượng...
Quần thể di tích Cát Tiên là một trong những di tích có vị trí hết sức đặc biệt trong kho tàng di sản Văn hoá Việt Nam. Đây là nơi đã được phát hiện rất nhiều di vật lịch sử có giá trị. |