Câu chuyện người hóa rắn của gia đ́nh ông Nguyễn Văn Thảo đă khiến cho vùng quê vốn quanh năm yên tĩnh này bỗng xôn xao hẳn lên.
Nhiều người trong làng c̣n lo lắng họ sẽ bị vạ lây khi rắn thần, vốn bảo vệ làng, nay bị ông Thảo hăm hại tất sẽ quay ra báo thù. Gia đ́nh ông Thảo phải gánh chịu là lẽ đương nhiên, nhưng sau đó sẽ là tất cả những người dân sống ở làng Kính Nỗ này cũng phải chịu chung số phận…
Lập miếu thờ rắn
Theo lời kể của ông Thảo, sau khi mời bà C̣ng đến cúng bái cho gia đ́nh, anh Toàn đă dần dần “trở thành người”, không c̣n có những hành vi giống như rắn nữa. Những tưởng cúng bái như thế là thoát nạn nhưng có vẻ "Thần Rắn" vẫn chưa buông tha anh Toàn. Thỉnh thoảng anh Toàn lại giở chứng, ḅ khắp nhà và đ̣i ăn trứng gà sống. Ông Thảo biết "rắn thần" lại đang đói. V́ miệng "rắn thần" chưa được cởi bỏ nên không thể kiếm được thức ăn. Và cứ lúc đói th́ "rắn thần" lại "nhập" vào người anh Toàn để phạt vạ. Cả gia đ́nh ông liền kéo đến điện thờ của bà C̣ng khấn vái, mong "Thần Rắn" buông tha cho gia đ́nh ông. Hôm ấy, cả gian điện thờ của bà C̣ng chật cứng người đến xem cảnh anh Toàn "hóa rắn". Sau khi bà C̣ng cúng xong, anh Toàn lại bị "thần rắn nhập vào", ḅ trườn khắp điện khiến ai cũng hoảng hồn. Sau khi cho anh Toàn ăn trứng gà sống, người anh Toàn bỗng biến sắc, anh ngồi dậy và phán: "Ta là Thần coi làng ở đây đă bao năm nay. Con rắn thần của ta đă trông giữ cho cả cái làng này, vậy mà các ngươi dám khâu miệng nó lại… Bây giờ phải lập miếu thờ nó, nếu không cả cái làng này sẽ phải chịu vạ".
Nghe xong, người nhà ông Thảo hốt hoảng hỏi muốn lập miếu ở nhà, ở chùa, "ngài" đều không đồng ư. Theo ư "Thần" th́ miếu phải xây ở gốc cây đa giữa làng, cũng chính là nơi mà ông Thảo đă bắt được con rắn có mào. Sau khi được sự đồng ư của chính quyền địa phương cũng như tham khảo ư kiến của các vị cao niên trong làng, gia đ́nh ông Thảo tiến hành xây miếu thờ tại vị trí gốc đa giữa làng, nằm liền kề nhà văn hóa thôn…
PV tới t́m gặp anh Nguyễn Văn Thành, CA viên phụ trách thôn để hỏi về câu chuyện lạ kỳ trên. Anh Thành vốn không tin vào chuyện ma quỷ, mê tín dị đoan. Tuy nhiên, anh cũng như bất ḱ người dân nào trong thôn đều có thể xác nhận câu chuyện anh Toàn “biến thành rắn" là có thật. Rồi anh đưa mọi người ra tận nơi xem miếu thờ "Thần Rắn". Ngôi miếu có chiều cao 2,5 m; rộng 1,8 m; sâu 0,8 m. Miếu nằm dưới gốc cây đa cổ ở giữa làng đúng như yêu cầu của "Thần Rắn". Vào buổi khánh thành ngôi miếu, lúc mọi người vừa cúng vái nhập thần xong, th́ bỗng từ đâu, một con rắn rất to ḅ đến khiến mọi người vô cùng hoảng sợ. Con rắn trườn quanh ngôi miếu một lượt rồi ḅ lên nóc. Ông Thảo cùng mọi người càng ngạc nhiên hơn khi trông thấy trên miệng con rắn vẫn c̣n vương những sợi chỉ mảnh mà ông Thảo đă khâu trước đó, khiến mọi người càng tin sự linh thiêng của “rắn thần”. Ngôi miếu được đặt tên là miếu "Long Thần" với sự kính cẩn và khiếp sợ của người dân trong làng. Kể từ ngày xây Miếu đến nay, nhà ông Thảo vẫn thường xuyên trông nom việc thờ cúng miếu "Long Thần". Trong không gian nhỏ của gian Miếu, ngoài tiền vàng, hương hoa, lúc nào cũng có 10 quả trứng gà sống, 1 đĩa gạo và một đĩa muối trắng. Thỉnh thoảng, những quả trứng trong miếu bị mất dần, người ta đồn nhau là do "rắn thần" đến ăn...
Anh Thành CA xa Uy Nỗ khẳng định: Chuyện ông Thảo bắt được rắn có mào là có thật!
Sự thật hay niềm tin
Khi đi t́m hiểu về câu chuyện này, PV được một vài người dân trong làng cho biết: Câu chuyện người bỗng dưng hóa rắn chỉ có một phần đúng c̣n chín phần là bịa đặt, có thể chuyện ông Thảo bắt được rắn rồi thả là thật c̣n nhưng c̣n những chuyện liên quan phần nhiều là bịa đặt để phục vụ cho một ư đồ nào đó. Ở nhà ông Thảo luôn xuất hiện một người phụ nữ trung tuổi mà theo lời ông cho biết đây là người "đă giúp họ trong việc trừ tà ma quỷ và yên ổn như ngày hôm nay". Người phụ nữ này th́ lại cho biết: "Chúng tôi kể lại câu chuyện th́ có được lợi ǵ không? C̣n miếu lập lên đó, ai có ḷng th́ đến cúng viếng. Thế thôi (!?)".
Chưa biết thực hư thế nào nhưng câu chuyện này đă "nổi tiếng" đến mức già trẻ gái trai ở địa phương này ai cũng thuộc làu làu. Đến đầu xă Uy Nỗ, chúng tôi hỏi chuyện một người dân t́nh cờ gặp trên đường có tên T., người này kể một hơi: "À nhà ông Nguyễn Văn Thảo. Cách đây mấy tháng, ông ấy có bắt được con rắn có mào đỏ. Ai bảo ông ấy dại không thả ngay ra mà lại khâu miệng rắn đem đi bán. Ra đến chợ mọi người sợ hú vía bảo ông ấy là "rắn thần" th́ ông ấy mới tháo chỉ khỏi miệng rắn đem thả". Chưa hết, người dân này c̣n th́ thào vẻ sợ hăi: "Ấy thế mà vẫn bị "thần rắn" phạt. Thời gian sau đó, đứa con ông ấy bị "rắn thần" nhập và trườn như rắn, chỉ đ̣i ăn trứng sống. Chẳng bác sĩ nào chữa trị được bệnh ấy, may nhờ gặp thầy cao tay cúng giải, sau đó phải lập miếu thờ “Long Thần” th́ mới khỏi". Nói th́ chi tiết như "mắt thấy tai nghe" vậy nhưng khi được hỏi "có chứng kiến những sự việc như trên không?" th́ tất cả người được hỏi đều lắc đầu: "Th́ cũng nghe kể như vậy chứ có biết thực hư thế nào đâu". Cứ tưởng rằng khi đến nhà ông Thảo th́ sẽ khó nhận được sự tiếp đón nồng nhiệt, nhưng hóa ra không phải vậy, chúng tôi vừa t́m đến nhà người đă lập miếu thờ "Thần Rắn" th́ bà vợ ông Thảo đă rất đon đả chạy tới tiếp chuyện như quen biết từ lâu. Trái ngược lại với những lời đồn đại, ngay từ những câu đầu tiên, vợ con ông Thảo đă khẳng định rằng "Làm ǵ có chuyện người hóa rắn…". Thậm chí bà vợ c̣n đưa ra thông tin trái ngược hoàn toàn so với lời đồn. Bà nói: "Chồng tôi sợ rắn nhất trên đời, làm ǵ có chuyện chồng tôi dám tḥ tay bắt rắn như thế, mà lại c̣n là rắn to và có mào lạ như vậy". Nói về lời đồn con trai bà "bị rắn nhập ḅ quanh nhà và đ̣i ăn trứng sống" th́ người phụ nữ này cho biết: "Cách đây khoảng mười mấy năm, một nhà hàng xóm có bắt được con rắn có mào đỏ. Họ khâu miệng nó lại rồi đem thả chứ nhà tôi có biết ǵ đâu…".
Trứng gà sống trong miếu thờ “Thần Rắn”
GS. Mai Đ́nh Yên, chuyên gia đầu ngành về động vật học của Việt Nam cho biết: Ở nước ta có 3 loại rắn lục có h́nh dáng bên ngoài có thể giống và có thể nôm na là "rắn có mào" là: Rắn lục mũi hếch, rắn lục sừng và rắn lục voi. Ba loại rắn này phân bố ở thị xă Sa Pa, tỉnh Lào Cai, xă Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn, và huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc)… Nhiều khả năng loài rắn này có ở Hà Nội, Hưng Yên.
Cũng theo GS. Mai Đ́nh Yên những loài rắn cực độc này thích chui vào trong đền, miếu, hốc cây cổ thụ - nơi yên tĩnh để trú ẩn. Đó là đặc tính sinh học của loài rắn, loài ăn thịt nên chui vào đền, miếu vừa để ẩn ḿnh vừa để bắt chuột. Những loài rắn độc sống ở nơi linh thiêng không phải chuyện lạ. Nhưng với những người đến cầu khấn ở nơi linh thiêng đền, miếu thường đang có trắc ẩn về tâm linh, họ muốn thỉnh cầu một điều ǵ đó ở thần linh. T́nh cờ họ nh́n thấy một trong số những loài rắn độc (họ rắn lục) có h́nh thù kỳ lạ th́ sẽ nghĩ là "thánh" hiển linh. Họ sẽ tưởng tượng ra nhiều điều kỳ quái mang tính chất tâm linh. C̣n loài rắn mà theo những lời đồn đại về "rắn thần" là có lớp vảy ngũ sắc, có màu đỏ như mào gà đa phần là sự tưởng tượng... thần hồn nát thần tính, sợ bóng sợ gió. Nếu người dân đă từng chứng kiến một con "rắn có mào" ở miền Bắc nước ta th́ rất có thể đó là loài rắn lục voi, có tên quốc tế là Viperdae. GS. Yên cũng cho biết thêm là đă từng nghe những câu chuyện tương tự rằng, có một bà lăo làm một cái chuồng gà nhỏ để nuôi gà ngay sát chân núi Côi, tỉnh Nam Định.
Một đêm, bà nghe tiếng gà quác quác, bà cầm đuốc chạy xuống xem chuyện ǵ th́ thấy có một con rắn ngũ sắc, da bóng dầu (nh́n ánh dầu mỡ tạo hiệu ứng 7 màu), trên đầu có một cái mào đỏ chót và nó đang xiết con gà. Bà lấy gậy đánh nó, nó liền nhả con gà rồi bỏ đi. Chuyện một con rắn mào bị phát hiện khi đào móng sửa chữa nhà chùa ở huyện Phú Xuyên. Sư thầy bảo mọi người nhốt vào bao tải, chiều mang ra sông thả, nhưng rồi nó lại t́m cách quay trở về chốn cũ… Theo GS. Yên, những câu chuyện thần thánh xung quanh loại rắn có mào chỉ là một trong những câu chuyện chứa đựng yếu tố tâm linh, huyền bí nhằm phục vụ một mục đích trục lợi nào đó. Đơn cử như việc lập miếu thờ của ông Thảo là một ví dụ, hàng ngày v́ tin câu chuyện này không biết bao người đă đến thắp hương cầu khấn, rồi bỏ tiền xây dựng miếu… Vậy những đồng tiền đó sẽ chảy vào túi ai? Không rơ liệu chính quyền địa phương có biết tới điều này (!?).
Hà Thái