Khi người Mỹ án binh bất động với t́nh h́nh Somali th́ Pháp gián tiếp can thiệp vào quốc gia đầy bất ổn này thông qua Quân đội Kenya.
Trong khi “Bộ chỉ huy Châu Phi” của Mỹ án binh bất động th́ người Pháp đă tiến đến gần Somalia. Đại diện bộ Tổng tham mưu Thierry Burkhard tuyên bố, sẽ giúp đỡ các đơn vị Kenya đă tiến vào Somalia.
Như vậy, Paris định củng cố ảnh hưởng của ḿnh ở Châu Phi. Sau kết quả c̣n nghi ngờ của chiến dịch ở Libya, một chiến thắng mẫu mực trước cướp biển Somalia có thể làm uy tín của Pháp lên cao trong toàn thể Liên minh Châu Âu.
Giáo sư ĐH Natal ở Nam Phi Irina Filatova nói: “Paris đă tỏ ra tích cực về chính trị ở châu Phi, bởi chính phủ của Sarkozy cần có thành tích trước bầu cử. Mà từ thời thực dân, nước Pháp vẫn giữ được vị thế mạnh ở châu lục này, v́ vậy sự tham gia của Pháp trong chiến dịch là hoàn toàn hợp logic”.
Giảng viên chính ĐH Xă hội Nhân văn Quốc gia Nga (RSUH), ông Sergei Seregichev giải thích: “Người Pháp đă đề nghị Kenya can thiệp, để với sự hỗ trợ của vũ khí và cố vấn Pháp thiết lập lại trật tự vùng dọc bờ biển. Người Kenya tiến hành các chiến dịch trên vùng lănh thổ các láng giềng bất ổn th́ thuận lợi hơn. Bởi người Pháp phải có sự đồng ư của Hội đồng Bảo an, một thủ tục dài ḍng, th́ mới được phép đưa quân vào”.
Quân đội Kenya trên đường tiến vào Somalia.
C̣n ở đây th́ hầu như mọi việc tự nó thành. Tổng thống Somalia, ông Sharif Sheikh Ahmed – quá mệt mỏi v́ sự lộn xộn đang xảy ra đă đề nghị Kenya giúp cho Quân đội của ông. Sau đó, người Kenya với sự hỗ trợ của Pháp đă tiến vào những vùng bất ổn.
Thật ra, đến nay, ông Sheikh Ahmed nổi giận, khẳng định chỉ đề nghị giúp tiếp tế. Nhưng đă muộn mất rồi, các hoạt động chiến đấu đă bắt đầu.
Thủ lĩnh Al-Shabaab viết trong thư gửi nhân dân: “Các đơn vị Quân đội Kenya đă tiến sâu vào lănh thổ chúng tôi 100 km, họ gieo rắc sự hỗn loạn trong những người Hồi giáo, bắn giết người và gia súc, đốt nhà”. Những người này doạ sẽ nhanh chóng trả thù và phủ nhận có liên quan đến bắt cóc con tin.
Dễ hiểu, nếu không có sự hỗ trợ của Pháp, Quân đội Kenya đang chịu rất nhiều đàm tiếu, khó làm ǵ để chống lại những người hồi giáo Somalia đă quen trận mạc. Nhưng sự can thiệp của Paris đă xoay chuyển t́nh thế.
Ông Sergei Seregichev cho rằng: “Đây là chiến dịch hợp tác của EU nhằm đàn áp hoạt động cướp biển. Người Pháp được chọn v́ họ có căn cứ lê dương ở Djibouti bên cạnh Somalia và những binh sĩ này trong trường hợp cần thiết sẽ hỗ trợ quân Kenya. Ngoài ra, người Pháp có nhiều kinh nghiệm chinh chiến ở châu Phi”.
Chắc là, người ta sẽ giải quyết được bọn cướp biển bằng những nỗ lực chung. Nhưng ở đây lại xuất hiện câu hỏi: Điều ǵ sẽ xảy ra tiếp sau? Liệu Kenya, cứ cho là có sự hỗ trợ của nước ngoài có thể kiểm soát được bờ biển dài 3.025 km?
Irina Filatova nói: “Muốn kiểm soát một nước, phải ở lại nước đó, mà điều đó th́ cả người Kenya, cả người Pháp khó mà dám làm. Ở đó phải giải quyết những khó khăn về kinh tế, một việc đ̣i hỏi những chi phí khổng lồ”.
Nhưng chỉ cần thắng được cướp biển, Pháp sẽ có được lợi thế to lớn cho Sarkozy. Bằng cách đó, một lần nữa Paris khẳng định hiệu quả của ḿnh ở châu Phi, đặc biệt, nếu so với các dự án không mang lại kết quả về kiểm soát các xung đột vũ trang ở lục địa Đen, như Bộ chỉ huy châu Phi của các lực lượng vũ trang Mỹ (AFROCOM) và Các lực lượng vũ trang của Liên minh Châu Âu (EUFOR).
Người Pháp đă có ảnh hưởng to lớn ở Tây Phi, minh chứng cho điều này là sự kiện họ đă đưa tổng thống Bờ biển Ngà thân Pháp, ông Alassane Ouattara lên nắm quyền.
Nhưng sứ mệnh của Pháp ở lục địa Đen cũng có mặt trái của nó, Paris phải chịu trách nhiệm về những người mà họ đă khuất phục. Và ảnh hưởng của Pháp càng rộng th́ cần càng nhiều chi phí.
Theo quan điểm như vậy th́ chưa biết cái ǵ rẻ hơn, nhổ tận gốc nạn cướp biển và vực dậy nền kinh tế Somalia hay để nước này tự quyết định vận mệnh của nó.
Nguyễn Vũ (theo Izvestia)