7 vệ tinh nhân tạo lớn nhất từng rơi vào trái đất - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 10-24-2011   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 57
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default 7 vệ tinh nhân tạo lớn nhất từng rơi vào trái đất

Trong hơn một tháng qua, hai vệ tinh được xếp vào hàng lớn nhất đã lần lượt lao xuống trái đất mà người ta chẳng thể làm gì ngoài việc bất lực nhìn nó rơi xuống đầu mình. Tuy nhiên, đó chỉ là hai trong số 7 vệ tinh cực lớn "về nhà" theo cách này.

1. Skylab của NASA


Được phóng lên quỹ đạo năm 1973, vệ tinh có tên Skylab được giao thực hiện 3 nhiệm vụ trong không gian và dự đoán sẽ trở về nhà một thập kỷ sau đó. Tuy nhiên, nó đã về sớm hơn dự kiến trước sự bất lực của các nhà khoa học ở trung tâm NASA và họ buộc phải phó mặc cho số phận. Ngày 11/7/1979, Skylab lao vào bầu khí quyển để trở về trái đất. Các mảnh vỡ của nó được xác định rơi trên biển Ấn Độ Dương và phía Tây Australia. Một vài mảnh vỡ được phát hiện ở phía đông nam Perth, Tây Úc và một vài nơi khác. May mắn là không có ai bị thương vì mảnh vỡ vệ tinh.

2. Pegasus 2


Được NASA đưa lên quỹ đạo từ năm 1965, vệ tinh nặng 11,6 tấn này có nhiệm vụ nghiên cứu sự tồn tại của những thiên thạch siêu nhỏ bay xung quanh quỹ đạo trái đất. Pegasus thu thập dữ liệu và gửi về nhà trong vòng 3 năm, sau đó ngừng hoạt động. Nó vẫn duy trì được quỹ đạo cho tới 11 năm sau và trở về nhà ngày 3/11/1979. Các mảnh vỡ của nó lao xuống giữa biển Đại Tây Dương.

3. Salyut 7


Salyut 7 được Liên xô đưa vào không gian năm 1982 trong chương trình xây dựng 9 “nhà ga” bên ngoài vũ trụ. Trong 9 năm hoạt động, nó đã đón tiếp 6 phi hành đoàn khác nhau làm nhiệm vụ bên ngoài không gian. Salyut 7 dài khoảng 16m và rộng 4,15m tại điểm rộng nhất. Tổng khối lượng của vệ tinh này ước tính vào khoảng 22 tấn.

Salyut 7 quay trở lại trái đất ngày 7/2/1991. Các mảnh vỡ của nó được xác định rơi xuống Argentina, trong đó một vài mảnh thiết bị cháy dở được phát hiện ở thị trấn có tên Capitan Bermudez. Không có báo cáo thương vong được đưa ra.

4. Tàu con thoi Columbia



Các mảnh vỡ của tàu con thoi Columbia.

Thật đáng buồn, tàu con thoi nổi tiếng Columbia của Mỹ cũng bị liệt vào danh sách những thiết bị không gian nhân tạo rơi bất định vào trái đất. Tàu con thoi Columbia gặp nạn ngày 1/2/2003 khi trở về nhà sau 16 ngày làm nhiệm vụ trên không gian. Tất cả 7 phi hành gia đều thiệt mạng do tàu phát nổ trong quá trình hạ cánh.

Một cuộc điều tra được tiến hành cho biết lá chắn nhiệt bên cánh trái tàu Columbia bị hư hại là nguyên nhân chính gây ra thảm họa. Mảnh xốp cách nhiệt từ bình nhiêu liệu rơi ra trong quá trình cất cánh là nguyên nhân gây thủng một lỗ lớn bên cánh trái con tàu.

Vết thủng khiến cho khí nóng tràn vào bên trong con tàu trong quá trình nó ma sát với bầu khí quyển là nguyên nhân gây nổ tàu Columbia. Những mảnh vỡ của phi thuyền nặng hơn 100 tấn rơi rải rác ở miền đông bắc bang Texas, Mỹ.

5. Cosmos 954


Dù không phải là vệ tinh lớn nhất rơi trở lại địa cầu, nhưng Cosmos 954 được coi là vệ tinh đáng sợ nhất. Với trọng lượng 3,8 tấn, vệ tinh này được phóng lên năm 1977 để theo dõi hoạt động của tàu ngầm hạt nhân Mỹ. Không cần các tấm pin năng lượng mặt trời, Cosmos 954 có hệ thống lò phản ứng hạt nhân cung cấp nhiên liệu cho quá trình hoạt động. Nhưng chính điều đó làm cho nó trở nên đáng sợ hơn khi rơi bất định vào trái đất.

Ngày 24/1/1978, Cosmos 954 lao vào bầu khí quyển, và các mảnh vụn của nó được dự đoán sẽ rơi xuống khu vực Tây Bắc Canada. Các mảnh vụn chứa phóng xạ đã lan trên một khu vực rộng lớn, khiến chính phủ Canada yêu cầu Liên Xô chi trả 6 triệu USD phí dọn dẹp và khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, Liên Xô chỉ chấp thuận trả 3 triệu USD cho Toronto.

6. Vệ tinh UARS


Vệ tinh theo dõi tầng khí quyển nặng 6,5 tấn với chiều dài 10,7 mét, rộng 4,5 mét được tàu con thoi Discovery của NASA đưa lên quỹ đạo tháng 9/1991. Thực hiện việc nghiên cứu tầng khí quyển trái đất trong vòng 14 năm, UARS được đánh giá có nhiều đóng góp cho các nhà khoa học, từ những thông tin thu thập được trên tầng khí quyển. Tháng 12/2005, vệ tinh có giá 750 triệu USD ngừng hoạt động.

Đêm 23 rạng sáng 24 tháng 9 vừa qua, vệ tinh này lao vào tầng khí quyển và rơi về phía Canada và châu Phi, cũng như một số vùng ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. NASA chưa thể xác định chính xác vị trí các mảnh vỡ của vệ tinh này, cũng như báo cáo thương vong sau vụ việc.

7. Rosat


Kính thiên văn Rosat vừa lao trở lại trái đất ngày hôm qua với 30 mảnh vụn có tổng trọng lượng lên tới 1,9 tấn. Được phóng lên quỹ đạo tháng 6/1990, kính thiên văn Rosat được các nhà khoa học Đức sử dụng để khảo sát không gian bằng tia X đồng thời ghi lại hình ảnh của tất cả các vật thể trong không gian phát ra tia phóng xạ này. Dù sứ mệnh chỉ là 18 tháng nhưng thời gian Rosat hoạt động đã lên tới 9 năm. Nhiệm vụ cuối cùng được thực hiện năm 1998 và 11 năm sau đó, Rosat rơi xuống một vị trí nào đó trên bề mặt trái đất. Cơ quan hàng không vũ trụ Đức cho biết chưa nhận được báo cáo thương vong nào.


Trịnh Duy
Theo Bưu điện Việt Nam
jojolotus_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	t693541.jpg
Views:	9
Size:	86.0 KB
ID:	327229
 
User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:10.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05988 seconds with 12 queries