Hạm đội Hải Nam Trung Quốc đă tiến hành thử nghiệm tên lửa pḥng không trên hạm mới HQ-16 được trang bị trên các tàu khu trục Type-054A.
Thời gian, địa điểm diễn ra thử nghiệm tên lửa pḥng không trên hạm mới này không được công bố. Đây được xem là một nỗ lực nhằm nâng cao khả năng tác chiến hải đối không tầm trung của Hải quân Trung Quốc cũng như của hạm đội Nam Hải.
Có 2 tàu khu trục Type-054A tham gia vào đợt bắn thử nghiệm này, tàu khu trục Type-054A được trang bị hệ thống tên lửa hải đối không tầm trung HQ-16 (Hồng Kỳ 16).
Hiện tại rất ít thông tin về hệ thống tên lửa đối không này được công bố. Hầu hết các chuyên gia quân sự thế giới cho rằng. HQ-16 được sao chép lại từ hệ thống tên lửa đối không đa kênh Shtill của Nga.
Tên lửa HQ-16 được phóng đi từ tàu khu trục Type-054A (ảnh: FYJS)
Trong bài tập thử nghiệm vừa qua, 2 tàu khu trục Type-054A mang số hiệu 569 Ngọc Lâm và 570 Hoàng Sơn đă phối hợp cùng với nhau để chia sẽ tín hiệu mục tiêu. Mỗi tàu đă phóng 2 tên lửa HQ-16 để tấn công mục tiêu cùng lúc.
Đây có thể coi là một thử nghiệm thành công của hệ thống tên lửa mới này. Điều đó cũng cho thấy, Trung Quốc đă thành công trong việc thu hẹp điểm yếu về pḥng không hạm đội. Bước đầu đă cho thấy sự linh hoạt cao hơn trong tác chiến biên đội.
Đặc biệt toàn bộ tàu khu trục pḥng không mới nhất của Trung Quốc là Type-052C, Type-054A/D đều được biên chế hoạt động tại hạm đội Nam Hải phụ trách biển Đông. Điều đó cho thấy, Trung Quốc đang coi biển Đông là khu vực tác chiến trọng yếu của hải quân nước này.
Hai tên lửa HQ-16 cùng được phóng lên. Ảnh: FYJS
Tên lửa đánh trúng mục tiêu giả định. Ảnh: FYJS. "Dự đoán" thông số hệ thống HQ-16
Con đường phát triển của HQ-16 được cho là thông qua việc "mổ xẻ" hệ thống tên lửa đối không đa kênh Shtill được trang bị trên các khu trục hạm hạng Sovremenny mà Nga bán cho Trung Quốc trong những năm 1990.
Cũng có một số thông tin cho rằng, Nga đă cung cấp giấy phép sản xuất tên lửa 9M38 cho Trung Quốc để họ phát triển thành HQ-16. Tuy nhiên, thông tin này không được xác nhận từ phía Nga.
Đa phần ư kiến nhận định của các chuyên gia quân sự thế giới đều nghiêng về khả năng, thông qua hợp tác với Nga để nâng cấp hệ thống tên lửa đối không đa kênh Shtill cho khu trục hạm hạng Sovremenny. Trung Quốc đă có được những hiểu biết cần thiết để sao chép lại và phát triển thành HQ-16.
Trung Quốc đă phát triển HQ-16 thành 2 biến thể, 1 biến thể đặt trên bệ phóng cơ động, tương tự như kiểu bố trí các ống phóng của tên lửa S-300.
Trang Ausairpower nhận định, kiểu bố trí các ống phóng kiểu này là quá cồng kềnh và không cho phép khả năng tái nạp đạn một cách nhanh chóng.
Ngoại trừ việc thay nguyên cả cụm phóng, một biến thể thứ 2 được phát triển để trang bị trên khu trục hạm Type-054A. Các tên lửa được đặt trong trong 32 ống phóng thắng đứng, ngay phía sau pháo chính.
Dựa vào thông số kỹ thuật của hệ thống tên lửa đa kênh Shtill của Nga có thể đưa ra những dự đoán như sau về tính năng kỹ chiến thuật của HQ-16.
Đạn tên lửa 9M38 được thiết kế để sử dụng trên tàu hạm của Nga, tên lửa có hệ thống cánh ổn định ở giữa thân dài hơn so với đạn tên lửa 9M317 phóng trên đất liền.
Tên lửa có chiều dài 5,5 mét, trong lượng 690kg, được trang bị đầu đạn nặng 70kg, được trang bị radar bán chủ động với khả năng điều khiển tự động, đầu đạn được trang bị ng̣i nổ vô tuyến.
Tên lửa có tầm bắn hiệu quả là 30-35km (chưa nâng cấp), tầm cao hiệu quả là 14-22km, tốc độ Mach-3. Theo trang Sino, tên lửa HQ-16 của Trung Quốc có tầm bắn hiệu quả lên đến 38km. Tuy nhiên, thông tin này chưa được xác nhận.
Nhiều khả năng hệ thống tên lửa HQ-16 sẽ được điều khiển bởi hệ thống radar tương tự như radar MR-90 Walnut (Front Dome) của Nga.
Tàu khu trục Type-054A được trang bị 4 radar MR-90, radar này hoạt động ở băng tần F, tầm phát hiện mục tiêu khoảng 85km, theo dơi mục tiêu ở cự ly từ 35-50km. Radar này có khả năng cung cấp 2 kênh dẫn hướng riêng biệt cho 2 tên lửa đối không tấn công mục tiêu cùng lúc.
Quốc Việt/baodatviet