Trong đợt không kích đầu của liên quân NATO vào lănh thổ Libya, lực lượng pḥng không được xếp hàng mạnh trong khu vực hoàn toàn im hơi lặng tiếng.
Mặc dù được đánh giá là quốc gia có hệ thống không phong hàng đầu trong khu vực, chỉ đứng sau Ai Cập. Đặc biệt, trong biên chế pḥng không Libya có hệ thống tên lửa đối không tầm siêu xa S-200 được mệnh danh là sát thủ của máy bay AWACS và AEW&C.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là 8 tiểu đoàn SA-5 của Libya hoàn toàn im hơi lặng tiếng trong chiến dịch không kích đầu tiên của NATO. Bên cạnh đó là số lượng rất lớn các khẩu đội tên lửa đối không SA-2/3 cũng không thấy khai hỏa.
Phía Liên quân tuyên bố, họ đă hoàn toàn vô hiệu hóa được hệ thống pḥng không Libya bằng 112 quả tên lửa hành tŕnh tấn công chính xác Tomahawk, cùng 40 quả bom dẫn đường được ném xuống từ chiếc siêu máy bay ném bom B-2. Và rất nhiều tên lửa không đối đất khác được các máy bay chiến đấu của Pháp, Anh phóng xuống các mục tiêu mặt đất của Libya.
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh sự im hơi lặng tiếng của hệ thống pḥng không Libya. Liệu lực lượng này đă bị vô hiệu hóa đúng như tuyên bố của Liên quân, hay đây là một bước lùi chiến lược.
Sự im lặng của pḥng không Libya được giới quân sự thế giới nhận định
Trong cơ cấu tác chiến áp đặt vùng cấm bay của không quân NATO, các máy bay cường kích Tornado được giao nhiệm vụ áp chế hệ thống pḥng không không quân đối phương (SEAD). Đây là loại máy bay cường kích được thiết kế cho vai tṛ tấn công mặt đất tại độ cao thấp, trang bị các tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm.
Tornado là mối đe dọa lớn với hệ thống pḥng không Libya.
Để tác chiến đối không, các radar cảnh giới sục sạo mục tiêu phải mở để phát hiện mục tiêu. Nhưng mỗi khi có trạm radar phát sóng, lập tức sẽ bị các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không phát hiện. Tornado sẽ nhận được chỉ thị mục tiêu và xuất hiện, các tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm có cơ chế tự dẫn đến nguồn phát bức xạ, xác suất tiêu diệt mục tiêu gần như 100%.
Các hệ thống radar cảnh giới Libya đa phần là các trạm radar cố định và bán di động, khả năng cơ động để tránh bị định vị là rất thấp. Nếu phát sóng chắc chắn sẽ bị Tornado tiêu diệt ngay.
Không quân NATO sở hữu một lực lượng tác chiến điện tử rất hùng hậu, các hệ thống radar và tên lửa của Libya có nguồn gốc từ Nga lại có độ kháng nhiễu khá thấp, rất dễ bị tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Trong chiến tranh Iraq, lực lượng pḥng không gần như bị tê liệt dưới sức mạnh tác chiến điện tử của NATO.
Kinh nghiệm chiến đấu trong môi trường tác chiến điện tử mạnh của pḥng không Libya không cao. Do đó, họ buộc phải im lặng để bảo toàn lực lượng qua đợt không kích đầu tiên, qua đó tích lũy kinh nghiệm cho những lần tác chiến sau.
Khả năng sống c̣n của pḥng không Libya
Về mặt địa lư, Libya có địa h́nh phần lớn là sa mạc, khá bằng phẳng và trống trải. Đây là điều kiện rất tốt để không quân phát huy năng lực tấn công do tầm quan sát rất rộng.
Tuy nhiên, điều đó đặt ra những thách thức rất lớn cho lực lượng mặt đất, khả năng nguy trang che giấu mục tiêu là rất khó khăn. Tính chất địa lư của đất chủ yếu là đất cát đặc trưng cho kiểu địa h́nh sa mạc, khả năng sử dụng công sự để che chắn mục tiêu cũng rất hạn chế.
Trong chiến dịch tấn công Iraq 2003, lực lượng pḥng không của nước này dễ dàng bị vô hiệu hóa bởi lực lượng không quân của Liên quân. Địa h́nh tại Iraq có nhiều điểm tương đồng với địa h́nh tại Libya.
Hiện tại chưa có bất kỳ báo cáo chính thức nào về thiệt hại của đôi bên. Các phóng viên quốc tế chỉ được phép tiếp cận các khu vực có dân thường thiệt mạng và được sự cho phép của quân chính phủ tại Tripoli cũng như các khu vực do quân đội kiểm soát.
Phía Mỹ cho biết, họ cần ít nhất từ 6-12 tiếng đồng hồ để đánh giá thiệt hại của lực lượng pḥng không Libya qua phân tích h́nh ảnh từ vệ tinh và các máy bay do thám thu được. Các chuyên gia quân sự Mỹ vẫn thận trọng tuyên bố, c̣n quá sớm để đánh giá khả năng thiệt hại của pḥng không Libya.
Theo baodatviet