Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, Bà Dương, có một khu vực được mệnh danh là "Tam giác quỷ Bermuda phương Đông" v́ đă xảy ra hàng loạt các vụ tàu thuyền mất tích tại đây.
Tại khu vực biển ở Đại Tây Dương trải rộng từ Puerto Rico (lănh thổ thuộc Mỹ), Bermuda (lănh thổ hải ngoại thuộc Anh) và Miami của Mỹ, có một khu vực bí ẩn mà khoa học chưa thể giải mă. Nó nổi tiếng với cái tên "Tam giác quỷ Bermuda" v́ tại đây có ít nhất 50 tàu, 20 máy bay đă biến mất không dấu vết. Khoảng 8.000 người đă chết và mất tích kể từ giữa thế kỷ 19 tới nay.
Nếu phương Tây có một khu vực thần bí, luôn bao trùm bởi bí ẩn như vậy, th́ phương Đông, cụ thể là Trung Quốc, cũng có một khu vực tương tự. Nó thường được biết tới với cái tên "Tam giác quỷ Bermuda phương Đông", ám chỉ khu vực phía bắc của hồ Bà Dương - hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc.
NƠI "NUỐT CHỬNG" NHIỀU TÀU THUYỀN
Hồ Bà Dương (chấm đỏ) là hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc (Ảnh: Worldeasyguides).
Theo China.org.cn, hồ Bà Dương tọa lạc tại tỉnh Giang Tây, nổi tiếng với phong cảnh hữu t́nh và nguồn tài nguyên phong phú, nhưng nó cũng được xem là khu vực ghi nhận những "bi kịch" chưa có lời giải.
Kích cỡ thực tế của hồ Bà Dương là rất khó để đo đạc, v́ nó có sự dao động lớn theo mùa. Theo bách khoa toàn thư Britannica, hồ rộng nhất vào mùa hè vào khoảng 3.585 km2, nhưng con số chính xác là không thể đo đạc v́ sự khác biệt về mực nước khi lũ về và khi nước rút lên tới 8 m.
Khu vực nước ở đền Laoye, nằm ở phía bắc của hồ Bà Dương, được xếp vào danh sách những khu vực bí ẩn nhất Trung Quốc v́ bí mật chưa thể giải mă liên quan tới nơi này. Trong hơn 60 năm qua, hơn 200 tàu đă đắm tại đây và khoảng 1.600 người đă mất tích ở khu vực này và chỉ có 30 người là sống sót.
Hồ Bà Dương nh́n từ vệ tinh. Phía bắc của hồ đă xảy ra hàng trăm vụ tàu thuyền mất tích (Ảnh: NASA).
Theo chính quyền Trung Quốc, hồ này đă từng là nơi "yên nghỉ" của những tàu có tải trọng lên tới 2.000 tấn. Thậm chí vào ngày 3/8/1985, có 13 tàu đă đồng loạt mất tích trong một ngày. Đây là một sự kiện được đánh giá là rất hiếm gặp trong lịch sử hàng hải toàn cầu.
Đền Laoye ở hồ Bà Dương (Ảnh: VGJ).
Vụ mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử xảy ra vào thời điểm phát xít Nhật chiếm đóng Trung Quốc vào Thế chiến II. Vào ngày 16/4/1945, một tàu vận tải Kobe Maru của phát xít Nhật nặng hơn 2.000 tấn ch́m ở hồ Bà Dương. Con tàu này mang theo nhiều kho báu và cổ vật tịch thu từ người dân Trung Quốc.
Theo lời kể lại, ngày xảy ra vụ đắm tàu là một ngày thời tiết đẹp và có nắng. Con tàu đang di chuyển th́ thời tiết trở nên xấu đi, sóng dâng cao và "xé toạc" con tàu làm đôi, rồi nhấn nó ch́m xuống đáy.
Không một ai thuộc thủy thủ đoàn của con tàu thoát chết. Phát xít Nhật sau đó yêu cầu hải quân đóng gần đó làm nhiệm vụ trục vớt tàu. Có 7 thợ lặn được cử đi nhưng chỉ một người duy nhất t́m được đường trở về bờ sau nhiệm vụ. Điều bí ẩn là người này không thể nói nên lời. Theo các hồ sơ ghi lại, thợ lặn này tỏ ra vô cùng hoảng loạn và gần như bị mất trí mà không rơ lư do. Hoạt động t́m kiếm kết thúc trong vô vọng.
Sau Thế chiến II, Trung Quốc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ t́m kiếm và trục vớt tàu Kobe Maru. Lần này, nhiệm vụ có sự tham gia của thợ lặn nổi tiếng người Mỹ Edward Boer. Mùa hè năm 1946, ông Boer dẫn đầu một đội thợ lặn làm nhiệm vụ ở hồ Bà Dương, nhưng không có bất cứ manh mối nào được phát hiện ra. Trong khi cuộc t́m kiếm diễn ra trong vài tháng, một số thợ lặn cũng biến mất bí ẩn.
Ông Boer đă giữ im lặng về nhiệm vụ này trong nhiều năm cho tới khi ông kể lại trên trang United Nation Environment News. Ông hồi tưởng lại thời điểm lặn xuống hồ Bà Dương, đội ngũ của ông đă gặp phải ánh sáng chói lóa và tiếng rít kỳ lạ từ dưới nước. Ông mô tả, hồ Bà Dương như rung chuyển và ông bị dường như bị "kéo vào một ṿng xoáy" khiến ông choáng váng và chỉ tỉnh táo lại khi đụng vào một tảng đá ngầm. Nhưng những người đi cùng ông đă biến mất và không bao giờ xuất hiện trở lại.
NHỮNG GIẢ THUYẾT BỦA VÂY
Tàu thuyền đi lại trên hồ Bà Dương (Ảnh: CGTN).
Các nhà khoa học đă cố gắng giải mă bí ẩn ở phía bắc hồ Bà Dương trong nhiều năm, nhưng chưa cuộc điều tra nào mang tới kết quả rơ ràng.
Viện Địa lư và Hồ học Nam Kinh đă mở hàng loạt các cuộc khám phá ḷng hồ Bà Dương trong những năm gần đây. Một điểm gây nên sự "đau đầu" cho các nhà khoa học là họ không thể phát hiện dấu vết của các vụ mất tích.
Jiahu Jang, nhà nghiên cứu tại viện trên, cho biết họ không t́m thấy bất cứ mảnh vỡ tàu hay thi thể nạn nhân trong những lần khám phá hồ, dù rất nhiều tàu đă mất tích ở khu vực này. Theo các chuyên gia, mỗi khi tại hồ này có tàu biến mất, mọi người trên tàu dường như "bốc hơi" theo và không để lại bất cứ dấu vết nào.
Theo truyền thông Trung Quốc, nhiều ngư dân đánh bắt trên hồ Bà Dương thường có phong tục thắp hương hoặc cầu khấn trước khi di chuyển vào vùng nước bí ẩn này.
Một ngư dân tên là Zhang Xiaojin từng chia sẻ rằng, trên hồ này, thường có những cơn băo xuất hiện bất chợt trong chớp mắt.
"Tôi nhớ một ngày mùa đông năm 2001, khi tôi ở trên hồ và mọi thứ đều ổn nhưng thời tiết bỗng nhiên thay đổi. Sóng lớn và mọi con thuyền đều t́m cách về bờ. Bất ngờ một chiếc thuyền chở cát ch́m nhanh chóng xuống hồ", ngư dân Wang Fangren, người có 50 năm đánh bắt trên hồ, kể lại.
Theo ông Wang, một điểm kỳ lạ là những cơn băo trên khu vực đền Laoye ở hồ Bà Dương chỉ kéo dài trong thời gian ngắn trước khi mọi thứ trở về b́nh thường như chưa có ǵ xảy ra.
Người nhái nhảy xuống hồ Bà Dương năm 2013 trong nhiệm vụ khám phá hồ (Ảnh: Xinhua)
V́ không ai có thể đưa ra những lời giải thích hợp lư cho bí ẩn hồ Bà Dương, hàng loạt giải thuyết đă được đặt ra cho nơi bị đồn thổi là "khu vực ma ám". Những người dân địa phương đă "thêu dệt" nên hàng loạt câu chuyện về quái vật hồ Bà Dương, vật thể bay không xác định hay người ngoài hành tinh tại đây.
Yếu tố kích thích các giả thuyết về khu vực hồ Bà Dương là vị trí địa lư của nó. Nó nằm trong vùng lân cận của vĩ độ 30 độ Bắc. Do đó, nhiều người liên kết bí ẩn của vùng nước này với những bí ẩn khác chưa được giải đáp xoay quanh vĩ độ 30 độ Bắc, ví dụ như "Tam giác quỷ Bermuda" bản gốc ở Đại Tây Dương và các kim tự tháp ở Ai Cập cùng nằm trên vĩ độ trên. Mặc dù vậy, điều này vẫn chỉ dừng lại ở dạng giả thuyết và trùng hợp ngẫu nhiên, chưa có bằng chứng cụ thể.
Một giả thuyết khác được xem là liên quan tới các sinh vật khổng lồ trong hồ Bà Dương. Ví dụ, hồ này nổi tiếng với cá heo nước ngọt v́ chúng có kết nối với sông Dương Tử, sông dài nhất Trung Quốc. Giả thuyết đặt ra là những con cá heo này có thể làm lật thuyền. Tuy nhiên, cách giải thích này vẫn chưa thực sự thuyết phục v́ cá heo dường như không đủ mạnh để có thể đánh đắm những con tàu nặng hàng ngh́n tấn.