Người người yêu điện ảnh Việt đều không thể không nhớ tới diễn viên Công Ninh. Anh có khuôn mặt khắc khổ cũng như cuộc đời anh vậy. Với tấm bằng thạc sĩ bên Nga trở về nước anh vẫn thất nghiệp và làm phu khuân vác. Chạnh ḷng khi biết cuộc đời nhiều thăng trầm, biến cố của người nghệ sĩ tử tế này.
Nam diễn viên phim Đời Cát - Công Ninh bảo, v́ khuôn mặt nh́n vừa nghèo khổ vừa "quê mùa" của ḿnh mà anh thường được các đạo diễn nhắm cho vai có số phận bất hạnh. Và từ màn ảnh tới cuộc đời của NSƯT Công Ninh chỉ cách nhau độ một gang tay.
Bán trà đá, bánh cam v́ không có tiền đi học
Nhà tôi có 7 anh chị em, một người mất từ lúc nhỏ nên c̣n 6. Ba mẹ tôi đều là công nhân lao động b́nh thường. Nhà nghèo, đông con, không có tiền đóng học phí nên 12 tuổi tôi nghỉ học đi bán bánh cam, trà đá. Nghỉ được 1 năm, mẹ thấy tôi tội nghiệp lại ráng xin cho đi học lại.
Ngoài đời, NSƯT Công Ninh là một người rất giản dị, gần gũi và dễ mến.
Thời của tôi, hầu như nhà nào cũng ăn khoai ḿ, hạt bo bo... đến mức không tiêu được. Ăn vào thế nào ra thế đó.
Cực khổ từ nhỏ nên tôi không bao giờ có nhu cầu hay đ̣i hỏi phải ăn ở nhà hàng, đi vũ trường, chạy xe hơi. Cuộc sống của tôi rất đơn giản, quần áo cũng không quen mặc đồ hiệu. Buổi sáng gặm cái bánh ḿ, ăn hủ tíu, có bữa không ăn ǵ chỉ uống ly cà phê rồi đi quay, đi làm.
Tôi thi đậu trường Bách Khoa theo nguyện vọng của cha mẹ nhưng v́ mê trở thành diễn viên nên giấu gia đ́nh thi trường Sân khấu nghệ thuật 2 và đậu Á khoa.
Tốt nghiệp trường Sân khấu với tấm bằng xuất sắc, tôi và một người bạn nữa được chọn sang Nga học Thạc sỹ nghệ thuật chuyên ngành đạo diễn. Người bạn kia không đủ tiêu chuẩn nên chỉ có một ḿnh tôi đi. 6 năm học ở Leningrat là một chặng đường dài với không ít biến cố nhớ đời với tôi.
Năm đầu tiên ở Nga, tôi gần như bị khủng hoảng cả về tài chính lẫn tinh thần. Nguyên do chỉ v́ tôi không quen múi giờ nên sáng nào cũng ngủ dậy trễ đến mức bị ban giám hiệu đ̣i đuổi về nước.
Thầy trưởng khoa xin nhà trường cho tôi một cơ hội. Họ tổ chức một buổi thi năng khiếu, nếu tôi vượt qua th́ để tôi ở lại học tiếp tới khi tốt nghiệp. Tôi chọn diễn vai quan thanh tra Khlestakov trong tác phẩm "Quan thanh tra" của nhà văn Nikolai Vasilyevich Gogol và được ở lại.
Nghệ sĩ ưu tú Công Ninh trong phim "Ṿng eo 56".
Cũng chính v́ ngủ dậy muộn, đi học trễ nên năm đầu tiên tôi sống chật vật với khoản học bổng 90 đồng. Trường ở trung tâm thành phố c̣n kư túc xá sinh viên lại nằm ở ḥn đảo lân cận.
Từ kư túc xá tới trường phải đi tàu điện ngầm và 2, 3 chặng xe bus cùng một quăng đường bộ khá dài. Mỗi lần dậy trễ, tôi phải đi taxi. Đi xe bus tốn 5 xu, đi taxi tốn 1 đồng. Tháng nào tôi cũng tốn ít nhất 25 đến 26 đồng đi taxi, số c̣n lại để mua sách vở và quần áo. Thế nên tháng nào tôi cũng phải vay tiền để ăn, đợi tháng sau lănh học bổng lại trích ra trả.
Năm 1990, tôi trở về nước với bằng Thạc sỹ nghệ thuật chuyên ngành đạo diễn ở Nga và trầy trật làm nghề v́ ḿnh là "con mồ côi".
Thạc sỹ nhưng thất nghiệp
Ngay từ thời c̣n học ở trường Sân khấu Nghệ thuật 2 tôi sẵn sàng làm mọi việc mà với những người có tính chảnh chọe sẽ không bao giờ làm. Vừa đi học tôi vừa làm khuân vác, hậu đài, bật công tắc đèn cho buổi diễn...
Đến khi về nước, 1 năm đầu tôi ở không v́ thất nghiệp. Dù là thạc sỹ ở Nga nhưng lúc đó với những người làm nghề, tôi chỉ là một con số 0. Không có ai đỡ đầu nên tôi phải chấp nhận tạo dựng tên tuổi từ từ bằng việc nhận đóng vai quần chúng.
Phim đầu tiên tôi đóng là vai một ông xe ôm với 2 phân đoạn trong "Đời hát rong" của đạo diễn Châu Huế. Phim có 2 phân đoạn lại đóng vào buổi đêm, cảnh chạy dưới mưa rất cực, cát- xê bèo bọt nhưng tôi vui v́ được làm nghề.
Sau vai đó, đạo diễn Lê Hoàng làm phim "Ai xuôi Vạn Lư" và giao 1 vai cho tôi. Dần dần tôi được biết tới nhiều hơn và được mời nhiều phim hơn.
Hồi đó có rất nhiều sân khấu nhưng họ thường ưu tiên mời những đạo diễn có tên tuổi. Mặc dù cầm tấm bằng đạo diễn ở Nga về nhưng lúc đó người trong nghề chưa ai biết Công Ninh nên tất nhiên chẳng ai dám giao tôi dựng vở.
Vở đầu tiên tôi dựng là ở Đoàn Kịch trẻ do nghệ sĩ Bạch Lan làm trường đoàn. Tôi dựng vở đó với thù lao 600.000 đồng trong khi các đạo diễn tên tuổi lúc đó dựng vở với giá 5 triệu.
Trong khi họ chỉ dàn dựng vở diễn th́ tôi kiêm luôn dựng cảnh trí và âm nhạc. Nhiều người nghĩ tôi bị ức hiếp nhưng tôi rất mừng v́ cô Bạch Lan cho tôi cơ hội chứng tỏ bản thân và bước đầu tạo dựng tên tuổi trong giới cũng như với đồng nghiệp.
Tôi quan niệm, cuộc sống này rất ṣng phẳng và rơ ràng. Cô Bạch Lan tạo điều kiện cho tôi, nhờ cơ hội đó tôi mới được người khác biết tới. Về một lư nào đó, tôi phải mang ơn cô ấy.
Và rơ ràng sau vở đó, cô Bạch Lan trả thù lao cho tôi gấp 5 lần. Tới "Dạ cổ Hoài Lang" sau này lại là một con số khác.
Sau này đi dạy, tôi luôn lấy chính ḿnh ra làm tấm gương cho học tṛ. Tôi nghiêm khắc để các em không chủ quan khi ra nghề. Nếu ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường các em đă quen với sự nề nếp th́ khi ra nghề nó sẽ thành thói quen, nếp nghĩ không cần thầy phải đứng kề bên nhắc nhở.
Nghệ sĩ ưu tú Công Ninh là một người thầy nghiêm khắc nhưng được rất nhiều thế hệ học tṛ trường Sân khấu TP.HCM kính trọng và yêu thương.
Tôi quan niệm, học làm người trước khi làm nghề chính v́ thế ngoài dạy kỹ thuật biểu diễn tôi c̣n dạy các em về cách sống. Hầu hết các đồng nghiệp khi làm việc với học tṛ tôi đều nói rằng các em có trách nhiệm và làm hết ḿnh.
Nếu các em diễn giỏi nhưng thái độ làm việc không tốt th́ đạo diễn và nhà sản xuất cũng không muốn mời. Họ sẽ chọn những em yếu nghề hơn chút xíu nhưng tác phong làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm. Chẳng ai muốn mời những người lúc nào cũng hạnh họe, làm khó đoàn, khó đạo diễn.