Teresa Kiều Ngọc KN
KN qua Úc năm 7 tuổi, được nghe ba kể nhiều về đời lính và chiến tranh VN, trong đó có những sự kiện cải cách ruộng đất ngoài Bắc vào thập niên 1950 và cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968.
Khi c̣n là sinh viên luật vào những năm 2000-2005, KN thường làm việc từ thiện vào những ngày nghỉ hè tại các trại cùi, trại mồ côi ở Đà Lạt và Pleiku. Bỏ quá khứ trước 30/4/75, và luôn cả những điều ba mẹ kể về chiến tranh VN. Những chuyến đi này đă hoàn toàn thay đổi tư duy và lư tưởng sống của một người trẻ ở tuổi đôi mươi lớn lên tại hải ngoại. Cảm tưởng của KN về nước VN lúc bấy giờ, đó là một đất nước không thiếu những thứ vật chất sa hoa ǵ trên đời, nhưng đằng sau sự hào nhoáng của các khu đô thị, du lịch, lại đầy dẫy những bất công giữa giàu nghèo, phân biệt đối xử và nhất là một xă hội đi đâu cũng có "kẻ cướp".
Có những trường học vùng sâu xa do chính người dân, người VN hải ngoại và người ngoại quốc góp tiền của để xây cất, khi khánh thành th́ được mang danh nghĩa là do nhà nước thành lập. Có những trại mồ côi, trại phong cùi, nhà khuyết tật, do chính bàn tay của các tu sĩ, người dân cực khổ quyên góp gầy dựng lên, cũng được rao truyền là nhà nước VN đầy t́nh người đă xây dựng được nhiều cơ sở từ thiện. Thực tế, chỉ có mỗi việc cho các tu sĩ người dân yên ổn để thực thi những điều căn bản t́nh người thôi cũng đă là một ân huệ quá lớn lao tại nước VN rồi!
Ở trên là một vài điển h́nh về cướp chính nghĩa, cướp công của dân. C̣n tầng lớp giới trí thức, sinh viên th́ sao? Họ bị cướp gần sạch hết. Họ bị cướp từ lư tưởng, ḷng can đảm, đến sự thật về lịch sử. V́ muốn sống yên thân, họ không c̣n sức lực để thay đổi, nói lên quan điểm chính kiến ǵ giữa một xă hội lúc nào cũng đầy ắp những điều bất định từ luật pháp, an ninh đến môi trường sống.
Với KN, chỉ là một đứa sinh viên quá nghèo lúc bấy giờ, ra đường ngồi xe ôm chỉ có mấy trăm ngàn đồng tiền VN mà ngoại cũng phải dặn cất giấu cho thật kỹ bên trong túi áo. Ai xa lạ tỏ vẻ tốt bụng nhắc nhở th́ cũng phải dè chừng mất đồ v́ những kẻ tưởng như tốt bụng đó cũng có thể chính là kẻ giàn trận để cướp.
KN vô cùng hạnh phúc được vui buồn, khóc cùng những kẻ khốn khổ. Nhưng ḷng thấy đau khổ, chán nản, v́ không thể phân biệt giữa thiện ác, sự thật và dối trá trong mọi nơi, mọi lúc trên chính mảnh đất của quê hương ḿnh.
15 năm trôi qua, nước VN có ǵ thay đổi chăng? Bây giờ không c̣n là một thời đại mà mọi thông tin có thể bị bưng bít như xưa. Thật khó tin VN đă thay đổi tốt hơn nếu không nói là t́nh trạng quyền con người chỉ trở nên thêm tồi tệ. Theo báo cáo của Amnesty International năm 2019 (
https://www.amnesty.org/en/documents.../0303/2019/en/), VN có đến 128 tù nhân lương tâm với số năm đă kết án tù tổng cộng là 935 năm. Một đất nước mà sợ tiếng nói của người dân, sợ sự thật, th́ sẽ đưa vận mệnh đất nước về đâu trong thế kỷ mới này? Có chăng chỉ là bóng tối dành cho sự dữ và những kẻ cướp.
Nếu các bạn trẻ trí thức tại hải ngoại, yêu chuộng tự do, nhân bản, sự thật, sẽ chẳng bao giờ cống hiến sức lực tiếp tay cho những kẻ cướp bao giờ.
Vâng, VN thật đẹp! Những bờ biển thơ mộng, những cánh đồng xanh bát ngát, những rặng núi hùng vĩ, cũng c̣n những con người tử tế và t́nh người... Nhưng tất cả đang từ từ ch́m vào bóng tối. Nếu có yêu VN như anh NTT chia sẻ, th́ các bạn trẻ hăy mạnh dạn dấn thân hành động v́ một VN tự do, dân chủ, nhân quyền đích thực hơn là tiếp tay với chế độ phi nhân quay lưng với chính đồng bào ḿnh.
Vâng, ngày 30 tháng 4 nhắc nhở KN về t́nh yêu đất nước, t́nh đồng bào. Những anh em c̣n đang sống trong sự kềm kẹp, tự do mà mất tự do, sống mà như đă chết dưới một chế độ độc đảng. Ngày 30 tháng Tư nhắc nhở tuổi trẻ VN khắp nơi, hăy sống với lư tưởng cho tha nhân và đất nước, không hận thù nhưng nhận biết đâu là sự thật và tự do đích thực.
Trần Kiều Ngọc
19/4/20
Adelaide, Úc châu.