- Ông Ashton Carter nhấn mạnh, cắt giảm chi tiêu quân sự sẽ không ảnh hưởng tới việc thúc đẩy chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.
Tân Hoa xã dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 8/4/2013 cho biết, chiến lược an ninh của Mỹ dịch chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương không bị ảnh hưởng bởi cắt giảm chi tiêu quân sự.
Máy bay trinh sát điện tử EP-3 của Hải quân Mỹ
Cùng với việc kết thúc cuộc chiến ở Afghanistan, rất nhiều trang bị quân sự sẽ từ khu vực quản lý của Bộ Tư lệnh Trung tâm chuyển tới khu vực quản lý của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương nhằm tăng cường năng lực quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Cùng ngày, tại Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS), ông Ashton Carter phát biểu cho biết, Mỹ có rất nhiều lợi ích lâu dài ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời sẽ duy trì sự hiện diện chính trị, kinh tế lâu dài ở khu vực này. Chính vì vậy, dịch chuyển chiến lược sang hướng Đông chắc chắn phải tiến hành, chắc chắn sẽ tiếp tục, hơn nữa sẽ còn “từng bước đẩy nhanh”.
Còn về sức ép cắt giảm chi tiêu quân sự phải đối mặt hiện nay của Bộ Quốc phòng, Carter cho biết, mặc dù Mỹ phải cắt giảm lớn chi tiêu quân sự, nhưng chi tiêu quân sự của Mỹ vẫn đứng hàng đầu thế giới, vẫn nhiều hơn so với tổng chi tiêu quân sự của nước thứ hai tới nước thứ 17. Nói một cách ngắn gọn, Mỹ “có đủ nguồn lực thúc đẩy trọng tâm chiến lược an ninh chuyển sang châu Á-Thái Bình Dương”.
Máy bay trực thăng do thám không người lái MQ-8 Fire Scout của Hải quân Mỹ
Về vấn đề làm thế nào để chuyển hướng, Carter cho biết, cùng với cuộc chiến ở Afghanistan đi đến hồi kết, rất nhiều trang bị và lực lượng tập kết ở khu vực trực thuộc của Bộ Tư lệnh Trung tâm có thể điều tới châu Á-Thái Bình Dương.
Trong đó, Hải quân sẽ từng bước chuyển lượng lớn tàu chiến và thiết bị trinh sát/do thám tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gồm máy bay trinh sát điện tử EP-3, máy bay trực thăng do thám không người lái Fire Scout, máy bay tuần tra săn ngầm P-3, đồng thời sẽ tiếp tục thúc đẩy thực hiện mục tiêu chuyển 60% tàu chiến tới châu Á-Thái Bình Dương vào trước năm 2020.
Về Không quân, rất nhiều thiết bị trinh sát/do thám sử dụng cho chiến trường Afghanistan sẽ được điều tới châu Á-Thái Bình Dương, gồm máy bay không người lái MQ-9 Reaper, máy bay do thám U-2 và máy bay do thám Global Hawk; rất nhiều máy bay tác chiến điện tử, chiến thuật và chiến lược sẽ được “giải phóng” khỏi chiến trường Afghanistan, điều tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gồm 60% máy bay chiến đấu F-22 dùng cho tác chiến của quân Mỹ, nhiều máy bay ném bom chiến lược B-1 và máy bay ném bom B-52 hơn.
Máy bay tấn công không người lái MQ-9 Reaper Mỹ phóng tên lửa Hellfire
Về lực lượng mặt đất, khoảng 60.000 quân tham chiến ở Afghanistan dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Trung tâm sẽ quay trở về Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, khoa mục diễn tập của những lực lượng này sẽ được xây dựng lại theo nhu cầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chẳng hạn tăng cường các cuộc diễn tập quân sự song phương và đa phương.
Hiện nay, ông Ashton Carter đang đi đầu đánh giá lại chiến lược quốc phòng hiện nay của Mỹ để thích ứng với môi trường ngân sách mới sau khi cơ chế tự động cắt giảm thâm hụt được khởi động.
Cùng với việc khởi động cơ chế tự động cắt giảm thâm hụt vào tháng 3 năm nay, ngoài kế hoạch cắt giảm 487 tỷ USD ngân sách quốc phòng trong 10 năm tới, Bộ Quốc phòng Mỹ còn có thêm nhiệm vụ mới cắt giảm chi tiêu 470 tỷ USD, điều này làm không ít người nghi ngờ về khả năng thúc đẩy chuyển chiến lược sang hướng Đông của quân Mỹ.
Máy bay ném bom chiến lược B-1B Không quân Mỹ
Máy bay do thám chiến lược U-2 Không quân Mỹ
Máy bay do thám không người lái Global Hawk Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Mỹ
theo gd