Ngày 13-12, các tổ chức xă hội dân sự và một số cơ quan liên quan có cuộc họp ở Hà Nội để xúc tiến thành lập liên minh về minh bạch khoáng sản.Cũng ngày 21-12, ở Hà Nội, Tổng Kiểm soán Nhà nước thông báo kế hoạch kiểm toán sắp tới cho toàn bộ ngành tài nguyên khoáng sản, lĩnh vực được cho là dễ nảy sinh nhiều tham nhũng, lăng phí.
Nhân hai sự kiện trên, Tiền Phong có cuộc trao đổi với Th.S. Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển (CODE), một trong những tổ chức ṇng cốt xúc tiến lập liên minh về minh bạch khoáng sản.
|
Th.S. Phạm Quang Tú. |
Thuốc đặc trị, nhiều nước đă có
Thưa ông, đâu là động lực chính dẫn đến việc xúc tiến thành lập liên minh về minh bạch khoáng sản ở Việt Nam?
Dù có những đóng góp nhất định nhưng, thời gian qua, t́nh trạng khai thác ồ ạt tài nguyên và xuất khẩu các sản phẩm sơ chế, hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp, nguy cơ tài nguyên bị cạn kiệt, tỷ lệ thất thoát cao, để lại nhiều hậu quả đối với môi trường, xă hội. Khai khoáng cũng là một trong những ngành có nguy cơ tham nhũng cao nhất ở Việt Nam (VN).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém này. Nhưng, theo nghiên cứu của chúng tôi và kết quả của Đối thoại Pḥng chống Tham nhũng năm 2011 th́ thiếu minh bạch trong hoạt động của ngành là một trong những nguyên nhân cơ bản. Đó chính là động lực để chúng tôi thành lập liên minh nhằm góp phần khắc phục những hạn chế, tồn tại của ngành.
|
Khai thác Titan ở Hà Tĩnh cày nát bờ biển . |
Tại sao t́nh trạng thiếu minh bạch măi chưa được khắc phục?
Lư do th́ có nhiều, từ thiếu khuôn khổ pháp lư chặt chẽ đến công tác thanh kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên. Tuy nhiên, theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa nhiều thành phần khác nhau trong xă hội. Đặc biệt là thiếu sự tham gia và giám sát của các tổ chức xă hội dân sự, giới truyền thông, và cộng đồng địa phương.
Chúng ta biết rằng, các tổ chức xă hội dân sự có chức năng giám sát, phản biện; truyền thông có chức năng truyền tải thông tin, giám sát; c̣n dân địa phương là những người trực tiếp chịu tác động của khai thác khoáng sản.
Cộng đồng địa phương có thể giám sát, tố giác và cung cấp thông tin về các tác động tiêu cực từ khai thác khoáng sản xảy ra trên chính địa phương ḿnh cho cơ quan nhà nước và các đối tượng trên.
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chưa có hành lang pháp lư đủ mạnh và chặt để khuyến khích, huy động sự tham gia và hợp tác của các thành phần nói trên vào việc giám sát.
Vậy mô h́nh liên minh về minh bạch khai khoáng sẽ làm được ǵ?
Chúng tôi tin tưởng các thành phần trong xă hội có thể hợp tác với nhau để cùng nhà nước giải quyết các vấn đề của ngành khai khoáng. Vấn đề là chúng ta cần có định hướng và khung hợp tác rơ ràng giữa các bên liên quan cho chương tŕnh này.
Mô h́nh đó thế giới có chưa hay VN sẽ là nước đầu tiên nghĩ ra, thưa ông?
Trong bối cảnh tài nguyên khoáng sản đang ngày càng cạn kiệt và, để đảm bảo giúp các quốc gia biến sự giàu có tài nguyên thành sự thịnh vượng của đất nước, hàng loạt công cụ đă được xây dựng để góp phần quản trị tốt ngành khai thác khoáng sản.
Các sáng kiến tiêu biểu có thể kể đến bao gồm Sáng kiến Khai thác Khoáng sản Toàn cầu với 10 nguyên tắc mà cốt lơi là trách nhiệm xă hội doanh nghiệp (CSR).
Sáng kiến Công bố các Khoản Chi trả (PWYP) của liên minh các tổ chức phi chính phủ nhằm kêu gọi các doanh nghiệp công bố các khoản chi của doanh nghiệp cho nhà nước.
Sáng kiến Khai khoáng Xanh (Green Mining Initiative) thiên về sử dụng công nghệ khai thác nhằm giảm thiểu tổn thất tài nguyên khoáng sản và ô nhiễm môi trường.
Điển h́nh là Sáng kiến Minh bạch Công nghiệp Khai khoáng (EITI) với cơ chế yêu cầu các công ty khai khoáng và cơ quan nhà nước công khai các khoản thu chi từ hoạt động khai khoáng và được giám sát bởi một ủy ban đa bên.
Thuốc đặc trị nào?
Theo ông, mô h́nh nào có thể và nên áp dụng ở VN hơn cả?
Mỗi sáng kiến trên đây đều có những ưu điểm riêng, nên theo ư kiến của tôi, tất cả các sáng kiến đó đều có thể áp dụng ở VN. Tuy nhiên, nếu để lựa chọn một, chúng tôi cho rằng EITI là phù hợp nhất.
EITI mang tính ràng buộc cao hơn giữa các chủ thể là nhà nước, doanh nghiệp và xă hội dân sự do đó giúp quản lư và sử dụng tài nguyên khoáng sản hiệu quả hơn. Trên thực tế th́ sáng kiến này cũng nhận được sự ủng hộ và tham gia rộng răi nhất của các quốc gia.
EITI được cựu Thủ tướng Anh Tony Blair khởi xướng từ năm 2002 tại Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về Phát triển Vền vững Johanesburg. Đến nay đă có 37 quốc gia t́nh nguyện tham gia thực thi.
Vậy EITI đă được ban ngành nào ở VN để ư chưa?
Các cơ quan của VN mà trực tiếp là Bộ Công Thương đă bước đầu tiếp cận, t́m hiểu sáng kiến này từ năm 2009. Năm 2010, Bộ Công Thương đă tổ chức hội thảo t́m hiểu về sáng kiến này.
Tại đối thoại pḥng chống tham nhũng và hội nghị tư vấn của các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2011, các nhà tài trợ đều khuyến nghị VN cân nhắc để sớm tham gia thực thi EITI.
Vậy có thể xem việc thực thi EITI là một nhiệm vụ cấp thiết để VN pḥng chống tham nhũng hiệu quả và giảm lăng phí tài nguyên không?
Pḥng chống tham nhũng đang được nêu lên như một yêu cầu cấp bách nhất trong chương tŕnh nghị sự về chính trị, kinh tế và xă hội của VN. Không ai có thể phủ nhận và nghi ngờ về điều đó. Tuy nhiên, làm sao có thể biến ư chí chính trị thành các hành động cụ thể để góp phần pḥng và chống tham nhũng? Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều cần có hành động riêng.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tham gia EITI được xem như một trong những giải pháp hiệu quả nhất về pḥng chống tham nhũng trong ngành khai khoáng.
Sự tham gia của nhiều bên trong quản lư, khai thác, sử dụng và giám sát đặt ra yêu cầu cần có sự phối hợp và cùng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành khai thác khoáng sản.
Cần cấp thiết t́m kiếm các giải pháp, cả về mặt chính sách lẫn thực tiễn, để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xă hội từ hoạt động khoáng sản.
Đó cũng chính là lư do để chúng tôi xây dựng liên minh và thực thi chương tŕnh “Tăng cường minh bạch để góp phần quản trị tốt và giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường và xă hội của khai thác khoáng sản ở VN”.
Cám ơn ông.
QD
Tienphong