Có dấu hiệu lập xác nhận nợ khống rồi đối trừ nợ khống với tiền mua xe nhằm hưởng lợi hàng trăm triệu đồng.
Giả thành thật?
Ngày 9/10/2012, Cơ quan Điều tra (CQĐT) Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) thông báo cho bà Nguyễn Thu Hằng, Chủ tịch Cty cổ phần Tân Việt Mỹ về việc đă chuyển đơn tố cáo của bà đối với ông Lê Đ́nh Cảnh về CQĐT Công an TP Hà Nội để làm rơ nội dung tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Cty là chiếc xe ô tô Satafe biển kiểm soát 30K- 6595 thông qua bản hợp đồng mua bán được kư kết với nhiều nội dung gian dối, không có thật. Vụ việc bà Hằng tố cáo là một tranh chấp hợp đồng hay một kịch bản chiếm đoạt tài sản được dàn dựng đang từng bước được làm rơ.
Theo đơn tố cáo và các tài liệu mà bà Hằng cung cấp cho CQĐT th́ ông Lê Đ́nh Cảnh là em trai của ông Lê Đ́nh Mùi, Giám đốc Cty Tân Việt Mỹ, vừa mới được ông Mùi bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Cty phụ trách mảng “ngoại giao”.
|
Ông Lê Đ́nh Cảnh và ông Lê Đ́nh Mùi khi c̣n giữ chức vụ tại Cty Cổ phần Tân Việt Mỹ |
Theo bà Hằng, đầu năm 2012, ông Cảnh đề nghị sử dụng chiếc ô tô của Cty để thế chấp vay tiền. Để ông Cảnh có thể sử dụng xe đem thế chấp, Cty đă làm hồ sơ bán xe ô tô cho ông Cảnh với giá 400 triệu đồng bằng hợp đồng mua bán kư ngày 2/7/2012, ông Mùi kư với ông Cảnh.
Cùng ngày, anh em ông Mùi kư tiếp phụ lục hợp đồng với nội dung “90% số tiền bán xe là 360 triệu đồng đă được trừ vào số tiền mà ông Cảnh đă cho Cty vay từ 1/1/2012 đến 30/6/2012. Như vậy, ông Cảnh hầu như không phải trả tiền mua chiếc xe ô tô có giá rao bán trên thị trường khoảng trên 650 triệu đồng”.
Bà Hằng phản ánh, v́ đây chỉ là “mua bán giả” nên Cty vẫn quản lư, sử dụng xe. Giữa tháng 7/2012, khi chiếc xe đang được gửi để sửa chữa tại xưởng của Cty dịch vụ ô tô Ngọc Khánh th́ ông Cảnh đến lấy đem đi. Lúc này việc mua bán “giả” hóa thành thật v́ ông Cảnh tuyên bố là chủ của chiếc xe.
Rơi vào thế mất tài sản nên bà Hằng đă giao cho ông Mùi phải thu hồi và hủy toàn bộ hồ sơ mua bán và đ̣i lại xe. Nhưng ông giám đốc không đồng ư và cho rằng, bà Hằng đă đồng ư bán xe cho ông Cảnh nên không thể đ̣i được. Sự việc bắt đầu trở nên nghiêm trọng khi bà Hằng phát hiện nhiều chứng từ, tài liệu về việc ông Mùi đại diện cho Cty vay tiền của ông Cảnh sau đó được trừ vào tiền mua bán xe là có dấu hiệu gian dối để chiếm đoạt tài sản của Cty.
Những giấy tờ “biết nói”
Bà Hằng khẳng định, giấy tờ “giả” đầu tiên được sử dụng liên quan đến việc mua bán xe là biên bản họp Hội đồng quản trị Cty ngày 26/3/2012 cho phép ông Mùi bán xe cho ông Cảnh với giá 400 triệu đồng.
V́ đây là biên bản được “dựng” lên để làm thủ tục bán xe cho ông Cảnh nên trong biên bản này, 3 thành viên của HĐQT chỉ một người kư thật là bà Hằng. Hai người c̣n lại là bà Nguyễn Hải Yến (đang học ở Mỹ) và ông Nguyễn Hữu Thành đă được người khác “kư hộ”.
Tài liệu này đă nói lên sự thật về việc bán xe chỉ là thủ tục để ông Cảnh có thể sử dụng xe để thế chấp và vay tiền chứ không phải là việc mua bán thật. Song, việc làm này đă ngay lập tức gây rắc rối khi hai anh em ông Mùi và ông Cảnh cùng khẳng định việc mua bán xe là “thật”.
Bà Hằng cho rằng việc “biến giả thành thật” có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của Cty, được thể hiện bằng việc ông Mùi và ông Cảnh đă kư phụ lục hợp đồng theo đó tiền mua xe đă được ông Cảnh trừ vào tiền trước đó Cty “vay của ông Cảnh để trả lương nhân viên”.
Hai anh em ông Mùi c̣n kư một biên bản xác nhận Cty vay của ông Cảnh 360 triệu đồng để làm bằng chứng cho việc ông Cảnh đă trả tiền mua xe. Việc vay tiền này là không có thật và chính nhân viên kế toán đă viết các phiếu thu tiền cũng khẳng định chỉ viết phiếu thu theo “chỉ đạo” chứ thực tế không thu một đồng nào từ ông Cảnh như nội dung ghi trên phiếu thu tiền “vay Chú Cảnh”.
Hơn nữa, việc ông Mùi với vai tṛ là giám đốc Cty đă kư biên bản xác nhận vay nợ với em ruột khi không được sự đồng ư của HĐQT là không đúng thẩm quyền. Bà Hằng khẳng định, trong đầu năm 2012, Cty không có nhu cầu vay tiền để trả lương cũng như trả tiền thuê nhà. Việc vay nợ, nếu có, chỉ là vay cá nhân của ông Mùi. Ngoài việc kế toán Hoàng Xuân Diệu khẳng định không thu tiền của ông Cảnh như các phiếu thu thể hiện th́ sổ quỹ của Cty cũng không tồn tại các khoản tiền “vay” trên.
Chỉ với hai sự việc vay tiền và mua bán xe ô tô dấu hiệu ngụy tạo này “kết hợp” lại với nhau đă dẫn đến hậu quả là Cty Tân Việt Mỹ bị mất chiếc ô tô về tay ông Cảnh. V́ sự việc trên, Cty Tân Việt Mỹ đă băi miễn chức vụ giám đốc và xem xét chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Mùi do ông Mùi không phải là cổ đông của Cty.
Việc kư hợp đồng mua bán xe và vay tiền của ông Mùi và ông Cảnh không dừng lại ở tranh chấp hợp đồng mà có rất nhiều dấu hiệu cho thấy có việc làm giả giấy tờ, tài liệu và chứng từ để biến chiếc xe của Cty Tân Việt Mỹ thành tài sản riêng. CQĐT cần sớm làm rơ vụ việc này.
Luật sư Lê Văn Đài:
Giám đốc vay tiền của em trai mà không được HĐQT chấp nhận là vô hiệu Theo Điều 120, Luật Doanh nghiệp th́ các giao dịch của Cty phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc HĐQT phê chuẩn bao gồm giao dịch giữa Cty với người có liên quan của giám đốc, thành viên HĐQT. Như vậy, giao dịch mua bán xe hay vay tiền giữa Cty và người thân của giám đốc phải được HĐQT Cty chấp thuận th́ mới có hiệu lực, nếu không th́ giao dịch đó vô hiệu.
Trường hợp vay tiền giữa giám đốc Cty và em trai th́ cần phải xem xét việc vay tiền đó có thật hay không. Nếu việc vay tiền đó có thật th́ giao dịch vay tiền đó mà chưa được HĐQT chấp thuận sẽ bị vô hiệu. Nếu việc vay tiền là không có thật, do hai bên tạo dựng hồ sơ để làm phát sinh nghĩa vụ của Cty, qua đó chiếm hữu tài sản hợp pháp của Cty th́ đây không phải là hợp đồng vô hiệu mà là hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản, có dấu hiệu vi phạm pháp luật h́nh sự.
|
B́nh Minh