(ĐVO) Theo kết quả khảo sát của Thanh tra Chính phủ, bốn ngành, lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất là cảnh sát giao thông, quản lư đất đai, hải quan và xây dựng. Ngược lại, bốn ngành, lĩnh vực ít tham nhũng nhất là bưu điện, báo chí, kho bạc và cảnh sát khu vực.
Đây là kết quả khảo sát sát xă hội học với đề tài “Tham nhũng nh́n từ góc nh́n của công chức, người dân và doanh nghiệp” do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới phối hợp điều tra và công bố ngày 20/11 tại Hà Nội.
![](http://media12.baodatviet.vn:/2012/11/20/C147010_tham-nhung450.jpg)
Cảnh sát giao thông là một trong những lĩnh vực được coi là tham nhũng phổ biến nhất (ảnh: M.Đ)
Khảo sát này được tiến hành tại 10 tỉnh, thành phố lớn và cán bộ cấp Bộ với tổng số 5.460 người (trong đó có 1.801 cán bộ công chức, 1.058 người ở doanh nghiệp và 2.601 người dân).
Khi được hỏi về 3 vấn đề bức xúc nhất hiện nay đối với Việt Nam, th́ hơn 1/3 số người được hỏi đă chọn tham nhũng. Số cán bộ công chức chọn tham nhũng là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay, cao hơn bất kỳ vấn đề nào khác. Đối với doanh nghiệp, tham nhũng được chọn thứ 2, sau giá cả sinh hoạt. C̣n với người dân, tham nhũng đứng thứ 3, sau giá cả sinh hoạt và tai nạn giao thông.
Với doanh nghiệp, khi được hỏi về những loại khó khăn nào mà các cơ quan nhà nước hay gây ra cho họ, 63% người được hỏi cho rằng công chức cố t́nh kéo dài thời gian giải quyết công việc, 58% nói công chức không hướng dẫn cụ thể thủ tục nhưng cố t́nh soi xét, bắt lỗi để từ chối giải quyết và 28% công chức bám vào quy định khong chặt chẽ, không rơ ràng để bắt bí doanh nghiệp.
Với cảnh sát giao thông, hành vi được coi là tham nhũng là nhận tiền và không xử phạt lỗi vi phạm của người tham gia giao thông. Các hành vi, t́nh huống được coi là tham nhũng khác cũng được khảo sát với tỷ lệ cao c̣n có: Thẩm phán nhận tiền, quà của đương sự; Công chức giúp người khác một việc liên quan đến công vụ của ḿnh sau đó nhận quà cảm ơn; Nhận quà của cấp dưới nhân dịp sinh nhật; Cơ quan quản lư định kỳ nhận tiền, quà tặng của các doanh nghiệp; Giáo viên nhận quà của và nâng điểm thi cho sinh viên; bác sĩ, y tá nhận tiền từ bệnh nhân…
Cũng theo kết quả khảo sát, các khoản hối lộ lớn được nêu gồm: xin việc, giáo dục và trường học, cảnh sát giao thông, xin cấp sổ đỏ, dịch vụ y tế, vay vốn…
Tuy nhiên, một trong những thách thức trong việc pḥng chống tham nhũng lại xuất phát từ chính cán bộ công chức. Điển h́nh, có tới 64% người được khảo sát cho rằng cán bộ công chức sẵn sàng tiếp tay cho đối tượng tham nhũng và 86% cho rằng tâm lư e ngại khi đấu tranh chống tham nhũng vẫn c̣n phổ biến trong cán bộ công chức.
Lư do không tố cáo tham nhũng được đưa ra là: không tin tưởng vào người có thẩm quyền; ngại đụng chạm đến những người thân quen; sợ bị trù dập, trả thù; không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của ḿnh; người có thẩm quyền có thể liên quan đến đối tượng tham nhũng…
Bà Victoria Kwaka, Giám đốc quốc gia, Ngân hàng thế giới cho biết: “Thông điệp chính của báo cáo này là: tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng không phải không giải quyết được. Minh bạch và trách nhiệm giải tŕnh thực sự là những thể chế hiện đại cần thiết cho Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo”.
Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng đánh giá, ở Việt Nam, tham nhũng được nhận định là c̣n nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xă hội. Tuy nhiên, ông Lượng cũng lưu ư, kết quả khảo sát lần này không đại diện cho ư kiến tổng thể của nhân dân, doanh nghiệp và cán bộ công chức, mà chỉ mang tính tham khảo, phục vụ cho công tác nghiên cứu nhằm hướng tới mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi t́nh trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Mạnh Đồng - ĐấtViệt