Được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Lê Văn Lộc,
Bụi phấn nhanh chóng trở thành một trong những ca khúc thiếu nhi nổi tiếng nhất của nền âm nhạc Việt Nam. Hiếm ai c̣n nhớ bài hát này ra đời vào thời gian nào, trong hoàn cảnh ra sao, chỉ biết rằng ai từng trải qua thời cắp sách đến trường cũng đều từng nghe và thuộc ḷng
Bụi phấn.
|
Sự tận tâm của người thầy với những học tṛ nhỏ. Ảnh: st. |
Giống như một bản nhạc thơ,
Bụi phấn có lời ca ngắn với những âm điệu nhẹ nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc. Mỗi khi những câu hát ấy vang lên, người nghe như sống trong khoảnh khắc của những kư ức xưa cũ lúc c̣n ngồi trên ghế nhà trường, là một học sinh vô tư, hồn nhiên.
“Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào, rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào, vương trên tóc thầy…”
Khi người giáo viên bắt đầu dùng phấn viết những bài học mới lên chiếc bảng đen, những hạt bụi trắng xóa rơi xuống – đó là một h́nh ảnh quá đỗi đơn sơ, xảy ra hàng ngày và dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ lớp học nào. Nhưng qua cảm nhận của tác giả, những hạt bụi ấy trở thành một h́nh ảnh mang tính ước lệ và có hồn. Nó không chỉ là những hạt nhỏ li ti rơi xuống bục giảng hay vương lại trên tóc mỗi lần người thầy viết bài, mà đă trở thành một biểu tượng in sâu trong tâm trí bao thế hệ học tṛ.
Động từ “rơi” được nhấn mạnh thành “rơi rơi” tạo nên một cảm giác bâng khuâng và chơi vơi. Hạt bụi rơi măi không ngừng một cách lặng lẽ đến mức chẳng ai nhận ra chúng đang ḥa quyện và nô đùa – như chính những người học tṛ nghịch ngợm, vô tư. Khi chiếc bảng đen đầy ắp những kiến thức, những ḍng chữ th́ cũng là lúc dưới bục giảng, trên mái tóc người thầy vương thêm nhiều hạt bụi.
“Em yêu phút giây này, thầy em tóc như bạc thêm
Bạc thêm, v́ bụi phấn. Cho em bài học hay…”
Những hạt bụi phấn chắp cánh đưa người học tṛ bước tới tương lai, tới những bài học tri thức lẫn bài học cuộc sống vô cùng quư giá. Người thầy ấy chẳng quan tâm tới mái tóc ḿnh đang ngày một bạc thêm, c̣n những người học tṛ cũng chẳng ai có thể đếm được có bao nhiêu hạt bụi đậu vào mái tóc thầy trong từng tiết học. Đọng lại trong đó là một nỗi niềm ưu tư về cuộc sống, về tương lai của những thế hệ học tṛ.
“Mai sau lớn nên người, làm sao có thể nào quên
Ngày xưa thầy dạy dỗ, khi em tuổi c̣n thơ…”
Chẳng ai nhận ra được sự thay đổi cho tới khi trưởng thành. Đến một lúc nào đó nh́n lại mới chợt thấy mọi thứ đă khác biệt theo thời gian. Màu trắng của những hạt bụi phấn năm xưa giờ đă trở thành màu tóc của người giáo viên. Tâm hồn của cô cậu học tṛ đă lớn lên từ những hạt bụi phấn, chất chứa biết bao sự ân cần, tŕu mến với những bài học tuôn chảy theo từng ngày. “Làm sao có thể nào quên” - khi đă “nên người” th́ những cô cậu học tṛ năm nào mới thấy h́nh ảnh quen thuộc “khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi” là những kư ức khó phai nḥa.
|
"Em yêu phút giây này, thầy em tóc như bạc thêm. Bạc thêm v́ bụi phấn, cho em bài học hay...". Ảnh: Hoàng Hà. |
Có những người thầy xuất hiện thoáng qua trong cuộc đời ta, nhưng cũng có những người khiến ta nhớ rất lâu. Từng lời nói, từng câu pha tṛ trong giờ học, từng lúc nghiêm khắc mỗi khi kiểm tra miệng, từng phút thoáng buồn trước sự vô lo của tṛ… Tất cả những thứ đó tạo nên một hành tŕnh dài của sự trưởng thành.
Mỗi khi giai điệu da diết, bồi hồi của
Bụi phấn được ngân nga, tâm hồn người học tṛ năm xưa lại trở nên xao xuyến khi nhớ về những người thầy cũ, bạn bè cũ, mái trường thân thương đă gắn bó cả một thời tuổi trẻ. Những câu hát đem lại sự hoài niệm về một thời đă qua, thời của “có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào vương trên tóc thầy” - h́nh ảnh mà chỉ có những người học tṛ mới nh́n thấy và cũng chỉ có tới lúc chia xa, họ mới nhận ra nó đẹp tới nhường nào.
Thời gian trôi đi, cuộc sống ngày càng thay đổi, xă hội ngày càng hiện đại hơn. Những chiếc bảng đen được thay thế bằng bảng chống bóng, phấn được thay bằng phấn không bụi và đôi khi c̣n là những chiếc bút điện tử với máy chiếu. H́nh ảnh “khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi” ở thời hiện đại khó c̣n có thể t́m thấy, nhưng những hạt bụi vô h́nh vẫn ngày ngày tuôn rơi trên bục giảng - nơi hàng ngày, người giáo viên vẫn đem những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống truyền tới những người học tṛ. Những hạt bụi vô h́nh ấy, theo thời gian, cũng sẽ nhuộm trắng mái tóc của người thầy và gắn với từng giai đoạn trưởng thành của người học sinh.
Mỗi năm cứ đến dịp 20/11,
Bụi phấn lại thêm một lần khẳng định giá trị thiêng liêng của nó trường tồn cùng thời gian. Những giai điệu mượt mà, da diết ấy vẫn luôn đem tới một cảm giác b́nh yên, thân thương như một ḍng suối trong lành của quá khứ tuôn chảy tới thực tại, đem theo bao kỷ niệm của “tuổi c̣n thơ”.