Luật GTĐB quy định công dân từ 18 tuổi trở lên được học lấy giấy phép lái xe trên 50cm3. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều học sinh cấp 2, 3chưa đủ tuổi vẫn “vi vu” xe máy đến trường. Nhiều em c̣n thể hiện sự coi thường pháp luật khi điều khiển xe máy, không đội mũ bảo hiểm, kẹp ba, kẹp bốn, phóng nhanh, lạng lách trên đường…
Nhan nhản vi phạm
Vào giờ tan học, nếu đảo qua các đoạn đường có nhiều trường phổ thông th́ rất dễ bắt gặp những chiếc xe máy rú ga, chở trên đó là những cô cậu đang mặc đồng phục học sinh đầu không đội mũ, đi “kẹp 3” phóng như bay trên đường.
|
H́nh ảnh học sinh đi xe máy không đội mũ bảo hiểm không hiếm gặp |
Ghi nhận tại đường Lạc Long Quân, chỉ trong 15 phút sau khi tan trường, có hàng chục chiếc xe máy do học sinh điều khiển đi lại 1 cách ngang nhiên. Thậm chí, những chiếc xe này c̣n đi theo tốp, dàn hàng ngang trên đường, gây ách tắc giao thông.
T́nh trạng trên diễn ra nhiều nhất là ở các tuyến đường như đường Xuân La, Xuân Đỉnh (Trưởng THPT Xuân Đỉnh), đường Quán Thánh (THPT Phan Đ́nh Phùng), đường Nguyễn Văn Ngọc (THPT Phạm Hồng Thái), Lư Thường Kiệt (THPT Việt Đức), đường Minh Khai (THPT Nguyễn Thượng Hiền)…
Theo t́m hiểu của PV PLVN Online, trong số những học sinh vi phạm luật giao thông trên thậm chí có những học sinh đang học cấp 2. Đa số những em này nhà không phải là xa trường lắm, nhưng đều được bố mẹ trang bị xe máy để đi lại cho đỡ “bụi bặm”.
|
Nhiều học sinh cho rằng có xe máy và không chịu đội mũ bảo hiểm thể hiện "đẳng cấp" |
Thậm chí, em N.T.H (THPT Phạm Hồng Thái) c̣n cho biết: “Bây giờ, đi xe máy là “mốt” rồi. Đó cũng là cách để cách học sinh thể hiện “đẳng cấp” với nhau. Ai chưa có xe th́ phải nhanh nhanh trang bị cho ḿnh 1 “con xe” để c̣n thể hiện với bạn bè”.
H c̣n cho biết, H và bạn bè bị CSGT “tóm” như cơm bữa nên cũng đă…quen. Nếu đă "đen" th́ kiểu ǵ cũng “dính”. Thà đầu trần, kẹp ba, kẹp bốn mà bị CA “bắt” c̣n…oách. Chứ đội mũ bảo hiểm, lắp gương chiếu hậu mà bị tóm th́ “nhục”!.
Gian nan việc xử phạt
Theo Thiếu úy Nhữ Mạnh Hùng, Đội CSGT số 1 (Pḥng CSGT TP Hà Nội) th́ nhiều học sinh không mặc đồng phục hoặc mặc áo chống nắng để “ngụy trang” nên việc phát hiện và xử lư gặp rất nhiều khó khăn.
Việc ngăn chặn t́nh trạng học sinh đi xe máy đến trường đang rất gian nan |
Có những học sinh khi lập biên bản c̣n tỏ ra không hợp tác với CSGT và gọi điện cầu cứu bố, mẹ. Khi người nhà đến, các em mới chịu kư khai họ tên, trường lớp.
Ông Phạm Minh Tuấn, Phó cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an): Ở các nước, khi 16 tuổi trẻ được học lái ô tô v́ hệ thống luật của họ 16 tuổi đă phải chịu mọi trách nhiệm h́nh sự. Ở nước ta, người đủ 16 đến dưới 18 tuổi dù có phạm tội lớn thế nào cũng có khung phạt riêng, cao nhất không quá 18 năm tù. Độ tuổi quy định được điều khiển xe gắn máy nằm trong hệ thống luật đă được nghiên cứu kỹ. Do vậy, để thay đổi độ tuổi cấp giấy phép lái xe, nhà nước sẽ phải thay đổi hàng loạt các bộ luật có liên quan.
|
Tuy nhiên, cũng theo Thiếu úy Hùng, nhiều trưởng hợp khi lực lượng chức năng tiến hành xử phạt hầu hết các bậc phụ huynh đưa ra các lư do như; nhà xa, thương con mệt… và đứng ra xin xỏ cho những vi phạm của con ḿnh. Không ít bậc phụ huynh c̣n thách thức, xúc phạm các lực lượng chức năng…
Thượng úy Nguyễn Thế Vinh, Đội CSGT 3 cho biết: “Nhiều đối tượng dù đang mặc trên người bộ đồng phục học sinh đi xe máy nhưng khi được yêu cầu dừng xe th́ sẵn sàng rú ga lạng lách bỏ chạy. Có trường hợp bị chặn lại c̣n vứt xe “tại trận”, “bỏ của chạy lấy người”.
Cũng không ít học sinh khi bị lập biên bản đă nói dối, không khai tên và địa chỉ thật. Chỉ khi lực lượng kiên quyết làm nghiêm bằng cách lấy giấy xác nhận của trường các em mới tỏ vẻ sợ hăi.
Do vậy, theo Thượng úy Vinh, để hạn chế tối thiểu t́nh trạng học sinh đi xe máy đến trường, việc đầu tiên cần làm đó là nâng cao ư thức của bác bậc phụ huynh học sinh.
Nếu các bậc phụ huynh không giao xe máy cho các em, các em cũng không thể đi mượn xe măi được. Chỉ cần các bậc phụ huynh kiên quyết, làm rắn, làm mạnh trong một thời gian nhất định t́nh trạng trên chắc chắn sẽ có chuyển biến.
Trung tá Nguyễn Văn Tài, Đội trưởng đội cảnh sát giao thông số 3 cho biết: Để hạn chế t́nh trạng trên các bậc phụ huynh, nhà trường cần kiên quyết thực hiện cam kết đă đề ra. Tránh t́nh trạng, kư cam kết nhưng không tiến hành xử lư các vi phạm, dẫn đến t́nh trạng học sinh nhờn luật.
Từ giữa tháng 8 cho đến đầu tháng 9, Pḥng CSGT (CA TP Hà Nội) đă ra quân kiểm tra, xử lư học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường. Trong đợt ra quân này, hàng trăm trường hợp vi phạm đă được được lực lượng CSGT gửi thông báo lỗi về nhà trường và gia đ́nh. |
Hoàng Phan