R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Nguồn vốn cho sinh viên vay đă sẵn sàng
Cộng với nguồn thu nợ rất tốt từ chương tŕnh cho vay trong các kỳ vừa qua, nếu nhu cầu cho vay từ khoảng 2500-3.000 tỷ đồng trong học kỳ này th́ hiện đă đủ nguồn - Ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính cho biết.
Chiều nay 15/10, tọa đàm trực tuyến “Để sinh viên nghèo có tiền theo học” diễn ra tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ với sự tham dự của lănh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xă hội Việt Nam.
| Tọa đàm trực tuyến “Để sinh viên nghèo có tiền theo học” - ảnh: chinhphu.vn |
Theo ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính, không để học sinh, sinh viên nào phải bỏ học v́ khó khăn về tài chính là chương tŕnh rất lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Ngay từ ngày đầu tiên, Chính phủ đă quan tâm chặt chẽ trong bố trí nguồn vốn ổn định để đảm bảo cho thực hiện chương tŕnh.
Để cân đối cho chương tŕnh sinh viên vay vốn này, theo tính toán của Bộ Tài chính, ban đầu cho chu kỳ tối đa 5 năm, các em sinh viên sẽ trả nợ trong chu kỳ tiếp theo 5 năm nữa, th́ cần nguồn vốn quay ṿng từ 45-50.000 tỷ đồng.
Trong thời gian qua, do khó khăn nhất định từ thị trường tài chính, có lúc NHCSXH cũng chưa huy động kịp thời nguồn vốn từ thị trường, nhưng Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước (NHNN), các bộ, ngành cũng như Chính phủ đă chỉ đạo rơ không để khó khăn ảnh hưởng tới nguồn vốn NHCSXH cho học sinh, sinh viên. Bộ Tài chính, NHNN tạo nguồn vốn tạm thời để đảm bảo nguồn vốn cho NHCSXH đảm bảo nguồn vốn cho vay từng kỳ.
“Giai đoạn trước là khoảng 3.500-4000 tỷ đồng, giai đoạn này từ khoảng 2.500-3.000 tỷ đồng. Đặc biệt, chuẩn bị cho kỳ 1 năm học 2012-2013, chúng tôi khẳng định Chính phủ đă cân đối đủ vốn cho NHCSXH thực hiện giải ngân cho chương tŕnh” - ông Nguyễn Ngọc Anh nhấn mạnh.
Ông Ngọc Anh cũng cho biết, Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng sau khi báo cáo UBTVQH đă kư Quyết định sành 2.500 tỷ đồng từ nguồn vốn giảm nghèo của WB để dành cho NHCSXH giải ngân cho sinh viên. “Cộng với nguồn thu nợ rất tốt từ chương tŕnh cho vay trong các kỳ vừa qua, nếu nhu cầu cho vay từ khoảng 2500-3.000 tỷ đồng trong học kỳ này th́ đă đủ nguồn” - ông Ngọc Anh khẳng định.
Trong khi đó, ông Ḷ Văn Đức, Giám đốc Ban Tín dụng Học sinh sinh viên, Ngân hàng Chính sách xă hội Việt Nam cũng khẳng định, đến thời điểm này, kể cả nguồn vốn 2.500 tỷ đồng từ nguồn vay giảm nghèo của WB cộng với thu nợ của Ngân hàng Chính sách xă hội, hiện 9 tháng đă đạt 2.600 tỷ đồng, đến ngày 31/12 sẽ có thể đạt 3.000 tỷ đồng, sẵn sàng có đủ vốn cho học sinh, sinh viên vay vốn. “Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xă hội đă chỉ đạo các chi nhánh Ngân hàng chính sách xă hội các tỉnh tổ chức khẩn trương giải ngân cho học sinh, sinh viên” - ông Đức cho biết.
Chia sẻ khó khăn, tạo điều kiện cho sinh viên
Nói về t́nh trạng nhiều học sinh sinh viên chưa nhận được vốn vay ưu đăi, buộc các gia đ́nh nghèo phải “vay nóng” để có tiền cho con ḿnh nhập học, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Trần Quang Quư cho biết: “Vào đầu năm học mới, các học sinh, sinh viên thường chậm nhận được tiền vay. Chúng tôi đă chỉ đạo các trường có chính sách giăn thu cho các em. Các em thuộc diện cho vay theo Quyết định 157 sẽ được đóng tiền sau. Chúng tôi đă đề nghị các trường cùng chia sẻ khó khăn với nhà nước, không bắt các em phải nộp ngay. Các em nào diện gia đ́nh nghèo, chưa có điều kiện đóng th́ cho các em đóng sau. Các em bị trường thúc ép th́ hăy phản ánh với Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
Vè thủ tục giải ngân của NHCSXH đối với sinh viên, ông Ḷ Văn Đức, Giám đốc Ban Tín dụng Học sinh sinh viên, Ngân hàng Chính sách xă hội Việt Nam cho biết, theo quy định của ngân hàng, trong năm đầu tiên, các em chỉ phải mang giấy nhập học, tại nơi thôn bản nơi gia đ́nh cư trú sẽ được vay vốn.
“Thời gian qua có trục trặc nhỏ, khi ngânhàng có ban hành mẫu xác nhận mới, đă công bố nhưng có trường chưa cập nhật kịp. Nắm bắt được t́nh h́nh này, nhận thấy việc thay đổi này không có ảnh hưởng nhiều, chúng tôi đă cho tiếp tục sử dụng mẫu cũ, mẫu cũ vẫn có hiệu lực” - ông Đức giải thích.
| Vốn đă sẵn sàng cho sinh viên nghèo vay đi học - ảnh: LĐ | Liên quan đến việc xác nhận cho các đối tượng vay vốn, ông Đức cho biết, các đối tượng được vay theo điều 3 khoản 2 Quyết định 157, Bộ LĐTBXH đă có Thông tư 27 hướng dẫn, nhưng có địa phương triển khai chưa chuẩn xác. Có đối tượng khó khăn chung chung cũng đưa vào khó khăn tài chính.
“Từ năm 2011 lại đây, Bộ LĐTBXH đă có Thông tư 34 hướng dẫn chi tiết hơn. Qua các đoàn kiểm tra liên ngành, các tổ tiết kiệm vay vốn, các tổ giao dịch có chấn chỉnh, các địa phương đă xác nhận chính xác hơn. Việc kiểm tra giám sát có vai tṛ rất quan trọng tại địa phương, nhất là tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn, người nắm bắt được t́nh trạng thực tế của người dân, biết được người vay có đủ tiêu chuẩn hay không” - ông Đức khẳng định.
Liên quan đến thông tin hơn 1.000 học sinh, sinh viên phải bỏ học v́ hoàn cảnh khó khăn. Thứ trưởng Bộ Giáo dục Trần Quang Quư khẳng định: “Trước những thông tin này, trước đây Thủ tướng đă chỉ đạo Bộ GDĐT kiểm tra và báo cáo ngay về t́nh h́nh nhiều học sinh bỏ học. Qua kiểm tra, số lượng này chỉ khoảng 1.000 nhưng rải rác ở các trường. Theo thống kê, các em bỏ học có nhiều lư do khác nhau, có thể có công việc hay do điều kiện bố mẹ ốm phải nghỉ để chăm sóc… C̣n học sinh theo diện vay vốn này th́ chúng tôi thấy không có”.
“Về phía các em bỏ học do lư do khác, Bộ cũng không thể can thiệp, nhưng nếu do hoàn cảnh, bố mẹ ốm đau đột xuất, chúng tôi yêu cầu nhà trường báo cáo. Trong văn bản có những trường hợp khó khăn đột xuất, nếu nhà trường và địa phương xác định vẫn đề nghị th́ vẫn xét cho vay vốn”. Thứ trưởng Bộ Giáo dục giải thích thêm.
Thứ trưởng Trần Quang Quư cũng cho biết, vừa qua, để giải quyết khó khăn cho các em, Thủ tướng đă chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố nhất là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh yêu cầu vận động các hộ gia đ́nh cho các em trọ không tăng tiền nhà trong giai đoạn hiện nay. “Chúng ta cũng cần tăng cường tuyên truyền để có sự chia sẻ của nhân dân, nhất là người dân đang có nhà trọ cho các em ở, không tăng giá nhà, c̣n điện nước th́ có chính sách chung. Như vậy sẽ giảm bớt khó khăn cho các em” - Thứ trưởng Bộ Giáo dục khẳng định.
Mỹ Hạnh
|