Vin vào nguyên tắc “ thu hồi đất phục vụ dự án nhằm mục đích kinh doanh thương mại phải thỏa thuận đền bù sát giá thị trường” nhiều hộ dân đang “làm mưa làm gió”, bắt bí chủ đầu tư trong quá tŕnh bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, chính quyền địa phương dường như “mũ ni che tai”, để ḿnh doanh nghiệp đối chọi với các hộ dân mất đất dẫn tới thảm cảnh dự án th́ đắp chiếu mà dân lại đi khiếu kiện kéo dài.
Năm 2007 công ty sản xuất và dịch vụ xuất khẩu Nguyễn Hoàng được UBND TP Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án xây dựng trụ sở giao dịch, giới thiệu sản phẩm và kho tại xă Mỹ Đ́nh, Từ Liêm, Hà Nội. Theo đó, dự án có tổng diện tích 5.596m2, trong đó 5.196 m2 đất nông nghiệp của 38 hộ gia đ́nh và 400m2 đất công do UBND xă Mỹ Đ́nh quản lư.
Ngày 21/6/2007 Sở Tài nguyên Môi trường & Nhà đất TP Hà Nội đă có công văn số 2703/TNMTNĐ-KH hướng dẫn công ty Nguyễn Hoàng bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đến tháng 9/2009 công ty Nguyễn Hoàng đă hoàn thành kư kết hợp đồng chuyển nhượng đối với 4.518m2 đất của 34/38 hộ gia đ́nh. C̣n lại 678 m2 đất nông nghiệp công ty Nguyễn Hoàng đă vấp phải sự không hợp tác thỏa thuận của của 04 hộ gia đ́nh có đất.
“
Chúng tôi đă mất 02 năm tích cực vận động, thỏa thuận, nhiều lần xin ư kiến chỉ đạo và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, thế nhưng mọi biện pháp thương lượng, thỏa thuận và tuyên truyền vận động thuyết phục đều không đạt kết quả”, ông Hoàng Hữu Chương, giám đốc công ty Nguyễn Hoàng cho biết.
Cũng theo ông Chương, công ty Nguyễn Hoàng đă nhiều lần nâng mức hỗ trợ, đền bù đối với các hộ gia đ́nh nói trên nhưng các hộ này không đồng ư với bất cứ mức hỗ trợ nào mà công ty đưa ra. Đặc biệt, có 01 hộ gia đ́nh chính sách là ông Vũ Quang Suốt , ngoài tiền hỗ trợ, công ty Nguyễn Hoàng đă bố trí căn hộ tái định cư tại KĐT Mỹ Đ́nh 1 trị giá hơn 2,7 tỷ đồng song gia đ́nh ông Suốt vẫn không nhận tiền bồi thường cũng như căn hộ tái định cư.
Thậm chí khi công ty Nguyễn Hoàng chấp thuận mua thêm 01 kiot tại chợ Mỹ Đ́nh để hộ gia đ́nh ông Suốt kinh doanh nhưng ông vẫn không chấp thuận.
|
Nhiều dự án bị bỏ hoang v́ vướng GPMB- ảnh minh họa |
Trước t́nh h́nh này, ngày 16/8/2011, UBND huyện Từ Liêm đă ban hành quyết định số 7537/QĐ-UBND cưỡng chế thu hồi đất của gia đ́nh ông Vũ Quang Suốt.
Sau khi có quyết định cưỡng chế, công ty Nguyễn Hoàng tiếp tục kiên tŕ cùng chính quyền địa phương vận động gia đ́nh ông Suốt tự nguyện nhân tiền bồi thường và căn hộ tái định cư song gia đ́nh ông lại đề nghị được..đổi căn hộ tái định cư thành 60m2 đất ở.
Cả doanh nghiệp lẫn chính quyền tiếp tục “chiều ḷng dân” có tờ tŕnh lên UBND thành phố xem xét, chấp thuận cho bố trí tái định cư theo nguyện vọng của gia đ́nh ông Suốt.
Tuy nhiên, UBND thành phố cũng như Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng thành phố đă bác đề xuất này v́ cho rằng không đủ cơ sở xem xét bố trí tái định cư bằng đất ở.
Ngày 2/10/2012, ông Vũ Hồng Khanh- Phó chủ tịch UBND thành phố đă kư công văn số 7576/UBND-TNMT đề nghị UBND huyện Từ Liêm chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chủ đầu tư tập trung tuyên truyền, vận động, thuyết phục để người dân hiểu, đồng thuận, sớm bàn giao mặt bằng và di chuyển về chỗ ở đă được bố trí tái định cư.
Thế nhưng cho đến nay, dự án của công ty Nguyễn Hoàng vẫn “án binh bất động” c̣n khu vực đất dự án một số hộ dân vẫn ngang nhiên “tái chiếm”. Đại diện công ty cho biết họ “bất lực đứng nh́n” bởi người dân sẵn sàng “va chạm” nếu công ty ngăn chặn.
Sự việc này dấy lên mối quan ngại rất lớn đối với các doanh nghiệp đang có dự án thuộc diện phải đi “thương lượng thỏa thuận” với người dân mất đất theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP về quy hoạch, sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Theo quan sát của phóng viên PLVN, hiện có khá nhiều công ty rơi vào t́nh trạng tương tự như công ty Nguyễn Hoàng mà tự bản thân doanh nghiệp khó có thể tự giải quyết được nếu như không có sự “vào cuộc” quyết liệt của các cấp chính quyền.
C̣n nhớ, vụ “đền bù 1 mét đất 1 tỉ đồng” xôn xao dư luận cuối năm 2011 vừa qua, UBND quận Hoàn Kiếm đă có những "đối sách" khá quyết liệt với các hộ dân chưa tuân thủ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án. Sự quyết liệt của quận Hoàn Kiếm thể hiện rất rơ vai tṛ điều tiết chính sách của chính quyền, để pháp luật được thượng tôn và kết quả khu đất vàng đă được giải tỏa với sự hợp tác của người dân thay v́ phải cưỡng chế.
Chính quyền huyện Từ Liêm và xă Mỹ Đ́nh cũng cần có động thái cương quyết tương tự trong vụ việc dự án bị đắp chiếu của công ty Nguyễn Hoàng trên nguyên tắc“thấu t́nh, đạt lư”, đảm bảo quyền lợi chính đáng của cả công dân và doanh nghiệp.
Anh Phương