Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam thuộc tổ chức bảo vệ Động vật châu Á (AAF) phải ngừng mở rộng và có thể di dời v́ nằm trong vùng đất an ninh của tỉnh Vĩnh Phúc.
![](http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/10/10/121010093252_bear_rescue_centre_464x261_animalsasia.jpg)
Trại ở Tam Đảo nuôi 104 con gấu được cứu khỏi các chuồng lấy mật
Theo ông Tuấn Bendixsen, trưởng đại diện AAF, trả lời BBC Việt ngữ hôm 9/10, đây có lẽ vấn đề liên quan đến đất đai, v́ dự án đă được chính Thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt từ năm 2008, bắt đầu xây dựng từ năm 2009 với sự đồng ư và theo dơi của tỉnh Vĩnh Phúc.
Đại diện Bấm AAF cũng cho rằng, vấn đề là do ông giám đốc vườn Quốc gia Tam Đảo vận động hành lang để lấy phần đất của trung tâm cứu hộ gấu làm khu du lịch nghỉ dưỡng.
Theo công văn số 1997/BQP-TM của bộ Quốc pḥng gửi bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà ông Tuấn cung cấp, trung tâm cứu hộ gấu “nằm trong khu vực pḥng thủ của tỉnh Vĩnh Phúc,” và đây là “địa h́nh có giá trị đặc biệt quan trọng đối với nhiệm vụ quốc pḥng”.
Công văn đề ngày 09/07/2012 này yêu cầu phía bộ Nông nghiệp không mở rộng trung tâm cứu hộ gấu, t́m vị trí khác cho trung tâm, và đề nghị các bên liên quan “giải quyết những vấn đề cụ thể có liên quan đến quốc pḥng”.
Nói về vấn đề này, ông Tuấn Bendixsen cho biết trung tâm “rất sốc” v́ từ trước đến nay hoạt động đúng pháp luật, có giấy phép của thủ tướng chính phủ kư và chưa bao giờ thấy ai nhắc đến về vấn đề quốc pḥng ở khu vực này.
![](http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/10/09/121009145812_bear_rescue_centre_vietnam_304x171_animalsasia.jpg)
Công văn của bộ Quốc pḥng về khu đất thuộc Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam
Về thời hạn dự án được cấp phép, ông Tuấn nói “thời hạn do thủ tướng kư là từ năm 2009 đến năm 2014,” nhưng sau đó trung tâm đă đề nghị với bộ Nông nghiệp gia hạn hoạt động thêm 16 năm nữa, tức thời hạn dự án trọn vẹn là “hai mươi năm”.
Ông Tuấn cho biết đă đề nghị lên bộ Nông nghiệp tŕnh lên chính phủ và đang chờ văn bản trả lời chính thức của chính phủ về vấn đề này, v́ “đây là dự án do thủ tướng phê duyệt, chỉ có quyết định của chính phủ mới có giá trị, và tôi hy vọng thủ tướng Việt Nam sẽ có những quyết định công bằng, rơ rệt.”
Gấu bị mất đất?
Vấn đề mà trung tâm lo lắng nhất, “là 104 thể gấu này được cứu khỏi không gian sống chật hẹp, được sống trong môi trường bán tự nhiên, có thể trèo cây, tự đi kiếm thức ăn,”
“Nếu lại nhốt chúng vào lồng th́ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lư và sức khỏe, cứ tưởng tượng như ḿnh bị giam tù 10, 15 năm, vừa được thả ra tự do đă lại vào tù tiếp,” ông Tuấn nói.
Đây là 104 con gấu được cứu khỏi những trại nuôi gấu lấy mật, rất phổ biến ở Việt Nam do những tin đồn về tác dụng chữa nhiều loại bệnh và tăng cường sức khỏe của mật gấu.
Đại diện AAF cũng cho rằng, việc trung tâm phải di dời sẽ khiến các tổ chức bảo vệ động vật thế giới rất lo ngại dù muốn giúp Việt Nam, v́ đây là tổ chức từ thiện, có đầy đủ giấy phép hoạt động dự án và đă làm việc ở Việt Nam tới 6 năm mà c̣n bị đối xử như thế.
Ông Jill Robinson, nhà sáng lập và chủ tịch AAF viết trên trang web về vấn đề này:
“Chúng tôi đang làm tất cả để trung tâm cứu trợ [gấu] không bị đóng cửa và rời đi nơi khác. Cứu hộ và chăm sóc 104 con gấu vốn trước kia chịu cuộc sống đau khổ, nếu điều này xảy ra sẽ c̣n tệ hơn với chúng,”
“Và 2 triệu đô tiền quyên góp của mọi người cũng sẽ mất đi.”
![](http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/10/09/121009144138_bear_rescue_centre_vietnam_304x171_animalsasia_nocredit.jpg)
Cả hai loài gấu ở Việt Nam đều nằm trong sách đỏ động vật sắp tuyệt chủng của thế giới
Theo ông Tuấn, 104 con gấu này thuộc loài gấu ngựa và gấu chó, nằm trong danh sách đỏ bảo vệ tuyệt đối, “không được phép khai thác, không được phép buôn bán bất hợp pháp”.
“Theo các nhà khoa học ước tính, loài gấu ngựa ngoại tự nhiên ở Việt Nam hiện nay có khi c̣n ít hơn hai trăm con,”
“Gấu chó th́ c̣n ít hơn nữa."
Việt Nam vốn là cái tên không xa lạ với các tổ chức bảo vệ động vật thế giới trong việc nhanh chóng đẩy các loài động vật nằm trong sách đỏ thế giới vào ṿng tuyệt chủng.
Con tê giác cuối cùng của Việt Nam đă chết năm 2011, hổ cũng chỉ c̣n vài con, chủ yếu đă trốn sang vùng rừng của Lào, theo thông tin từ Quỹ Động vật hoang dă (WWF).
Không ít người Việt Nam tin rằng rượu tay gấu, mật gấu, ăn gan hổ, uống nước pha bột sừng tê chữa được nhiều bệnh, kể cả ung thư, hoặc ít ra cũng giúp tăng cường sức khỏe.
Nhưng chính niềm tin thiếu chứng cứ khoa học về tác dụng 'thần dược' từ các loài động vật quư hiếm ở Việt Nam lại là nguyên nhân chính tạo nên thị trường sôi động này, theo các chuyên gia của tổ chức bảo vệ động vật Bấm
CITES.
theo bbc