Tiềm năng hạt nhân của Trung Quốc đă từ lâu không c̣n là "Con hổ giấy". Các nhà phân tích nói, ḥan toàn có khả năng, Trung Quốc đă trở thành cường quốc hạt nhân thứ ba, với khoảng cách không mấy xa các đối tác Nga và Mỹ như người ta vẫn nghĩ. Kết luận này chứa đựng trong báo cáo được các chuyên gia Nga tŕnh bày tại Matxcova.
Trung Quốc là cường quốc hạt nhân duy nhất không cung cấp bất kỳ thông tin chính thức về thành phần và kích thước lực lượng hạt nhân. Chuyên gia IMEMO Vladimir Dvorkin, một đồng tác giả bản báo cáo, đă cho biết ư kiến:
“Chương tŕnh hạt nhân và t́nh h́nh lực lượng hạt nhân quốc gia được Trung Quốc bưng bít và bảo mật ở mức cao nhất. Không thể sánh với sự “cởi mở” thông tin về chương tŕnh hạt nhân của các nước khác. Trung Quốc không hé lộ phần đáng kể các vũ khí hạt nhân của ḿnh.”
Bắc Kinh khẳng định sở hữu kho vũ khí hạt nhân không lớn và không thể sánh với kích thước của Mỹ hay Nga. Trong khi đó, việc duy tŕ bí mật hoàn toàn về tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc có thể được lư giải không bởi kích thước nhỏ và những yếu điểm. Trái lại, là mục tiêu che giấu tiềm năng lớn tới mức dư thừa về hạt nhân.”
Các chuyên gia đă dẫn những dữ liệu mới nhất, trong đó có dựa trên cả cơ sở thông tin t́nh báo. Đến cuối năm ngoái, Trung Quốc đạt sản lượng 40 tấn uranium cấp độ vũ khí và khoảng 10 tấn plutonium quân sự. Những khối lượng đủ chế tạo 1.800 đầu đạn hạt nhân, với quá nửa có thể dành cho hoạt động triển khai nhanh. Số liệu cho phép ông Vladimir Dvorkin, người trước khi nghỉ hưu từng phụ trách các vấn đề vũ khí hạt nhân chiến lược của Bộ quốc pḥng Nga, tuyên bố:
“Trung Quốc sở hữu gấp 2 đến 3 lần khối lượng vũ khí hạt nhân mà giới chuyên gia hiện xác nhận. Những đánh giá đă có, đặc biệt của Viện Nghiên cứu Chiến lược Thụy Điển, cung cấp chỉ số bị hạ thấp so với thực tế.”
Các chuyên gia cảnh báo, việc đánh giá thấp tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc là một điều nguy hiểm. Đặc biệt nếu căn cứ những nỗ lực ḥng chiếm ưu thế quân sự, liên quan không chỉ các lănh thổ và hải phận tiếp giáp biên giới Trung Quốc. Tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh được minh chứng bằng các cuộc khảo sát hải quân trên đại dương thế giới, cũng như sự t́m kiếm thành tŕ quân sự ở các vùng xa xôi, chẳng hạn tại Ấn Độ Dương.”
Các chuyên gia Nga c̣n lưu ư rằng, Trung Quốc tuần tự thực hiện việc tăng kích thước và cải tiến các tên lửa chiến lược, tên lửa tầm trung và tên lửa chiến thuật cơ động. Tên lửa hai lớp sau được cung cấp cả đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, đối với chuyên viên quân sự của "Tiếng nói nước Nga" Vasily Kashin, kết luận này có thể được tranh căi:
“Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật trong thời kỳ đối đầu với Liên Xô. Nhưng không có bằng chứng là vũ khí lớp này đă được đưa vào sản xuất hàng loạt, đang trong t́nh trạng triển khai và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.”
Các tác giả của báo cáo trái lại tin rằng, Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới ngoài Nga và Mỹ, sở hữu khả năng nhanh chóng gia tăng tiềm lực hạt nhân trong thời gian tương đối ngắn. Khả năng này đang được thực hiện. Không ai trong số các nước thuộc "câu lạc bộ hạt nhân", có thể sánh với Trung Quốc trong vấn đề này.
Tăng tốc hiện đại hóa và xây dựng tiềm lực hạt nhân đối với Trung Quốc trước hết là yếu tố mang tính qui chế. Nhưng điều này không loại trừ trọng tâm chương tŕnh là nhằm vào tiềm năng răn đe hạt nhân của Mỹ, Ấn Độ và Nga.
Nhân đây, các chuyên gia đă khuyên nghị tích cực lưu ư tới "yếu tố Trung Quốc" trong nghiên cứu phát triển bất kỳ sáng kiến mới của Mỹ và Nga về hạn chế hoặc cắt giảm vũ khí hạt nhân. Việc làm cần áp dụng trong cả quá tŕnh đàm phán cũng như thông qua biện pháp đơn phương nhất định về giải trừ vũ khí hạt nhân.
Nguồn: TNNN