(NLĐO) - Trong ṿng chưa đầy một tuần mà báo giới Trung Quốc thay đổi giọng điệu liên tục khi đưa tin về tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản, từ mạnh miệng “Nhật phải trả giá đắt” giảm xuống c̣n “phá hoại trong biểu t́nh là phạm pháp”.
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post - Hồng Kông) số ra ngày 17-9 nhận định truyền thông Trung Quốc đang hạ giọng giữa lúc các cuộc biểu t́nh chống Nhật có chiều hướng vượt tầm kiểm soát.
Báo Thanh niên Bắc Kinh ngày 15-9 viết các vụ phá hoại ô tô do Nhật sản xuất vi phạm nghiêm trọng luật pháp Trung Quốc. Báo này viết: “Cần phải vạch rơ một giới hạn ở đây. Thể hiện ḷng yêu nước không nên gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng và cũng không được vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật”.
Biểu t́nh chống Nhật tại Trung Quốc có chiều hướng ngoài tầm kiểm soát... Ảnh: AP
...dù Tân Hoa Xă khẳng định bức tranh toàn cảnh vẫn là "biểu t́nh ḥa b́nh". Ảnh: AP
Chủ nghĩa dân tộc đang bị dùng làm b́nh phong che đậy các hành động phá hoại, hôi của. Ảnh: Apple Daily
Bài b́nh luận đăng ngày 16-9 của Tân Hoa Xă kêu gọi người dân Trung Quốc “thể hiện ḷng yêu nước một cách khôn ngoan”. Tiếp đó, ngày 17-9, Tân Hoa Xă khẳng định “các hành động phá hoại trong biểu t́nh không phải là hiện tượng phổ biến” và rằng bức tranh toàn cảnh vẫn là “biểu t́nh một cách ḥa b́nh”.
Netease, một cổng thông tin điện tử lớn, ngày 16-9 cũng cảnh báo “chủ nghĩa yêu nước đang bị lợi dụng làm b́nh phong che đậy các hoạt động phạm pháp như cướp bóc, đốt phá các cửa hàng ở Trường Sa (tỉnh Hồ Nam), Tây An (tỉnh Thiểm Tây) và thành phố Thanh Đảo".
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, c̣n phê phán các hành động phi pháp đă làm xấu hổ hệ thống luật pháp cũng như xă hội Trung Quốc, đồng thời có thể gây ra sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc.
Trong khi đó, cũng chính Nhân dân Nhật báo từ ngày 14-9 đến ngày 17-9 liên tiếp có bài b́nh luận khuyên Tokyo “đừng đùa với lửa”, phải biết “lắng nghe công luận Trung Quốc và sửa sai” cũng như cảnh báo kinh tế Nhật Bản có thể bị ảnh hưởng đến 20 năm nếu dính các đ̣n trừng phạt của Trung Quốc và “Nhật sẽ đối mặt với các tác động tiêu cực nếu tiếp tục cứng đầu”.
Tân Hoa Xă cũng góp phần với một số bài xă luận đe dọa “Nhật Bản sẽ phải trả giá đắt”. Đó là chưa kể một số phương tiện truyền thông nước này từng kêu gọi chuẩn bị các hành động quân sự để khẳng định chủ quyền đối với Điếu Ngư/Senkaku.
Báo chí Trung Quốc phê phán đập phá, hôi của trong biểu t́nh là phạm pháp... Ảnh: Reuters
...nhưng Tân Hoa Xă bảo đó chỉ là hành động không phổ biến. Ảnh: AP
Sự thay đổi luận điệu này bị giáo sư Triển Giang, giảng viên báo chí thuộc Học viện Ngoại giao Trung Quốc, đánh giá là “giả nhân giả nghĩa” do chính báo chí đă kích động chủ nghĩa dân tộc trong nước xong quay ra kêu gọi người dân b́nh tĩnh và kiềm chế.
Bị chỉ đích danh là Thời báo Hoàn Cầu, một ấn bản của Nhân dân Nhật báo. Giáo sư Triển Giang cáo buộc tờ báo này âm mưu cùng giới tướng lĩnh “diều hâu” lôi kéo ḷng yêu nước của người dân Trung Quốc để phục vụ những lợi ích riêng.
Song song đó, một số học giả khác cảnh báo chính phủ Trung Quốc không đươc đánh giá thấp các cuộc biểu t́nh cũng như nguy cơ bùng nổ tinh thần dân tộc mù quáng. Giáo sư Viên Vĩ Thời, chuyên gia lịch sử thuộc Đại học Tôn Dật Tiên ở Quảng Châu, nhận xét: “Sẽ không thể có các cuộc biểu t́nh tự phát khắp Trung Quốc nếu chính phủ không ngầm cho phép. Điều này đă khiến khả năng quản lư các mối quan hệ quốc tế cũng như kiểm soát những căng thẳng trong nước của ban lănh đạo Trung Quốc bị thử thách".
C̣n giáo sư Chúc Lập Gia e ngại nếu biểu t́nh bạo lực tiếp diễn, Trung Quốc sẽ yếu thế trong vấn đề giải quyết tranh chấp với Nhật Bản.
Hải Ngọc (Theo SCMP, Tân Hoa Xă, Nhân dân Nhật báo)
Nguoilaodong