- Trung Quốc đang khơi lại quá khứ chiến tranh của Nhật Bản trong cuộc tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư với hy vọng sẽ giành được sự ủng hộ của các nước từng bị quân đội Nhật Bản xâm lược trước đây
Tờ Asahi Shimbun xuất bản tại Nhật Bản ngày 14/9 cho hay, Trung Quốc đang khơi lại quá khứ chiến tranh của Nhật Bản trong cuộc tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư với hy vọng sẽ giành được sự ủng hộ của các nước từng bị quân đội Nhật Bản xâm lược trước đây.
Trong những tranh căi trước đây về nhóm đảo không người trên biển Hoa Đông này, Bắc Kinh luôn kiềm chế không khơi lại vấn đề lịch sử để phản đối Nhật Bản. Tuy nhiên sau động thái mua đảo gần đây của Nhật Bản, sự giận dữ của Trung Quốc đă khiến vấn đề tranh chấp đi theo một chiều hướng mới.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường tiếp Thủ tướng Papua New Guinea Peter O’Neill
Tân Hoa Xă dẫn lời Phó Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường, người được cho là sẽ trở thành Thủ tướng trong kỳ đại hội đảng sắp tới, trong buổi tiếp Thủ tướng Papua New Guinea Peter O’Neill hôm 11/9 rằng “cả Trung Quốc và Papua New Guinea đều từng là nạn nhân xâm lược của phát xít Nhật trong Thế chiến II”.
Thủ tướng O’Neill đă đáp lại rằng: “Papua New Guinea và Trung Quốc đă trải qua những biến cố lịch sử giống nhau. Chúng tôi hiểu lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề Senkaku/Điếu Ngư.”
Hôm 10/9, trong tuyên bố phản đối động thái mua đảo của Nhật Bản, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă nói rằng: “Năm 1895, sau thất bại của nhà Thanh trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất, Nhật Bản đă chiếm đóng trái phép Senkaku/Điếu Ngư và các ḥn đảo xung quanh. Vị trí của Nhật Bản đối với vấn đề Senkaku/Điếu Ngư bị bác bỏ sau chiến thắng của phe Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít.”
Nhật Bản đă từng xâm lược Trung Quốc trong Thế chiến II
Lập luận của Trung Quốc là nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư bị chế độ quân phiệt Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng trái phép – và chúng được trao trả lại cho Trung Quốc sau khi Nhật Bản bị đánh bại trong Thế chiến II.
Tuyên bố của Phó thủ tướng Lư Khắc Cường cho thấy hiện nay Bắc Kinh đang có ư định lợi dụng vấn đề lịch sử để giành lấy sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia Châu Á từng bị Nhật Bản xâm lược, đồng thời nhằm tạo sự gắn kết nội bộ trong dân chúng.
Hôm 13/9, các cuộc biểu t́nh chống Nhật Bản vẫn tiếp tục diễn ra bên ngoài đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh với số lượng người tham gia có lúc lên tới 300.
Người Trung Quốc biểu t́nh trước đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh
Hiện nay cư dân mạng Trung Quốc đang kêu gọi tổ chức biểu t́nh chống Nhật trên toàn Trung Quốc vào ngày 18/9 tới nhân kỷ niệm 81 năm ngày nổ ra Sự kiện Măn Châu dẫn tới việc Nhật Bản thành lập một nhà nước bù nh́n ở vùng đông bắc Trung Quốc.
Bảo Thành (Nguồn: Asahi Shimbun)