(Nguoiduatin.vn) - Bà cụ được xếp vào danh sách những người bán xôi lâu đời nhất TP.HCM.
Chẳng biết tự bao giờ ở một góc ngă tư Pasteur-Lê Thánh Tôn (Q.1, TP.HCM), gánh xôi của cụ bà mái tóc bạc phơ, giọng nói đậm chất Bắc bộ đă trở nên quen thuộc đối với nhiều người dân Sài G̣n.
Ngày nào cũng vậy từ sáng sớm tinh sương người ta lại thấy bà quẩy gánh xôi đầy ắp đến góc phố nhỏ, tầm trưa lại thu dọn quang thúng trở về.
Xôi của bà Nguyễn Thị Kiệm vẫn giữ nguyên hương vị đất Bắc
60 năm một góc phố
Bà là Nguyễn Thị Kiệm sinh năm 1930 hiện đang sống trong con hẻm nhỏ trên đường Lê Văn Sỹ, Q.3, TP.HCM. Bà đến từ một làng quê nghèo ở Hải Pḥng. 14 tuổi cha mẹ mất bỏ lại một bầy con nheo nhóc bơ vơ giữa chợ.
Cũng chính v́ hoàn cảnh gia đ́nh khốn khó nên từ bé bà Kiệm đă ư thức được sự khó khăn vất vả của việc kiếm từng miếng cơm manh áo.
Năm 24 tuổi bà bế đứa con trai đầu ḷng chưa đầy 6 tháng tuổi cùng chồng khăn gói vào Nam. Không một đồng xu dính túi, vốn liếng của bà khi ấy chỉ là bí quyết nấu xôi Bắc truyền thống học được khi c̣n ở quê nhà.
Vậy là ngày ngày bà quẩy gánh xôi nặng trĩu trên vai đi bộ từ cầu Trương Minh Giảng, Q.3 sang góc phố nhỏ trước ṭa đô chính Sài G̣n thuộc Q.1 (nay là UBND TP.HCM) để bán xôi, gom góp từng xu, từng hào một. Bà ngồi ở góc phố nhỏ này từ ngày đó cho tới tận bây giờ.
Có nhiều người thắc mắc tại sao bà không bán gần nhà cho khỏe hoặc mở một cửa hàng xôi Bắc? Bà chỉ cười giải thích rằng đă quen chỗ, quen khách nên không thể bỏ được. Bà c̣n tự hào v́ cửa hàng lớn chưa chắc đă bán được nhiều như bà.
Hơn nửa thế kỷ đi qua, bất kể ngày nắng hay ngày mưa chẳng ngày nào bà Kiệm nghỉ bán. Khách đến mua xôi của bà đủ mọi thành phần từ sinh viên nghèo, anh thợ hồ, người làm văn pḥng, đến khách nước ngoài…
Có nhiều người nghiện xôi đến mức đưa tiền trước cho bà cụ, sáng sớm mai đi làm chỉ cần chạy ngang qua là cầm gói xôi đi luôn. Dẫu biết rằng đến trễ 15-20 phút là sẽ hết xôi nhưng một số khách hàng quen vẫn chạy ra dặn bà để phần cho sáng hôm sau.
Bà quen khách đến độ, người nào thích ăn mặn hay nhạt, thích ăn loại xôi nào, mua bao nhiêu tiền bà Kiệm đều nhớ hết thảy. Có một điều ai cũng ngầm công nhận bà cụ đang giữ kỉ lục người bán xôi lâu đời nhất Sài G̣n.
Vẹn nguyên hương vị xôi đất Bắc
Để có gánh xôi nóng hổi, thơm nức mùi đậu xanh và hành phi bà phải thức dậy từ 2h sáng đồ xôi. Bà thường nấu hai loại xôi là xôi bắp và xôi ṿ. Nấu được nồi xôi bắp, bà phải trải qua rất nhiều công đoạn. Bắp khô ngâm nước nấu qua ba lần lửa và phải hầm thật lâu, thật kĩ th́ để hạt bắp vừa mềm vừa nở.
C̣n món xôi ṿ cũng không kém phần vất vả. Đậu xanh ngâm nước ấm, đăi vỏ, hấp chín rồi mới đem giă nhuyễn, trộn với cơm nếp…
Nhằm hạn chế khi hiếm nguyên liệu bà phải mua dự trữ mỗi lần như thế cả tấn gạo nếp để dành. Hành phải ra chợ dặn chủ cửa hàng để hành củ đủ độ già.
Bà Kiệm cất giọng chậm răi cho biết: “Trước đây tôi phi hành bằng dầu ô liu có nguồn gốc ở Mỹ về, nhưng bây giờ đắt quá tới mấy trăm ngàn 1 lít nên đổi sang dùng dầu nhăn hiệu Tường An. Mỗi lần tôi phi ít nhất là 10 kg hành”.
Để giữ được hương vị đặc trưng của món xôi đất Bắc bà phải gói xôi bằng lá chuối xanh. Lá chuối cũng được bà Kiệm đặt mua tận Bà Điển- Hoóc Môn.
Được biết, bà Kiệm có 10 người con và giờ đây người nào cũng đă lớn tuổi. Bà nhớ lại cái ngày mới bước chân vào Sài G̣n, hai vợ chồng và đứa con rất nghèo khổ. “Chồng th́ đi làm thợ hồ, tôi gánh xôi đi bán kiêm luôn việc trông con. Ngày ấy mỗi gói xôi chỉ 2 hào. Cả ngày hai vợ chồng kiếm được hơn trăm hào vừa nuôi con vừa chắt chiu dành dụm để pḥng trừ ngày ốm đau. C̣n bây giờ ông nhà cũng yếu nên chỉ ở nhà, tôi làm được ngày nào hay ngày ấy. Tuổi già thật nhưng không muốn làm gánh nặng cho con, cho cháu. Gắn bó với xôi lâu quá rồi tôi bỏ không đành”, bà Kiệm chia sẻ.
60 năm gắn bó với Sài G̣n bà chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của thành phố. Từ những ngày dân chúng Sài G̣n- Gia Định xuống đường biểu t́nh chống chế độ Diệm-Nhu, cảnh lính Ngụy bắt bớ đánh đập người Việt đến ngày giải phóng thống nhất đất nước, bộ đội ta tiếp quản dinh độc lập năm 1975.
Nhiều phóng viên trong nước, người nước ngoài t́m đến góc phố nhỏ xin phỏng vấn, ghi h́nh bà. Phóng viên Tây, Tàu cũng đến đây chụp h́nh. “Họ nói ǵ tôi không biết, cũng chẳng biết họ tên ǵ. V́ ḿnh có biết nói tiếng Tây đâu. Tôi chỉ nhớ khoảng 5 năm về trước, có một đoàn vào nhà quay phim, rồi quay từng đoạn đường tôi gánh xôi đi bán. Họ phải mất 6 ngày mới làm xong bộ phim. Già rồi đầu óc không c̣n minh mẫn nên tôi cũng chẳng nhớ tên bộ phim. Tôi làm nghề bán xôi không ngờ lại có nhiều người quan tâm đến thế, nghĩ lại cũng thấy vui”, bà Kiệm tâm sự.
Theo năm tháng diện mạo thành phố Sài G̣n đă đổi thay nhiều. Những ngôi nhà cấp 4 trước kia đă được thay bằng nhà hàng, quán xá sang trọng. Con đường đầy rẫy xích lô ngày ấy cũng đă nhường chỗ cho ḍng xe cộ ồn ào. Và h́nh ảnh của bà ngồi bán xôi vẫn mộc mạc, thân thương, gần gũi như một kư ức để nhớ.
Quyên Triệu