Truyền thuyết cũng cho rằng nếu hòn đá “tổ mẫu” bị chia tách khỏi hòn đá “tổ phụ” thì thảm họa sẽ hoành hành.
Kể từ khi hòn đá bị lấy đi, khu vực trên đã hứng chịu nạn hạn hán, nạn sâu bọ phá hoại mùa màng và một trận lở bùn vào năm 1999 khiến 20.000 người chết.
"Tảng đá thần" được đặt tại một công viên ở Berlin - Ảnh: AFP |
Cùng với những khẳng định về việc hứng chịu thảm họa, bộ lạc Pemon cũng tố giác tảng đá bị lấy đi một cách trái phép và bằng vũ lực.
“Ông ta (Von Schwarzenfeld) đã dùng lực lượng vũ trang và vào lúc đó chúng tôi rất sợ quân đội”, ông Melchor Flores, một nhà hoạt động người Pemon, nói với đài truyền hình Venezuela.
Viện Di sản Văn hóa Venezuela đã về phe với những người Pemon và đã thành công khi yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này chính thức gửi kiến nghị đến chính phủ Đức yêu cầu hoàn trả tảng đá.
Tuy nhiên, ông Von Schwarzenfeld đã phản đối những khẳng định từ phía Venezuela.
Ông này nói bộ lạc Pemon đã đồng ý cho phép di dời tảng đá và ông có mọi giấy tờ cần thiết để chứng minh ông được cấp phép đưa tảng đá đến Đức.
Von Schwarzenfeld có được sự ủng hộ của ông Bruno Illias, một trong số ít chuyên gia về người Pemon trên thế giới.
Illias nói hầu như không có người Pemon nào biết toàn bộ câu chuyện về xuất xứ của tảng đá và thực tế nhiều người thấy truyền thuyết về nó hết sức rối rắm.
Sơn Duân
Thanhnien