Nga: “Tân quan tân chính sách” với chương trình tư nhân hóa - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 06-12-2012   #1
saigon75
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
saigon75's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 73
saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2
Default Nga: “Tân quan tân chính sách” với chương trình tư nhân hóa

(Tamnhin.net) - Thủ tướng Medvedev cho biết Chính phủ mới của Nga sẽ đăt ưu tiên hàng đầu 7 nhiệm vụ công tác lớn thời gian tới, trong đó tư nhân hóa doanh nghiệp quốc doanh được đăt lên vị trí hàng đầu. Đây sẽ là một trong những chương trình tái cơ cấu lại kinh tế nhà nước.


Thủ tướng Medvedev
Sau khi đổi ghế, các nhà lãnh đạo Nga Putin và Medvedev đều đặt trọng tâm công tác vào chấn hưng nền kinh tế Nga đang có chiều hướng suy giảm, trong đó nhấn mạnh đẩy nhanh hơn nữa tiến trình tư nhân hóa cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Coi đây là một liều thuốc có hiệu nghiệm kích thích và tái cơ cấu nền kinh tế Nga.

Báo chí Nga cho biết Hội nghị công tác Chính phủ ngày 7/6/2012 do Thủ tướng Medvedev chủ trì đã đưa ra “7 nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu” của Chính phủ thời gian tới, trong đó “nhiệm vụ đẩy nhanh tiến trình tư nhân hóa và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” được đặt lên vị trí đầu tiên. Ông cho biết cuối năm 2010, Chính phủ đã phê chuẩn một dự án cổ phần hóa và tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, nhưng do tình hình kinh tế trong và ngoài nước năm 2011 có nhiều diễn biến phức tạp, cộng với việc chuẩn bị bầu cử nên đã tạm dừng lại chương trình này. Năm nay tình hình kinh tế lạc quan hơn , bầu cử đã hoàn thành, nên phải đẩy nhanh tiến trình này trong năm nay và thời gian tới.

1. Phó Thủ tướng thứ nhất Shuvalov cho biết chương trình cổ phần hóa và tư nhân hóa lần này có sửa đổi cho phù hợp tình hình mới và kéo dài tới năm 2016. Chính phủ sẽ tiến hành giảm bớt việc nắm giữ cổ phần và tư nhân hóa 200 doanh nghiệp cùng 960 công ty cổ phần nhà nước, trong đó có 10 doanh nghiệp quy mô lớn như Công ty cổ phần thương thuyền nhà nước, Ngân hàng dự trữ nhà nước Nga, Ngân hàng ngoại thương, Công ty máy móc nông nghiệp Nga, Tổng công ty ngũ cốc, Tập đoàn kỹ thuật Nano, Công ty đường sắt quốc gia, Công ty dầu lửa nhà nước. Theo phương án mới đã được sửa đổi, Nhà nước sẽ bán bớt 7,6% cổ phần của Ngân hàng dự trữ, bán bớt 25% cổ phần Công ty thương thuyền nhà nước, bán bơt 49% cổ phần Tổng công ty ngũ cốc, 10% cổ phần của Tập đoàn kỹ thuật Nano. Ngoài ra, Nhà nước sẽ bán bớt cổ phần của một số cổ phần của các doanh nghiệp quốc doanh như Sân bay quốc tế Sheremetjevo, Công ty hàng không nhà nước, Công ty khoan Alrosa, Công ty thủy điện. Tới năm 2016 hoàn thành cổ phần hóa và tư nhân hóa một số khác như Công ty đường sắt, Công ty cấp điện liên bang, Công ty lắp đặt và quản lý ống dẫn dầu, Công ty đóng tàu, Nhà máy ôtô Uran...

Theo tính toán, chương rình này sẽ đưa lại cho nhà nước khoản thu nhập 300 tỉ Rúp (10 tỉ USD). Năm 2011, nhà nước đã thu được 121 tỉ Rúp (4 tỉ USD) thông qua bán bớt cổ phần doanh nghiệp nhà nước. Khoản tièn này bù đắp thiếu hụt tài chính cho những dự án phát triển mới.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế Nga cho rằng việc cổ phần hóa và tư nhân hóa ồ ạt doanh nghiệp quốc doanh chưa phải là liệu pháp tốt, bởi lẽ nó cũng đưa lại nhiều tác dụng phụ. Thời gian qua doanh nghiệp nhà nước thực sự tồn tại nhiều tật bệnh làm dân chúng bất bình như tình trạng lũng đoạn, cửa quyền, thao túng kinh tế nhà nước, áp chế doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra tình trạng đưa con em của quan chức cấp cao đảng và nhà nước vào nắm giữ các công ty này để trục lợi cá nhân, cho gia đình và người thân thích diễn ra tương đối phổ biến trong doanh nghiệp nhà nước... Nhưng chúng ta cần nhận thức rằng những căn bệnh và tình trạng tiêu cực này không phải do bản thân chế độ sở hữu sinh ra mà do con người tạo ra. Đó là tình trạng tham nhũng của kẻ có chức có quyền, tình trạng lơi lỏng quản lý, tình trạng nể nang người nắm giữ doanh nghiệp này do họ là người thân thích trong gia đình hoặc là vây cánh của quan chức cấp cao. Nếu tình trạng trên được khắc phục thì doanh nghiệp nhà nước sẽ phát huy được nhiều ưu thế, nhất là sức cạnh tranh trên trường quốc tế và bình ổn thị trường trong nước.

Báo chí cũng dẫn bình luận của Cựu Thủ tướng Đức Schmist cho rằng không nên lý tưởng hóa tái cơ cấu kinh tế nhà nước thông qua tư nhân hóa và cổ phần hóa. Trung Quốc có một thời tiến hành tương đối thành công tiến trình cải cách này theo phương châm “Nắm to bỏ nhỏ”, tức là nhà nước vẫn phải nắm chắc quản lý vĩ mô, nắm giữ những doanh nghiệp quy mô lớn của các ngành có tác động lớn tới kinh tế quốc dân và ổn định đời sống dân chúng.

Schmist cho rằng, Nước Nga đã từng “ăn quả đắng” về cổ phần hóa và tư nhân hóa ồ ạt trong thời kỳ đầu cải tổ. Khi đó, nhà nước từng áp dụng biện pháp như tính bình quân đầu người tài sản quốc hữu của doanh nghiệp nhà nước để chia thành cổ phần bán cho dân chúng. Rốt cuộc dân chúng không có tiền mua mà chỉ các tập đoàn tư nhân lớn liên kết với nước ngoài mua lại toàn bộ với giá rẻ và cuối cùng tài sản quốc hữu đã chạy ra nước ngoài. Sau đó, Nhà nước Nga đã phải nhanh chóng nắm lại một số doanh nghiệp lớn trong đó có dầu khí, nên mới có cơ phát triển khi giá dầu thế giới lên cao.

Vấn đề là ở chỗ mọi người thường lý tưởng hóa mô thức cổ phần hóa và tư nhân hóa của kinh tế Mỹ. Mỹ là nước thành công nhất về lĩnh vực này, nhưng vì sao thời gian qua kinh tế bị khủng hoảng? Bởi vì, nhà nước nhấn mạnh kinh tế tiền tệ, nên sinh viên tốt nghiệp ra đua nhau xin vào làm việc ở Phố Wall mà bỏ qua những ngành công nghiệp quan trọng khác. Bởi vì, ngân hàng tài chính đãi ngộ cao, nhưng lại không tạo ra sản phẩm cho xã hội, rốt cuộc kinh tế ảo đã thắng kinh tế thực và cuối cùng xảy ra khủng hoảng.

Bởi vậy, Liệu pháp cổ phần hóa và tư nhân hóa không phải là lý tưởng, không nên gắn những tội lỗi cho chế độ sở hữu, vì bản thân chế độ này không gây ra tật bệnh như trên mà chủ yếu là do con người quản lý gây ra. Nên cổ phần hóa và tư nhân hóa tới mức độ nào là thích hợp tùy thuộc vào tình hình cụ thể mỗi nước.

K.Tỉnh
saigon75_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	ciisaigon4.jpg
Views:	19
Size:	19.7 KB
ID:	387737
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 22:20.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06165 seconds with 14 queries