R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Feb 2008
Posts: 61,375
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 78
|
V́ sao Trung Quốc cố t́nh gây căng thẳng Biển Đông?
- Lư giải về việc Trung Quốc cố t́nh tạo ra những căng thẳng, tranh chấp trên Biển Đông, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho rằng, nước này nhằm vào mục tiêu kinh tế, muốn độc chiếm tài nguyên Biển Đông. Vậy khu vực Biển Đông có những loại tài nguyên ǵ?
Rốn dầu của thế giới
Theo Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa sông Châu Giang.
Bộ Năng lượng Mỹ đă đánh giá, lượng dự trữ dầu đă được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Trong khi, phía Trung Quốc tin rằng, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng.
Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam đến 2020 do Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ tŕ thực hiện, dự thảo tháng 11/2004 cho biết:
“Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đă xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất.
Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ mét khối”.
Mỏ năng lượng sạch tương lai sẽ thay thế dầu mỏ
Các chuyên gia Nga đánh giá, khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa c̣n chứa đựng tài nguyên băng cháy (methane hydrate), loại năng lượng sạch trong tương lai có thể c̣n quư hơn dầu mỏ.
Công tŕnh “Nghiên cứu cấu trúc địa chất vùng biển nước sâu (trên 200m) Nam Việt Nam làm cơ sở khoa học để t́m kiếm tài nguyên khoáng sản liên quan” năm 2006 cũng dự đoán, vùng được đánh giá triển vọng nhất bao gồm các khu vực địa lũy Tri Tôn – Tây quần đảo Hoàng Sa, Bắc và Đông bể Nam Côn Sơn và Tây Bắc vùng Tư Chính.
Vùng được đánh giá triển vọng tương đối là phần Đông bể Phú Khánh, Đông quần đảo Hoàng Sa và nhóm bể Trường Sa, phần Tây Nam và Nam bể Tư Chính – Vũng Mây.
Tại Việt Nam, tháng 6/2010, Thủ tướng đă phê duyệt “Chương tŕnh nghiên cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam”.
Mục tiêu của chương tŕnh là nghiên cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam để xác lập các luận cứ, định hướng cho công tác thăm ḍ, đánh giá trữ lượng và lựa chọn công nghệ khai thác.
Dồi dào thủy sản, có thể chứa kim loại quư
Tổng hợp của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông cho thấy, tiềm năng thủy sản ở Biển Đông tương đối lớn. Cụ thể, trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines, trong đó, Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38 triệu tấn/năm), Thái Lan đứng thứ 10 thế giới (với khoảng 1,5 - 2 triệu tấn/năm). Hiện cả khu vực đánh bắt khoảng 7 - 8% tổng sản lượng đánh bắt cá trên toàn thế giới.
Về tiềm năng khoáng sản kim loại quư, các chuyên gia trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản đều thống nhất, vùng Biển Đông Việt Nam có đồng, ch́, kẽm, mangan, vàng…, phân bố ở đáy biển hoặc nằm trong ḷng đất dưới đáy biển.
GS.TS Lê Đức Tố, Chủ nhiệm Chương tŕnh Khoa học và công nghệ biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xă hội cho biết, đă thu được những mẫu kim loại quư như vàng, mangan từ Biển Đông. Tuy nhiên, tại thời điểm này, Việt Nam chưa đặt vấn đề thăm ḍ, t́m kiếm các loại khoáng sản này một cách chi tiết.
Hoàng Hạnh (tổng hợp)
theo pn
|