Cây sanh ngh́n năm mang biểu tượng tâm linh của cả dân làng đang bị những kẻ hám lợi tranh nhau chặt phá, lấy giống.
Thôn Bắc Máng, xă Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng gần 40km. Nơi đây có ḍng suối mang tên Bắc Máng là nơi hội tụ của biết bao khe suối nhỏ từ vách núi chảy xuống. Người dân địa phương cho biết, trước kia bên cạnh suối Bắc Máng, có năm cây sanh cổ thụ ngh́n năm tuổi soi bóng xuống mặt nước, tạo cho không gian nơi đây một quang cảnh hữu t́nh hiếm có. Nay do thiên tai và con người tàn phá, chỉ c̣n lại một cây đang có nguy cơ bị chết hoặc sẽ "biến mất".
![](http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thunga/20120521/nguoiduatin-anhcayngannam.jpg)
Cây xanh cổ thụ ở Bắc Mán.
Ông Hoàng Loỏng Sính, trưởng thôn Bắc Máng cho biết: “Trước đây có tất cả năm cây, đến năm 1971, lũ lụt đă làm mất đi hai cây, một cây do nằm ở trong đất hộ gia đ́nh, nên họ đă bán đi thu về một số tiền khá lớn; một cây bị chết do người dân Vô Tranh sinh hoạt đốt lửa, nay chỉ c̣n lại một cây duy nhất bên cạnh suối. Ngoài việc che bóng mát cho dân làng những mùa hè nóng bức, cây Sanh c̣n như một biểu tượng của thôn Bắc Máng chứa đựng nhiều yếu tố tâm linh của dân làng. Về tuổi thọ của cây Sanh này, tôi hỏi các cụ ở đây, các cụ cũng không biết những cây này đă có từ bao giờ. Chỉ biết rằng từ mấy đời trước đă có cây này, gốc của nó rất to, khoảng ba, bốn người ôm không xuể. Tuy nhiên cây sanh c̣n lại lại đang bị "tổn thương" rất lớn v́ người dân vô tư đốt lửa sưởi ấm dưới gốc cây”.
Đă có người trả giá tiền tỷ
Theo trưởng bản Hoàng Loỏng Sinh: “Thời gian vừa qua, tại thôn Bắc Máng có rất nhiều tốp khách đến hỏi mua cây này và trả đến tiền tỷ. Sau khi dân làng họp bàn đă đưa nhiều ư kiến trái chiều. Có những người ủng hộ bán cây để xây đ́nh cho làng. Nhưng có người phản đối cho rằng, đ́nh có thể xây được bất cứ lúc nào nhưng cây sanh dù có nhiều tiền cũng không thể mua lại được.
Cuối cùng cả làng đă thống nhất giữ cây lại. Hiện nay, để ǵn giữ cây sanh cổ thụ, người dân nơi đây đang lên kế hoạch xây một cái bồn bao quanh để bảo vệ gốc cây khỏi sự ăn sâu xói ṃn của ḍng suối Bắc Máng. Chúng tôi rất mong sớm nhận được sự hỗ trợ từ phía chính quyền để bảo vệ cây Sanh quư hiếm này".
Ông Tăng Văn Vy, sinh năm 1949, hiện công tác tại Ban văn hóa nghệ thuật, Hội Thơ Đường UNESCO Việt Nam, cho biết: "Là người dân sống tại thôn Bắc Máng, chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng, lănh đạo tỉnh Bắc Giang hăy v́ môi trường có chính sách giữ ǵn, bảo vệ cây sanh quư hiếm này. Ở cấp địa phương không có kinh phí nên việc bảo tồn cây sanh rất khó khăn.
Đại đa số người dân ở đây là dân tộc thiểu số như người Tày, người Hoa. Ai cũng lo lắng cây sẽ bị biến mất (bị bán), hoặc bị chết. Cứ tới mùa mưa, nước suối Bắc Máng chảy xiết, cuốn trôi tất cả những ǵ mà nó đi qua. Gốc cây sanh cũng bị xói ṃn hết các lớp đất, đá. Nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời th́ rất có thể cây cổ sẽ bị ḍng nước cuốn trôi đi bất cứ lúc nào".
Trao đổi về giá trị của cây sanh trên, ông Trần Mạnh Hồng, 73 tuổi, ủy viên thường vụ Hội sinh vật cảnh tỉnh Bắc Giang, một người sành chơi và hiểu biết rất rơ về cây cảnh cho biết: “Cây sanh ở Bắc Máng là một cây cảnh không chỉ có giá trị về mặt cảnh quan, môi trường mà c̣n có giá trị về mặt nghệ thuật. Trước kia chúng tôi đă nhiều lần hỏi mua, trả tới cả trăm triệu đồng, nhưng người dân nơi đây không bán v́ họ cho rằng c̣n có những yếu tố về mặt tâm linh".
Về hiện tượng chặt phá cây sanh ở Bắc Máng hiện nay, ông Hồng cho biết: “Do đây là cây cảnh, nên người ta chặt cành về giâm, chiết, rồi uốn nắn tạo ra những thế cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Chính v́ lẽ đó nên việc bảo vệ cây sanh ngày càng khó khăn và nảy sinh nhiều bàn căi".
Theo Người đưa tin