Nhân ư kiến của các bạn về chuyện khai sinh cho con ngoài giá thú, tôi cũng xin được chia sẻ một chút. Ư kiến của tôi không phải một lời khuyên, một lời động viên đối với những người làm mẹ đơn thân, mà là mong muốn gửi tới các cán bộ tư pháp ở đơn vị làm khai sinh cho những trường hợp này.
Một chị bạn tôi vừa ra UBND xă đăng kư khai sinh cho con về, mặt buồn thườn thượt. Hỏi ra mới vỡ lẽ chị buồn chỉ v́… câu hỏi rất vô duyên, vô t́nh của người cán bộ tư pháp.
Không thuộc hàng sắc nước hương trời nhưng chị Đỗ Kim Ng. vẫn được coi là “bắt mắt” với nước da trắng và đôi chân thon dài. Không biết có phải là do số phận nhưng măi đến ngoài tứ tuần chị vẫn chưa lấy chồng dù có nhiều người “nḥm ngó”. Thế rồi đùng một cái chị có thai.
Vượt lên dư luận, chị sinh đứa con đầu ḷng mặc cho thiên hạ tha hồ đồn đoán bố đứa trẻ. Chị tâm sự rằng, đứa con là sản phẩm của một t́nh yêu đầy trắc trở v́ bố đứa bé đang trong thời kỳ hôn nhân với một người phụ nữ khác. Và hai người này đang làm thủ tục ly hôn.
Khi con được gần 2 tháng, chị đích thân ra UBND xă ngay cạnh nhà làm thủ tục đăng kư khai sinh. Thay v́ làm thủ tục cho chị, cán bộ tư pháp lại nh́n chị ngạc nhiên rồi hỏi: “Sao không khai phần về người cha?”. Chị khựng lại, hơi bất ngờ nhưng cũng ư thức là nếu ḿnh phản ứng, có thể bị khó dễ nên cũng nói nước đôi: “Bây giờ chưa phải lúc”. Dường như không muốn chấp nhận câu trả lời, cán bộ tư pháp nọ lại “bồi” thêm: “Sau này con đi học là phiền toái lắm đấy!”.
Thái độ của cán bộ tư pháp làm chị Ng. không khỏi chạnh ḷng. Tại sao giữa Thủ đô lại có người hành xử như vậy?. Hơn ai hết làm trong lĩnh vực này, người cán bộ đó phải hiểu rơ quy định của pháp luật (theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng kư và quản lư hộ tịch th́ trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha th́ phần ghi về người cha trong Sổ đăng kư khai sinh và Giấy khai sinh để trống - PV).
Việc đứa con đó là con ai cũng là bí mật đời tư của mỗi cá nhân được Bộ luật Dân sự bảo vệ. Hơn nữa, cùng là phụ nữ với nhau, chị cán bộ nọ phải hiểu hỏi như thế là rất không nên, v́ nếu có hôn thú đàng hoàng, rơ ràng không ai lại muốn “con không có cha” như vậy.
Tŕnh độ là một phần, thái độ ứng xử của những người thường xuyên tiếp xúc với dân cũng quan trọng không kém. Nhất là trong những trường hợp được coi là “nhạy cảm”, cần phải đảm bảo bí mật về đời tư. Một câu hỏi vô t́nh nhiều khi lại đang là vi phạm pháp luật.
Nam Ḥa